Là Tiến sỹ Kỹ thuật, với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý giáo dục và đào tạo, song với niềm đam mê đưa công nghệ thông minh vào cuộc sống, ông Trần Khắc Thạc đã cùng một số cộng sự xây dựng Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ WeSmart từ năm 2014. Đội ngũ lãnh đạo của WeSmart đã nghiên cứu và phát triển một giải pháp tổng thể Nhà thông minh, để giúp người sử dụng có thể trải nghiệm các tiện ích của công nghệ, giúp cho cuộc sống thông minh hơn. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với Tiến sỹ Trần Khắc Thạc - Giám đốc Dự án Nhà thông minh WeSmart, Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ WeSmart - về những đam mê đưa công nghệ thông minh vào cuộc sống:
Nguyễn Vũ Hà An là một cô gái dịu dàng và vô cùng xinh đẹp. Đối diện với Hà An, có lẽ không ai nghĩ, cô gái này đã từng phải khổ tâm che dấu bản thân mình, che dấu niềm khao khát được sống đúng với con người mình suốt 25 năm trong hình hài một người con trai. Phẫu thuật chuyển giới, không chỉ là phải trả một khoản chi phí khổng lồ mà đó còn là sự đánh cược với số phận, với sự may mắn bởi không ai biết, phía sau cánh cửa phòng phẫu thuật ở một nơi xa xôi, không có người thân bên cạnh, mình có tỉnh lại để về với gia đình hay không? Hà An biết rõ điều đó và chấp nhận đánh đổi để thực hiện niềm khao khát cháy bỏng là trở thành một người con gái. Với Hà An, sự đánh đổi đó là hoàn toàn xứng đáng khi ngày nay chàng trai Nguyễn Văn Hùng đã trở thành Nguyễn Vũ Hà An xinh tươi, rạng rỡ và tràn đầy năng lượng để sống và làm những điều mình muốn như bất kỳ một người con gái nào khác. Cùng nghe những chia sẻ của Nguyễn Vũ Hà An.
PGS.TS- Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ, có thể chưa phải là một cái tên quá quen thuộc với công chúng rộng rãi hay với giới truyền thông, nhưng từ 30 – 40 năm nay, ông đã là một “định danh” sừng sững trong giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Năm ngoái, PGS-TS- Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ là một trong 10 gương mặt được tôn vinh là Công dân ưu tú Thủ đô năm 2019 và vinh dự được nhận Giải thưởng Lớn Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 12 do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) và Quỹ Bùi Xuân Phái trao tặng.
Không chỉ giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) 2020 mà Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội còn xuất sắc xếp hạng 4 thế giới, với số điểm bài thi đạt 36/42 điểm và làm trọn vẹn 5/6 bài toán của kì thi Toán học quốc tế năm nay. Ngô Quý Đăng là học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam giành được huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế. Em cũng là học sinh lớp 10 duy nhất lọt vào danh sách 6 học sinh Việt Nam dự thi Kỳ thi Toán học quốc tế. Kết quả của Quý Đăng cũng góp phần giúp đội tuyển Việt Nam xếp hạng thứ 17 trên tổng số 105 đội tuyển dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm nay. Phóng viên Thu Hiền trò chuyện với bạn Ngô Quý Đăng để nghe cách học cách làm bài thi đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic năm nay.
Cohost là một start-up công nghệ thành lập năm 2016 bởi đội ngũ các chuyên gia người Việt tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Airbnb với mục tiêu cung cấp các giải pháp công nghệ vào vận hành quản lý, dịch vụ về du lịch, đồng thời xây dựng một cộng đồng những người làm nghề Cohost (đồng chủ nhà) tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú, hiện khá mới mẻ ở Việt Nam. Sau gần 4 năm hoạt động, những giải pháp công nghệ của Cohost được ứng dụng để quản lý hàng nghìn căn hộ trên toàn cầu.
Để hiểu thêm về mô hình kinh doanh lưu trú theo xu hướng kinh tế chia sẻ khá mới mẻ này cùng trò chuyện với Thạc sĩ Phạm Kim Cương - Giám đốc điều hành (CEO) của Cohost, người có nhiều năm làm việc tại Tập đoàn về dịch vụ lưu trú Airbnb của Mỹ về cách thức xây dựng mô hình hiệu quả này tại Việt nam.
Với vai trò là Trưởng phòng Kiểm toán hoạt động, thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực 4, chị Nguyễn Thị Vinh Nga đã có nhiều sáng kiến trong công việc, góp phần quan trọng vào thành tích của đơn vị, làm lợi cho Nhà nước nhiều tỷ đồng. Với ngọn lửa đam mê, tinh thần nhiệt huyết với nghề, chị đã và đang truyền cảm hứng cho đồng nghiệp, để cùng nhau vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được xem là đặc biệt mà Đảng và Nhà nước giao phó.
- Phóng viên Thành Trung gặp gỡ và trao đổi với chị Nguyễn Thị Vinh Nga, người vừa được tôn vinh là cá nhân điển hình tiên tiến trong Đại hội thi đua yêu nước Kiểm toán Nhà nước lần thứ 4, diễn ra tại Hà Nội sáng 2/10.
