Bất kỳ cha mẹ nào khi sinh con ra cũng đều mong con khôn lớn, trưởng thành. Thế nhưng, với nhiều cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ, khi đã nỗ lực, cố gắng gấp nhiều lần người bình thường cũng vẫn không có kết quả… Chuyện đêm hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ chị Nguyễn Thị Việt Hà là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Cà Mau và cùng nghe những trải lòng của chị khi cùng bé Susu trở thành những chiến binh trong cuộc chiến chống lại bệnh tự kỷ như thế nào?
Hơn 4 tháng qua, sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch Covid-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong những ngày ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm. Trong guồng quay của dịch bệnh, bác sĩ, y tá và các điều dưỡng viên không chỉ vất vả hơn về công tác chuyên môn mà bản thân họ còn phải tập trung cao độ, không có sai sót nào để tránh lây nhiễm chéo cho những người xung quanh. Còn trong nhiệm vụ điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19, họ được tính là F1, vì vậy phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt không được về nhà. Chị Bùi Thị Kim Huệ, điều dưỡng trưởng Phòng khám đa khoa Quang Hà, thuộc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những người như vậy. Trong chuyên mục Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc với “người anh hùng thầm lặng” trong những ngày trên tuyến đầu chống dịch này.
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, công tác tại Bộ Giao thông vận tải nhưng nhạc sĩ Trần Hùng coi âm nhạc là duyên nợ, là tình yêu và là ngọn lửa đam mê luôn rực cháy.
Trở về từ chiến trường Miền Nam với thương tật hạng 2/4, để lại một cánh tay nơi chiến trường ác liệt, trở lại cuộc sống đời thường, như bao nông dân thuần túy khác, người cựu chiến binh, thương binh Phạm Thanh Xuân phải đối mặt với những khó khăn cơm áo gạo tiền; Giữ vai trò là người đàn ông trụ cột trong gia đình, cùng vợ gánh gồng đàn con thơ dại. Để rồi đến nay ông đã là chủ của một trang trại ong ở Bản Lúc, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Không chỉ cải thiện cuộc sống gia đình, ông Phạm Thanh Xuân còn giúp đỡ những đồng đội của mình làm giàu từ nuôi ong. Mời quý vị và các bạn cùng nghe ông Phạm Thanh Xuân kể về hành trình nuôi ong và giúp đỡ những đồng đội của mình cùng phát triển.
Anh Đỗ Việt Dũng là nghệ nhân làm đàn thuộc thế hệ thứ tư trong một gia đình làm đàn ở Hà Nội. Gia đình anh đã bắt đầu làm guitar từ những năm 1930. Trước khi quyết định nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình, anh Đỗ Việt Dũng đã là cử nhân Luật, đã đi làm tại một công ty máy tính, và đang chuẩn bị hoàn thành khóa học thạc sỹ Luật. Bằng sự cố gắng bền bỉ và đam mê với nghề, giờ đây, những cây đàn ghi ta do anh Đỗ Việt Dũng làm ra rất được bạn bè trong nước và quốc tế ưa chuộng, giá bán tới hàng nghìn đô la Mỹ. Phóng viên Phương Chi trao đổi với nghệ nhân Đỗ Việt Dũng để cùng tìm hiểu làm thế nào để một cây ghi ta truyền thống có thể mang lại những âm thanh đẹp cho cuộc sống:
UNICEF Việt Nam và Bộ Y tế vừa mới phát động chiến dịch “Lòng tốt dễ lây” trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông xã hội nhằm kêu gọi thanh thiếu niên thể hiện sự giúp đỡ cộng đồng bằng cách khuyến khích sự đồng cảm, bao dung, vị tha, hòa đồng và chia sẻ các giải pháp đổi mới sáng tạo để ngăn chặn đại dịch COVID-19. Chiến dịch sẽ nhấn mạnh vào ba thông điệp chính: Hãy giúp đỡ mọi người, Hãy đồng cảm và Hãy lạc quan. Vậy làm việc tốt có dễ không và làm gì để lòng tốt lan tỏa trong cộng đồng?
Năm 1958, lần đầu tiên ông Nguyễn Túc – nguyên cán bộ giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nay là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vinh dự lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Đã 62 năm trôi qua, nhưng đối với ông Nguyễn Túc, những kỷ niệm trong lần được gặp Bác vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí. Ông vẫn luôn ghi nhớ từng chi tiết, cử chỉ, những lời động viên thăm hỏi và căn dặn của Bác. Mỗi khi nhắc tới sự giản dị, gần gũi, ân cần, bao dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông không khỏi xúc động, bồi hồi. Trong suốt quá trình công tác giảng dạy và nay là ở Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, ông luôn phấn đấu học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/05/2020), phóng viên Thu Hiền có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần.
