logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ký ức hào hùng của vị Trung tướng về chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2020)

Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” đã lùi vào dòng chảy lịch sử 66 năm, phần lớn những người cầm súng năm xưa đã về với thế giới người hiền. Người còn sống cũng đã ở độ tuổi xấp xỉ 90 trở lên, nhưng vẫn lưu giữ vẹn nguyên dòng ký ức hào hùng. Trong dòng ký ức nhớ về những ngày tháng "năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn", vị Trung tướng già Phạm Hồng Cư lại bồi hồi rưng rưng nước mắt. Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị cùng nghe những câu chuyện ít người biết đến dẫn đến chiến thắng 66 năm trước qua hồi ức của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Gặp tiến sĩ mở bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở Việt Nam (6/5/2020)

Tại phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội có một Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân vừa mở cửa đón công chúng đầu năm nay. Bảo tàng là tâm nguyện gần 40 năm của Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, năm nay đã hơn 70 tuổi, người dành trọn sự tâm huyết và gắn bó với sự phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam. Hơn 1 nghìn hình ảnh, hiện vật cho thấy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trên thế giới và Việt Nam; đồng thời khẳng định tài trí của người Việt không thua kém thế giới.

Nhà báo Trần Đức Nuôi: Người biên tập tin Giải phóng trên sóng phát thanh (4/5/2020)

45 năm trước, chỉ vài chục phút sau khi cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc lập, hơn 12 giờ ngày 30/4/1975, tin giải phóng miền nam thống nhất đất nước đã được thông báo rộng rãi tới đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế trên làn sóng Đài Giải phóng A, Đài Tiếng nói Việt Nam. Làn sóng phát thanh khi đó đã truyền đi sớm nhất thông tin chiến thắng. Nhưng ít ai biết được những người đã âm thầm viết, biên tập ra bản tin chiến thắng vừa là những nhà báo, vừa là những chiến sỹ nhà báo chiến trường. Có bao câu chuyện xúc động còn giữ nguyên trong ký ức gần nửa thế kỷ qua. Mời quý vị và các bạn cùng nghe nhà báo Trần Đức Nuôi ( với bút danh là nhà báo Vĩnh Trà), một trong những phóng viên chiến trường có vinh dự được biên tập và sản xuất các bản tin giải phóng ngày ấy chia sẻ những câu chuyện không thể nào quên.

Ký ức chiến tranh, bản hùng ca của nghĩa tình đồng đội (29/4/2020)

Phóng viên Phạm An trò chuyện cùng ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, người từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về hành trình thu lượm ký ức qua công trình sách “ký ức người lính”.

Những câu chuyện về ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (28/4/2020)

Biên tập viên Thu Hiền trò chuyện cùng Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Tư lệnh Quân đoàn 3, Tham mưu trưởng Chiến dịch Tây Nguyên về những trận đánh đi vào lịch sử giải phóng Miền Nam 30/4, thống nhất đất nước.

Bộ đội biên phòng sát cánh cùng với nhân dân trong phòng chống dịch (27/4/2020)

Sơn La là địa phương có hơn 270 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Để kiểm soát ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới, lực lượng Biên phòng tỉnh ngày đêm bám trụ, kiểm soát chặt chẽ từng đường mòn, lối mở; tập trung phòng chống dịch, đồng thời chống tội phạm, giúp người dân ổn định cuộc sống nơi tuyến đầu biên giới. Phóng viên Đài TNVN trò chuyện với Trung tá Đào Mạnh Tưởng - Phó chủ nhiệm chính trị BĐBP tỉnh Sơn La để hiểu rõ hơn về công cuộc chống dịch, chống tội phạm, đảm bảo an sinh xã hội nơi biên giới.

Cây ATM mì tôm – Sẻ chia yêu thương, ấm áp tình người trong mùa dịch (24/4/2020)

Cách đây hơn 1 tuần, lần đầu tiên tại Hà Nội có “cây ATM mì tôm và trứng gà”, hỗ trợ kịp thời cho hàng chục nghìn người có hoàn cảnh khó khăn không bị “đứt bữa” trong mùa dịch Covid-19. Cây ATM mì tôm và trứng gà này được đặt tại ngõ 487 phố Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, do bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng Quốc gia và các tình nguyện viên thực hiện. Cùng với nhiều “cây ATM gạo” trong cả nước thì “cây ATM mì tôm và trứng gà” của bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn đã hỗ trợ “một miếng khi đói bằng một gói khi no” cho người nghèo, sẻ chia yêu thương, ấm áp tình người trong mùa dịch Covid-19. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam có cuộc trò chuyện với bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn về hoạt động thiện nguyện này.