Đông Long là một xã ven biển thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, có gần 5 km bờ biển. Từ những năm 90, các bộ, ngành và tổ chức phi chính phủ đã xây dựng nhiều dự án tài trợ trồng rừng ngập mặn tại Đông Long. Những buổi tập huấn dự án của các chuyên gia và chính quyền địa phương giúp người dân toàn xã hiểu về giá trị chắn sóng, giữ đất của cây vẹt. Việc trồng cây không gặp khó khăn nhưng việc giữ lại gian nan hơn rất nhiều. Hơn thế, lợi ích kinh tế do vùng bãi triều mang lại cũng khiến nhiều người muốn lấn chiếm diện tích để nuôi trồng khai thác thủy hải sản. Để nâng cao hiệu quả trồng và giữ rừng, Tổ bảo vệ rừng ngập mặn Đông Long.
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Khuê “đầu quân” ngay cho 1 Tập đoàn Công nghệ thông tin có tên tuổi.. Song, ngay từ rất sớm khi nhóm đồng nghiệp cùng nhận thấy tiềm năng thương mại điện tử tại Việt Nam, 5 người đã quyết định rời công ty cũ, để thành lập một công ty khởi nghiệp với tên gọi lúc đầu là DKT, sau đổi tên thành Sapo. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với chị Nguyễn Thị Minh Khuê - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo - về những kinh nghiệm khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử:
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp định hướng, đồng bộ hành vi của tất cả các nhân viên hướng mọi thành viên tới mục tiêu chung của tổ chức nâng cao năng suất làm việc, gắn kết và tạo động lực cho nhân viên là nam châm thu hút nhân tài. Sau gần 3 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển thương hiệu góp phần đẩy lùi tiêu cực. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế trong mục.Cùng trao đổi với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội về nội dung này.
Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Giản dị như chính cuộc sống, song tò he là sự tích tụ của trí tuệ dân gian, là món ăn tinh thần rất gần gũi của người dân Việt Nam. Với mong muốn gìn giữ một bộ môn nghệ thuật truyền thống, nghệ nhân Đặng Đình Hổ (năm nay 45 tuổi) ở thôn Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đã quyết tâm giữ nghề và gắn bó với nghề, đồng thời lan tỏa vẻ đẹp của nghệ thuật làm tò he đến với giới trẻ. Chuyện đêm hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng PV Mai Hồng gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Đặng Đình Hổ:
Tác phẩm “Thầy ơi” kể lại câu chuyện về thầy giáo Dương Văn Phẩm, nguyên giáo viên chủ nhiệm lớp 4B – Trường Cấp I Duyên Hải – Thị xã Lào Cai những năm học 1969 - 1970. Đến nay đã gần 40 năm, thầy cũng đã mất nhưng kỉ niệm về thầy Dương Văn Phẩm mãi không phai mờ trong ký ức của học trò một thủa. Tình nghĩa thầy trò thời gian khó, chiến tranh loạn lạc ấy còn gây ấn tượng mạnh khiến cô Lường Thị Thu Trang –chắp bút thành tác phẩm và là tấm gương để học hỏi và noi theo.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Trung Thu, thời điểm này, tại gia đình ông Phùng Đình Giáp ở thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đã chuẩn bị xong những công việc như: giã đất, ngâm giấy, trộn nhào nguyên liệu và nặn phỗng với những hình dáng truyền thống chuẩn bị cho mâm cỗ Trung thu. Phỗng đất là một món đồ chơi thô mộc, nhưng mang nặng hồn cốt văn hoá dân gian Việt Nam. Thông qua trò chơi dân gian này, ông cha xưa gửi gắm những lời hay ý đẹp, tư tưởng và giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, để dạy dỗ, nhắc nhở con cháu về lối sống, đạo làm người.
Căn bệnh u máu ngoài da đã lấy mất đi một nửa khuôn mặt của Hà Bích Hảo, 26 tuổi quê ở Nam Định. Bất chấp nghịch cảnh, cô gái ấy đã mạnh mẽ vượt qua, trở thành tấm gương truyền cảm hứng cho trẻ tự kỷ và những người kém may mắn. Cùng nghe Hà Bích Hảo tâm sự về hành trình vượt lên chính mình, trở thành cô gái năng động, đầy nghị lực và còn giúp được cho rất nhiều hoàn cảnh kém may mắn khác.
Những người sành uống trà, yêu thích nghệ thuật trà đạo chắc hẳn đều mơ ước có được những bộ ấm, chén tử sa. Ấm, chén tử sa không chỉ đẹp và sang trọng mà còn tăng thêm vị ngon khi thưởng thức trà. Hiện nay, để sở hữu một bộ ấm trà tử sa là điều không khó, dù giá thành khá cao. Và ở Việt Nam, Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, người làng gốm Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là người đã sáng tạo ra dòng gốm độc đáo này.