Cứ mỗi độ mùa sen nở, mỗi chúng ta lại bâng khuâng nhớ về Bác Hồ kính yêu - Người đã trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, hy sinh tất cả vì nước, vì dân… Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức hy sinh và tình yêu thương đã vượt qua mọi giới hạn để trở thành một phẩm chất đạo đức cao đẹp. “Giản dị- Lão thực- Hiền minh” đó là lối sống và phong cách Hồ Chí Minh - phong cách của một bậc vĩ nhân, hiền triết.
Suốt cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ phấn đấu cho việc chung, vì lợi ích chung của cả dân tộc, không gợn một chút riêng tư – “Người nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Mời quý vị cùng nghe GS- TS Hoàng Chí Bảo kể những câu chuyện xúc động về Bác:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng ngời sáng về đạo đức, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong di sản tinh thần mà Người để lại có rất nhiều lời dạy ân cần, dễ hiểu, gần gũi và vô cùng sâu sắc, đã thấm vào biết bao thế hệ người Việt Nam. Tâm đắc trước những giá trị nhân văn trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chuyên, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình mới đây đã chủ biên, tập hợp lại những lời dạy của Người thành 5 tập sách học tập và làm theo những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyên sâu trong từng lĩnh vực, từng lực lượng khác nhau. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phóng viên Văn Hải trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chuyên về 5 cuốn sách vừa nêu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Là người con của quê hương đất tổ, ngay từ thuở bé, Triệu Hoàng Giang đã bộc lộ năng khiếu bẩm sinh về hội họa. Khi còn là học sinh ông đã được hợp tác xã Sơn Vi chấm công điểm, miễn lao động vì thành tích vẽ tranh sinh vật để phục vụ bài giảng của các thầy cô giáo trong trường. Học hết lớp 12, với nhiều thành tích, ông được chọn đi học ở Bungari và rồi bén duyên với nghệ thuật điêu khắc. Phóng viên Đài TNVN trao đổi với nhà điêu khắc Triệu Hoàng Giang để hiểu về hành trình của ông đến với điêu khắc và hành trình khắc tranh đá Bác Hồ.
Người đồng bào Châu Mạ tại xã Tài Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bao đời nay đều gắn bó với núi rừng đại ngàn, gắn bó với quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo tục lệ hàng năm, người Châu Mạ đều tổ chức nhiều lễ cúng trang trọng để tạ ơn và cầu mong các vị thần, tiếng đồng bào là Yàng sẽ luôn che chở, bảo vệ nhằm mang lại mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Cùng với lễ tạ ơn Yàng thì nhà dài, chồng chiêng và các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan gùi, nghề rèn là những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của đồng bào. Trong đó, Nhà dài được xem là sản phẩm tiêu biểu của công xã thị tộc trong cộng đồng người Mạ xưa kia nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai, thú giữ để bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng. Trải qua thời gian, những nét văn hóa xưa dần mai một. Xót xa trước cảnh rừng bị tàn phá, muông thú bị săn bắn tràn lan, nghề truyền thống thất truyền, ông K’Hoài, tại thôn 4 xã Tài Lài quyết tâm tìm ra con đường để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đó chính là phát triển du lịch cộng đồng, dần hình thành các hợp tác xã du lịch. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Phương Chi và ông K’Hoài.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trên cả nước đã đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện năm 2020. Hơn cả hành động đẹp đẽ của từng cá nhân, chính họ là những đóa hoa đẹp tỏa hương, lan tỏa ra cộng đồng và xã hội để nhân lên thành rừng hoa đẹp. Trong chương trình hôm nay, phóng viên Thu Hiền trò chuyện cùng bạn Hà Thanh Tuyền, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Hà Nội, sinh viên tình nguyện hiến máu 3 lần, đồng thời là Chi hội trưởng Chi hội Thanh niên Vận động hiến máu 7/4 và Phó Chánh văn phòng Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội để nghe những chia sẻ của bạn đối với hoạt động này.
Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện với ông Hà Sỹ Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về những nỗ lực của chính quyền địa phương, nhà đầu tư và góp sức của người dân Quảng Trị để xây dựng nên một thương hiệu gạo Ong biển đủ sức vươn tầm quốc tế.
Thời gian gần đây, một số địa phương ở nước ta đã sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, góp phần giải phóng sức lao động của nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những chiếc máy bay không người lái đang được sử dụng trên đồng ruộng Việt Nam hiện nay đều là những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Từ thực tế vừa nêu, có một chàng trai quê lúa Thái Bình, từng tốt nghiệp Đại học Sao Đỏ (Hải Dương) đã say mê nghiên cứu máy bay không người lái made in Việt Nam để phục vụ phun thuốc trừ sâu trên đồng lúa. Sản phẩm đầu tay của chàng trai Trần Văn Thành, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã được thử nghiệm thành công và đang trong quá trình hoàn thiện để nâng cao công suất, hiệu quả. Cùng trò chuyện với chàng thanh niên quê lúa này.