Những chiếc khẩu trang lụa mỏng manh, nhưng mạnh mẽ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 (23/4/2020)

Những ngày này, có lẽ chiếc khẩu trang đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người khi ra đường? Để người bạn đồng hành nhỏ bé này trở nên có hồn hơn, đẹp hơn, đặc biệt hơn và thời trang hơn, nhà báo Nguyễn Mỹ Trà, công tác tại Ban Đối ngoại VOV5 Đài Tiếng nói Việt Nam, đã thiết kế và cho ra đời những chiếc khẩu trang bằng lụa. Không chỉ để che chắn, bảo vệ bản thân, những chiếc khẩu trang lụa qua thiết kế và chất liệu đặc biệt đã trở thành món quà tặng nhau vô cùng ý nghĩa trong mùa dịch này.

Chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội (21/4/2020)

Trong những ngày qua, khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, người lao động, người hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật trên địa bàn thành phố không ai không biết tới câu "Nếu khó khăn hãy lấy 1 gói, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác". Đó là thông điệp của chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội đã và đang được triển khai khiến nhiều người gặp khó khăn ấm lòng. Chương trình này do anh Nguyễn Phan Huy Khôi- một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội cùng một số cơ quan, đơn vị, bạn bè, nhà hảo tâm đồng hành cùng thực hiện. Cùng phóng viên Đài TNVN trò chuyện với anh Nguyễn Phan Huy Khôi về chương trình này.

Bảo tồn văn hóa trống Dàm của cộng đồng Mường và câu chuyện truyền lửa (16/4/2020)

Giữa nhịp sống hiện đại, tại một vùng quê nghèo tại xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn giữ được nhịp trống dàm ngàn đời của người Mường. Hàng năm, cứ mỗi dịp lễ hội, xuân về, âm thanh linh thiêng trong đời sống văn hóa của người Mường lại vang vọng khắp núi rừng. Để bảo tồn được nét văn hóa truyền thống này, có những người dân phải dùng cả trâu to, bò lớn để đổi được chiếc cồng, chiếc chiêng.

Gắn kết và lan tỏa yêu thương từ gian bếp (15/4/2020)

“Kitchen” - căn bếp, là nơi giữ lửa trong gia đình, là nơi mà gia đình quây quần bên nhau để có những bữa cơm vui vẻ, gắn kết tình thân. Đó chính là không gian mà con người ta cảm thấy hạnh phúc và ấm áp. Để gắn kết yêu thương từ căn bếp, với tâm nguyện mang đến cho xã hội nguồn thực phẩm an toàn, chị Phạm Thị Nhung đã bỏ công việc tại một công ty Xuất nhập khẩu với mức lương cao để về mở doanh nghiệp chế biến thực phẩm sạch mang tên “9 mắm”. Cùng trò chuyện với chị Phạm Thị Nhung để tìm hiểu hành trình khởi nghiệp và cách chị xây dựng niềm tin cho khách hàng trong khi thực phẩm không an toàn đã trở thành một nỗi lo lớn đối với người tiêu dùng

Người thày chế tạo “Xe rửa tay di động” cho học sinh ở Quảng Trị (14/4/2020)

Trước sự lo lắng, trăn trở của chính quyền cũng như Ban Giám hiệu nhà trường về tình hình dịch bệnh và việc rửa tay đúng quy định cho học sinh, thầy giáo Hoàng Văn Ba đã xung phong đảm nhận phụ trách việc sáng chế một thiết bị rửa tay cho các em học sinh. Phóng viên Thu Hiền trò chuyện với thày giáo Hoàng Văn Ba, Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.

Bộ đội biên phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở khu vực biên giới biển (13/4/2020)

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những ngày này, các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở TP.HCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vừa là một tuyên truyền viên, vừa là chiến sĩ quân y trên mặt trận chống dịch bệnh COVID-19. Trong Chuyện đêm hôm nay, Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện với đại tá Nguyễn Duy Thắng - Chính ủy Bộ đội biên phòng TP.HCM về câu chuyện chống dịch ở khu vực biên giới biển:

Cô gái người K’Ho với tâm huyết bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc (8/4/2020)

Cùng gặp gỡ và nghe những chia sẻ của cô gái người dân tộc Rolan Cơ Liêng đã dành bao tâm huyết để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc K’Ho. “K’Ho Coffee” là thương hiệu cà phê do cô và chồng là Joshua (người Mỹ) gây dựng nhiều năm qua, hiện đã trở thành đại diện cho hương vị cà phê của cao nguyên LangBiang và là mô hình tiêu biểu về sản phẩm cà phê sạch của người dân tộc K’Ho giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Chàng trai 22 tuổi giành Huy chương Bạc kỳ thi Tay nghề thế giới tự hào khi học nghề cơ khí (7/4/2020)

Nhiều người nói rằng “Học trường nghề, sau này chỉ làm công nhân”. Nhưng Trương Thế Diệu đã chứng minh, những sinh viên trường nghề như mình cũng có thể trở thành kỹ sư thực hành, thậm chí vươn ra tầm thế giới.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: