Mượn chốn không gian yên bình nơi cửa Phật, cô giáo Lê Thị Hòa, giáo viên
trường tiểu học Đông Sơn đã đứng ra mở lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật bẩm sinh
nặng, không thể hòa nhập với môi trường Sư phạm bình thường. Dù bận bịu công việc cơ
quan và gia đình, nhưng 17 năm qua, cô Hòa “như cánh chim không mỏi” miệt mài mang
tri thức và tình cảm của mình giúp các em kém may mắn. Để rồi mỗi dịp cuối tuần, “mái
ấm” nhỏ giữa thôn Đông Cựu lại rộn ràng bước chân đến lớp.
Tiến sỹ Trịnh Xuân Đức, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) hay còn gọi là Dr Enzyme, người vừa được trao giải "Nhà khoa học có cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước trong lĩnh vực Môi trường, Xây dựng, Văn hoá và Khoa học" do Liên hiệp các Hội UNESCO đồng tổ chức, bắt đầu câu chuyện của mình về enzyme như vậy. Thế nhưng thực sự bén duyên với enzyme thì phải 2 năm sau, khi anh nhìn thấy đôi bàn tay bị bong tróc da do sử dụng nước rửa bát có hóa chất của mẹ...Với mong muốn phải làm ra những chất tẩy rửa an toàn, không gây hại...anh đã cho ra đời những sản phẩm tẩy rửa thế hệ thứ 3 không sử dụng hóa chất mà sử dụng enzyme, an toàn với con người và thân thiện với môi trường. Cùng nghe những chia sẻ của Tiến sỹ Trịnh Xuân Đức về con đường tìm đến với enzyme.
Sinh năm 1983, anh Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Thao, Thái Nguyên đã từng có thời gian bươn chải với nhiều công việc. Từ nghề bốc vác, phụ hồ, lúc thì ở công ty bảo hiểm, lúc ở vai tiếp thị, rồi làm ở doanh nghiệp viễn thông. Sau khi tốt nghiệp đại học 3 năm, anh Hoàng Công Đoàn đứng ra thành lập công ty, chuyên thầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa cho người dân. Ban đầu với số vốn ít ỏi 5 triệu đồng và chỉ có vài người đầu quân cho mình, anh nhận làm những công trình nhỏ. Với quyết tâm “làm tử tế để xây dựng dần thương hiệu”, chỉ vài năm sau công ty của anh được nhiều người biết đến. Anh bắt đầu nhận được những hợp đồng xây dựng giá trị lớn, công ty có những bước phát triển vững chắc.
Tình trạng ô nhiễm rác thải trong mấy năm gần đây đang báo động đỏ, khiến người dân rất lo lắng. Đã có nhiều cuộc thi, triển lãm tranh ảnh để lên án những hành động thiếu ý thức trong hoạt động bảo vệ môi trường và hướng cộng đồng đến cuộc sống xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Một câu chuyện khá thú vị mà tôi muốn kể cho thính giả trong đêm
nay mang tên “xóa những điểm đen về rác thải” tại các khu vực đô thị và tuyến đường trung tâm ở Đắc Lắc. Những bức tường cũ bám đầy rêu, những cột điện dán chi chít những tờ rơi, tờ quảng cáo ở Đắk Lắk đang dần được “thay áo mới” bằng những bức tranh 3D sống động, mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Đây là cách mà tuổi trẻ Đắk Lắk đang làm để góp phần xóa những “điểm đen” về rác thải trên địa bàn. Anh Bùi Tấn Lợi - Phó bí thư huyện đoàn Krông Bông, chia sẻ về những hoạt động ý nghĩa của các bạn đoàn viên Đắc Lắc:
Trong cuộc sống hiện tại, rất nhiều người trẻ đã nhận thức được giá trị, ý nghĩa sống còn của bảo vệ hệ sinh thái. Họ yêu thiên nhiên, luôn hướng tới một cuộc sống tối giản, thân thiện với môi trường và nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập một không gian sống lành mạnh, phải bắt đầu từ việc trồng cây và bảo vệ cây cối. Nhiều người trong số họ đã mua đất, trồng rừng, làm giàu rừng và bảo vệ rừng. Anh Trần Nguyễn Nguyên, sinh năm 1984, chủ trang trại vườn rừng Happy Garden ven rừng Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là một người như vậy.
Mặc dù mới ra đời chưa được một năm, Dự án Nhã Âm đã được giới trẻ Thủ đô quan tâm đặc biệt. Các bạn trẻ “Nhã Âm” chưa hẳn là các chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc và đều ở lứa tuổi mười tám đôi mươi, nhưng với tình yêu âm nhạc truyền thống, nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã cùng nhau xích lại gần nhau, thành lập dự án âm nhạc phi lợi nhuận “Nhã Âm” để truyền cảm hứng cho những người yêu nhạc Việt, đặc biệt là các bạn trẻ và hơn thế nữa là gìn giữ bản sắc văn hóa âm nhạc truyền thống. Trần Trâm Anh, 17 tuổi, trưởng nhóm dự án “Nhã Âm” chia sẻ về quá trình hình thành và hoạt động của nhóm, cũng như những thành quả bước đầu nhóm dự án đã gặt hái được.
Trong Lời giới thiệu tuyển tập: “Giải mã kho báu văn chương” của nhà thơ thương binh 4/4, nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học Vũ Bình Lục mới ra mắt gần đây, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã viết như thế này, “Từ khi nghỉ hưu, nhà văn Vũ Bình Lục đã dồn tất cả sức lực, trí tuệ của ông vào viêc nghiên cứu cả ngàn năm thơ ca được viết bằng chữ Hán của ông cha ta. Đến nay, ông đã cơ bản giải mã gần như hầu hết những tác phẩm thơ chữ Hán quan trọng nhất, hay nhất, tinh hoa nhất, từ đời Lý-Trần, đến nửa đầu thế kỷ 19. Ông đã dịch thơ và bình giải kỹ càng hơn ngàn bài thơ chữ Hán của hầu hết những tác giả ưu tú nhất ở Việt Nam. Cho đến thời điểm này, nhà văn, nhà thơ Vũ Bình Lục là người dịch thơ, bình giải thơ nhiều nhất Việt Nam. Số lượng bản dịch thơ vào loại hay, chiếm tỉ lệ khá cao, vừa nhuần nhuyễn vừa đảm bảo tiêu chí “tín”; “đạt”; “nhã”...Tất cả điển cố, điển tích của các bài thơ đều được ông chuyển cả vào văn, khiến bạn đọc mọi đối tượng dễ tiếp thu, dễ sử dụng...”. Ông đã bắt đầu thực hiện công việc “Giải mã” này như thế nào?
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hương Triện, xã Nhân Thắng (Gia Bình), tỉnh Bắc Ninh, anh Bùi Xuân Quế (sinh năm 1987) sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã quyết tâm trở về lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Xuất phát từ niềm đam mê với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, anh Bùi Xuân Quế từ bỏ công việc ổn định cho doanh nghiệp của Nhật Bản với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng để tìm hướng đi riêng với số vốn ít ỏi. Nhận thấy nhu cầu nông sản sạch ngày càng cao, anh Quế lựa chọn hướng phát triển mô hình trang trại công nghệ cao trồng dưa Baby trong nhà màng. Những ngày đầu, không ít khó khăn phát sinh do thiếu kinh nghiệm nên năng suất cây trồng thấp. Không nản chí, anh tiếp tục mày mò, học hỏi kinh nghiệm trên sách, báo và tìm thêm hỗ trợ về nguồn vốn để đầu tư nhà màng, nâng cao năng suất cây trồng.
Tốt nghiệp đại học ngành Quản trị văn phòng nhưng từ nhỏ chị Nguyễn Thị Ngọc Lan ở ấp Hòa Cường, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã rất yêu thích việc chăn nuôi. Yêu, thích nên chị quyết tâm làm, dù gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay trang trại chăn nuôi hỗn hợp (vừa nuôi gà, vừa nuôi heo rừng lai, vịt xiêm) của chị Lan đã lên đến hơn 10.000 m2. Ngoài việc làm giàu cho bản thân, chị Lan còn tạo cơ hội việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều đoàn viên thanh niên, người lao động. Với những thành tích đạt được trong lao động và công tác chị đã vinh dự là 1 trong số 57 cá nhân tiêu biểu toàn quốc được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2021 do Trung ương Đoàn trao tặng.
