Nếu xem Tik Tok, các clip của anh Kiên Review luôn gắn với hình ảnh vô cùng đặc trưng, đó là một anh chàng da nâu nâu, thường mặc một chiếc áo phông trơn một màu đang chăm chú xem 1 đoạn quảng cáo sản phẩm nào đó. Đặc biệt đoạn đầu clip luôn là màn hình chia đôi: với hình ảnh anh Kiên đang xem ở trên, đoạn quảng cáo về sản phẩm ở dưới và ngay sau đó anh đặt hàng về.
Những tưởng điều này có thể khiến những người xem nhiều clip của anh có thể cảm thấy chán, song tài khoản Tik Tok kienreview90 đang được hơn 6,1 triệu người theo dõi và khoảng 102 triệu người thích.
Năm 1960, xã Nam Tiến cũ, nay là thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có thành tích xuất sắc về sản xuất nông nghiệp đạt năng suất 5 tấn thóc/ ha, dẫn đầu toàn tỉnh Phú Thọ về phong trào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, được chọn là mô hình điểm của miền Bắc, vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi. Nhân dân nơi đây, ngoài nghề sống chính là làm ruộng và trồng cây rau màu, còn có thêm một số nghề phụ truyền thống nổi tiếng như: ươm cá con giống, cây rau giống và ươm quả dừa giống, trở thành hàng hóa cung ứng cho các nơi, mang lại nguồn thu nhập khá cao cho nhân dân địa phương. Nhờ những thành tích này, năm 1962, xã Nam Tiến vinh dự được đón Bác về thăm. Với những bà con địa phương đã từng trực tiếp được gặp Bác, nghe Bác chỉ dạy, khuyến khích động viên và phê bình ngay khi có khuyết điểm thì giọng nói, hình ảnh của Người vẫn còn in đậm trong tâm trí cho đến tận bây giờ.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trên con đường xây dựng thương hiệu cho xoài Suối Lớn, nhưng ông Nguyễn Thế Bảo ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn đang gỡ từng “nút thắt”, kiên trì thực hiện “giấc mơ” và ông đã thành công.
Với tình yêu và niềm tự hào là người con Hà Nội, sau khi học tập và đào tạo về đô thị ở nước ngoài, kiến trúc sư Tạ Thị Thu Hương quyết định về quê hương làm việc. Công tác tại Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, KTS Thu Hương được biết đến là người tiên phong trong việc kiến tạo các không gian công cộng, biến các không gian này thành điểm sinh hoạt văn hóa mới cho người dân, mang lại vẻ đẹp mới cho Thủ đô.
Nếu xem Tik Tok, các clip của anh Kiên Review luôn gắn với hình ảnh vô cùng đặc trưng, đó là một anh chàng da nâu nâu, thường mặc một chiếc áo phông trơn một màu đang chăm chú xem 1 đoạn quảng cáo sản phẩm nào đó. Đặc biệt đoạn đầu clip luôn là màn hình chia đôi: với hình ảnh anh Kiên đang xem ở trên, đoạn quảng cáo về sản phẩm ở dưới và ngay sau đó anh đặt hàng về.
Những tưởng điều này có thể khiến những người xem nhiều clip của anh có thể cảm thấy chán, song tài khoản Tik Tok kienreview90 đang được hơn 6,1 triệu người theo dõi và khoảng 102 triệu người thích.
Đều đặn từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bắt đầu từ 10 giờ 30 phút, quán cơm Yên Vui lại mở cửa để đón khách. Chỉ với 2.000 đồng, những vị khách đặc biệt là người khó khăn, cơ nhỡ...sẽ nhận được một suất cơm đầy đủ dinh dưỡng, đầy ắp tình yêu thương. Cùng nghe những chia sẻ của anh Nguyễn Cao Sơn, Phó Giám đốc phụ trách miền bắc Quỹ từ thiện Bông Sen, Chủ nhiệm quán cơm Yên Vui về những điều đặc biệt của quán cơm 2.000 đồng đầu tiên tại Hà Nội này.
Với tình yêu và niềm tự hào là người con Hà Nội, sau khi học tập và đào tạo về đô thị ở nước ngoài, kiến trúc sư Tạ Thị Thu Hương quyết định về quê hương làm việc. Công tác tại Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, KTS Thu Hương được biết đến là người tiên phong trong việc kiến tạo các không gian công cộng, biến các không gian này thành điểm sinh hoạt văn hóa mới cho người dân, mang lại vẻ đẹp mới cho Thủ đô.
Tỉnh Lai Châu có hơn 265km đường biên giới với địa hình khó khăn, hiểm trở nhất cả nước. Có những đồn biên phòng ở huyện Mường Tè cách xa tỉnh lỵ ngót 300 km. Và nếu ai đó lên biên giới Lai Châu hỏi về cán bộ biên phòng Đại tá Phan Hồng Minh - Chính ủy Bộ đội biên phòng Lai Châu thì hầu như người nào cũng biết, bởi anh đã trọn đời dành cho biên ải và dành chọn niềm tin yêu của bà con dân bản bởi những việc làm nhân ái của mình.