Năm 1966, tỉnh Thái Bình đạt năng suất lúa kỷ lục 5 tấn/ha, vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Cũng từ đó, quê hương 5 tấn trở thành biểu tượng, niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân Thái Bình. Thế nhưng những năm gần đây trên chính miền quê ấy, nhiều diện tích“bờ xôi ruộng mật” lại bị bỏ hoang khiến ai nhìn thấy cũng phải xót xa. Trước tình trạng này, vợ chồng chị Đinh Thị Lý, thôn Đoài, xã Hoà Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã thuê lại đất của bà con, mang lại màu xanh cho hơn 30 hecta diện tích đất ruộng hoang hoá tại địa phương.
Khi nghe những giai điệu của ca khúc “Về đây đồng đội ơi” chắc hẳn không ít khán thính giả yêu nhạc liên tưởng ngay đến hình ảnh người nhạc sĩ trong bộ quân phục nhuốm màu thời gian, bồng cây đàn ghi-ta, hát trước anh linh đồng đội của mình trên mặt trận biên giới Vị Xuyên, Hà Giang - Người lính ôm đàn đó chính là nhạc sĩ Trương Quý Hải. Người nhạc sĩ tài hoa đó từng là anh lính Tuyên văn của Sư đoàn 356 - đã có những năm tháng chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên từ năm 1984 - 1985 trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Chiến tranh khốc liệt, gian khổ nhưng được sống, chiến đấu bên đồng đội, những chàng trai tuổi đôi mươi hồn nhiên, lãng mạn là quãng thời gian không thể nào phai mờ trong tâm trí người nhạc sĩ.
Trong cuộc sống hiện tại, rất nhiều người trẻ đã nhận thức được giá trị, ý nghĩa sống còn của bảo vệ hệ sinh thái. Họ yêu thiên nhiên, luôn hướng tới một cuộc sống tối giản, thân thiện với môi trường và nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập một không gian sống lành mạnh phải bắt đầu từ việc trồng cây và bảo vệ cây cối. Nhiều người trong số họ đã mua đất, trồng rừng, làm giàu rừng và bảo vệ rừng. Anh Trần Nguyễn Nguyên, sinh năm 1984, chủ trang trại vườn rừng Happy Garden ven rừng Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là một người như vậy. Cùng nghe về tình yêu với những cánh rừng, sự kết nối với tự nhiên để tìm thấy an yên trong cuộc sống của anh Trần Nguyễn Nguyên
Chàng thanh niên 9x Đồng Việt Huân sau khi tốt nghiệp Đại học Nông Lâm tỉnh Thái Nguyên đã trăn trở rất nhiều khi quyết định sang Israel vừa học vừa làm, vì khi ấy gia đình chỉ có một đồi chè cho thu nhập không ổn định. Tu nghiệp 1 năm ở Israel, với ý định ban đầu là tích luỹ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội việc làm, nhưng cách làm nông nghiệp công nghệ cao ở đây đã khiến anh Huân thay đổi suy nghĩ, quyết tâm tiết kiệm tiền và trở về quê hương. Sau khi bàn bạc với gia đình, anh đã mạnh dạn phá bỏ đồi chè đang xanh tốt, để cải tạo làm đường đồng mức, đào ao, lên luống và thử trồng cây ăn quả. Sau bao lần thử nghiệm, đến nay đồi cây ăn quả của anh đã có nhiều loại quả cho trái quanh năm, như mít, ổi, bưởi,.. và tạo thu nhập ổn định cho gia đình, cá nhân anh được nhận Giải thưởng Lương Định Của năm vừa rồi.
Cùng nghe Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi- tác giả cuốn nhật ký “Từ Khe Sanh đến Thành Cổ Quảng Trị” chia sẻ về 81 ngày đêm bi tráng, hào hùng bảo vệ Thành cổ Quảng Trị .