Trong cuộc sống, không ít bậc cha mẹ thường lúng túng, khó khăn, thậm chí là bất lực trước những thay đổi không như mong muốn của con cái. Làm gì để trẻ có tính tự lập? Nắm bắt tâm lý này của các bậc phụ huynh, qua nghiên cứu những phương pháp dạy trẻ của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, anh Lê Ngọc Anh, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Anh Tú đã tìm thấy những phương pháp có thể phù hợp với trẻ em Việt Nam. Lê Ngọc Anh và các cộng sự còn hình thành một hệ thống các sản phẩm, công cụ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng nhau giáo dục con cái theo phương pháp mới, giúp các bé chăm ngoan và tự lập, tự giác, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Từ tình yêu ví, giặm, tình yêu quê hương, những người con xứ Nghệ xa quê tại Hà Nội vẫn luôn thấm đẫm những câu hát quê hương trong máu, thịt. Chính vì vậy, họ đã cùng nhau thành lập nên câu lạc bộ “Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội” thuộc sự quản lý của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, với mong muốn không chỉ tập hợp những người yêu thích ví, giặm cùng sinh hoạt, mà rộng hơn là gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật này.
Tại huyện nghèo Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, cũng đang có những người trẻ nỗ lực để tuổi trẻ của mình trở nên vô giá. Xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh là vùng sâu, vùng xa, địa hình đồi núi là chủ yếu, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều mô hình phát triển kinh tế do các đoàn viên thanh niên thực hiện bước đầu đã có những thành công, không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình mà còn giúp bà con địa phương có thêm sinh kế để nâng cao thu nhập.
Năm 2017, giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng,
Nguyễn Minh Khiêm nhận được học bổng liên kết của Viện Hàn lâm khoa học
công nghệ Đài Loan và Trường Sư phạm quốc gia Đài Loan, là học bổng cao cấp
nhất Đài Loan trị giá 1500 USD/tháng để làm nghiên cứu sinh ngành Tiến hoá và
đa dạng sinh học. Hiện nay, ngoài công việc của một nghiên cứu sinh anh còn là
giám đốc đào tạo Cty NLP Power và là Đại diện tổ chức từ thiện Build a School
Foundation (BaSF) với mục tiêu xây 100 trường cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa
Việt Nam. Ngày nghiên cứu, tối đào tạo nhiều chương trình về kỹ năng mềm để
gây quỹ xây trường, đến nay nghiên cứu sinh 31 tuổi này, đã cùng BaSF xây dựng
được 73 ngôi trường ở nhiều nơi trên cả nước. Điều gì nuôi dưỡng niềm đam mê
nghiên cứu và các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của anh như vậy?
Sinh ra trong gia đình nghèo ở Hải Phòng, lại bị bệnh xương thuỷ tinh, nhưng anh Vũ Ngọc Anh vượt lên “số phận” bằng cách “tự thân vận động”, sau khi “cất ước mơ” học đại học vào tủ, để kiếm tiền tự nuôi mình khi vừa tròn 18 tuổi.
Căn bệnh xương thuỷ tinh khiến anh Ngọc Anh bị gãy cả tay và chân từ khi 8 tháng tuổi. Là đứa trẻ hiếu động, đam mê khám phá, nên đến giờ anh đã bị gãy chân, gãy tay hơn 150 lần. Mặc dù vài lần chỉnh hình, nhưng chỉ va chạm nhẹ cũng gãy, nên chân, tay anh bị biến dạng, phải di chuyển bằng xe lăn. Mơ ước đơn giản của anh là được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, nhất là những người kém may mắn, để thấy mình vẫn có ích cho gia đình và xã hội. Anh Vũ Ngọc Anh trò chuyện về những chuyến đi đầy đam mê và “không thể vỡ” của anh.
Mầm Thanh Tâm là nick name của cô giáo dạy trẻ tự kỷ Hà Bích Hảo. Là một người không may mắn từ nhỏ, do căn bệnh u máu, cô đã phải mang một khuôn mặt không hoàn thiện. Nhưng bất chấp nghịch cảnh, “Mầm Thanh Tâm” đã mạnh mẽ vượt qua, trở thành tấm gương truyền cảm hứng cho trẻ tự kỷ và những người kém may mắn, hình thành quỹ “Mầm và những người bạn” để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta cùng nghe "Mầm thanh tâm" tâm sự về hành trình vượt lên chính mình, trở thành cô gái năng động , đầy nghị lực và còn giúp được cho rất nhiều hoàn cảnh kém may mắn khác.