logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Khủng hoảng Nga-Ucraina: Cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến ủy nhiệm (29/4/2022)

Trong bối cảnh chiến sự Nga-Ucraina tiếp tục diễn ra và các cuộc thương lượng hòa bình vẫn chưa mang đến kết quả rõ rệt, nguy cơ leo thang thành xung đột hạt nhân và một cuộc chiến ủy nhiệm có thể diễn ra. Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ucraina hồi cuối tháng 2 năm nay, phương Tây liên tục cung cấp vũ khí, trang thiết bị giúp Ki-ép đối phó với Mát-xcơ-va. Thậm chí, gần đây, các nước phương Tây còn chuyển cho Ki-ép những vũ khí hiện đại hơn, hạng nặng hơn như hệ thống phòng thủ tên lửa, xe tăng, xe bọc thép, máy bay không người lái chiến thuật.
Ngoại trưởng Nga vừa lên tiếng cáo buộc NATO đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Ucraina, đồng thời cảnh báo, nếu vũ khí của phương Tây tiếp tục chảy vào Ucraina thì các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt giao tranh sẽ không mang lại kết quả nào. Nguy hiểm hơn, nguy cơ một cuộc chiến ủy nhiệm có thể lan rộng sẽ đe dọa an ninh châu Âu và cả khu vực. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, chuyên gia phân tích quốc tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng đề cập nội dung này.

Đằng sau việc Ba Lan và Bulgaria trở thành 2 quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị Nga dừng cung cấp khí đốt (28/4/2022)

Theo các quan chức ngành năng lượng của Ba Lan và Bulgaria, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã gửi thông báo tới hai quốc gia này về việc ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4. Như vậy, Ba Lan và Bulgaria trở thành hai quốc gia đầu tiên ở châu Âu hứng chịu đòn trả đũa mạnh nhất của Nga là dừng cung cấp khí đốt. Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra, Ba Lan và Bulgaria đã thể hiện lập trường thống nhất với Liên minh châu Âu trong việc trừng phạt Nga. Vì thế, việc Nga dừng cung cấp khí đốt tới Ba Lan và Bulgaria – hai quốc gia “tiền tuyến” gần biên giới Nga cũng được xem như phép thử đầu tiên về khả năng chống chịu của châu Âu khi Nga thực sự dùng tới vũ khí mạnh nhất là khí đốt như đã cảnh báo.

Sách Xanh ngoại giao của Nhật Bản năm 2022 có gì mới? (27/4/2022)

Chính phủ Nhật Bản mới đây công bố Sách Xanh ngoại giao – một báo cáo thường niên về chính sách và các hoạt động đối ngoại của nước này. Năm nay, nội dung được chú ý nhất là mối quan hệ giữa Nhật Bản với Nga, vốn đang rạn nứt nghiêm trọng sau cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Tài liệu này cho thấy, Nhật Bản đã thay đổi cách tiếp cận trong mối quan hệ đối với Nga so với các báo cáo thường niên trước đây. Trong đó, lần đầu tiên kể từ năm 2003, Nhật Bản đưa ra lập trường cứng rắn với Nga trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước cũng như về các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine. Lý do của lập trường cứng rắn này từ phía Nhật Bản là gì? PV Bùi Hùng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Châu Âu nỗ lực "lôi kéo" Ấn Độ. (26/4/2022)

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von de Leyen đang có chuyến thăm chính thức Ấn Độ kéo dài hai ngày. Theo giới quan sát, chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu này nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai bên, đồng thời muốn “lôi kéo” Ấn Độ khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Quân sự, an ninh hay hợp tác kinh tế..., đâu sẽ là tiềm năng hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Ấn Độ, trong bối cảnh liên tục các quốc gia tìm đến Ấn Độ để vừa thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vừa tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề Ukraine cũng như cách ứng xử với Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái đắc cử : Cuộc đua khép lại - Thách thức mở ra! (25/4/2022)

Theo kết quả bầu cử vừa được Bộ Nội vụ Pháp công bố, Tổng thống Emmanuel Macron đã giành chiến thắng trước đối thủ Marine Le Pen trong cuộc đua vào Điện Elysée. Như vậy, ông Macron sẽ là người tiếp tục “chèo lái” nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tuy nhiên, bước vào nhiệm kỳ hai, chính quyền của Tổng thống Macron sẽ phải đối mặt với những thách thức gì và phải có chiến lược như thế nào nhằm đưa nước Pháp “tiến bước” và khẳng định vị thế của Pháp tại châu Âu trong bối cảnh khu vực này đang đứng trước những bài toán địa chính trị mới. Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Vũ Đoàn Kết, thuộc Học viện Ngoại giao, người vừa kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Pháp cùng bàn luận về câu chuyện này.

Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự ở Iraq - Lợi bất cập hại (22/4/2022)

Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các tay súng thuộc Đảng Công nhân người Cuốc (PKK) ở miền bắc I-rắc, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ xem như các thành phần khủng bố. Cuộc tấn công mang tên “Gọng kìm móng vuốt” được thực hiện trên diện rộng cả trên bộ và trên không, với sự tham gia của máy bay tiêm kích, trực thăng và máy bay không người lái.
Đây không phải chiến dịch quân sự đầu tiên được Thổ Nhĩ Kỳ phát động ở Iraq. Trước đó, nước này cũng từng mở 2 chiến dịch quân sự ở biên giới phía bắc I-rắc. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định mục tiêu chiến dịch của nước này là đảm bảo an ninh biên giới, thì phía I-rắc chỉ trích các chiến dịch quân sự này của Thổ Nhĩ Kỳ là xâm phạm chủ quyền và làm suy yếu an ninh của I-rắc. Tổng thư ký Liên đoàn các quốc gia Ả- rập Aboul Gheit cũng lên án các cuộc tấn công này.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc I-rắc có lợi bất cập hại?Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.

Cuộc đối đầu quyết định giữa 2 ứng cử viên Macron – Le Pen trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp (21/4/2022)

Trước thềm vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sẽ diễn ra vào cuối tuần này, Tổng thống Pháp Ma-crông và đối thủ Ma-ry Lơ Pen tối hôm qua đã có cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình – sự kiện được cho là sẽ quyết định tới lá phiếu cuối cùng của của cử tri Pháp. Đúng như dự đoán của giới phân tích, xuất phát từ cương lĩnh tranh cử đối lập, cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa ông Ma- crông và bà Lơ Pen là một cuộc đối đầu ý tưởng trong hàng loạt vấn đề được cử tri Pháp quan tâm như tăng cường sức mua của nền kinh tế, cải cách hưu trí, vai trò của Pháp ở châu Âu, mối quan hệ với Nga… Vậy cử tri Pháp đánh giá như thế nào về màn thể hiện của hai ứng cử viên ở cuộc đối đầu quyết định này, và tương quan giữa hai ứng cử viên đã có thay đổi như thế nào trước vòng bầu cử cuối?

New Zealand hướng đến châu Á trong chiến lược phục hồi thương mại (20/4/2022)

Đại dịch Covid-19 phần nào được kiểm soát khiến nhu cầu hợp tác kinh tế thương mại quốc tế được nối lại. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern có chuyến công du châu Á lần đầu tiên tới hai nước Singapore và Nhật Bản, sau hơn 2 năm đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Trong chuyến đi này, bà Jacinda Ardern dẫn đầu một phái đoàn thương mại lớn với thông điệp “New Zealand đã sẵn sàng mở cửa cho hoạt động kinh doanh”. Chuyến thăm nhằm lập một nền tảng hợp tác thương mại mới cũng như tái thiết các chuỗi cung ứng thương mại giữa New Zealand với các nền kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều rủi ro và thách thức. Ngoài sự hợp tác nhằm phục hồi thương mại, chủ đề chính trị, an ninh cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hoạt động ngoại giao này. PV Việt Nga – Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Australia, theo dõi khu vực Châu Đại dương phân tích vấn đề này.

Bạo lực Jerusalem thách thức chính phủ liên minh Israel (19/4/2022)

Trong bối cảnh các vụ đụng độ và bạo lực tại Jerusalem tiếp diễn khiến hàng trăm người thương vong, đảng Hồi giáo Ra-am tại Israel đã đổ lỗi và tuyên bố đình chỉ vai trò của đảng này trong chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Náp-ta-li Ben-nét. Động thái này đang đặt liên minh cầm quyền tại Israel trước nguy cơ rạn nứt. Những thách thức nào đang đặt ra với chính phủ liên hiệp tại israel? Những biến động trên chính trường Israel sẽ tác động như thế nào đến những xung đột hiện nay tại Jerusalem cũng như quan hệ giữa Israel và thế giới Ả-rập?

Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (18/4/2022)

Cuối tuần qua, bán đảo Triều Tiên nóng trở lại với các vụ bắn thử vật thể mà phía Hàn Quốc cho biết nhiều khả năng là tên lửa ra vùng biển phía Đông nước này. Vụ phóng được thực hiện vào dịp nhân kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành (ngày 15/4), và trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đang chuẩn bị khởi động cuộc tập trận mùa Xuân thường niên từ ngày hôm nay (18/4). Phía Triều Tiên thường chỉ trích các cuộc tập trận này là một cuộc tập dượt cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên bị đình trệ, các vụ phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên cũng như việc Mỹ và Hàn Quốc khởi động cuộc tập trận mùa Xuân đang đẩy bán đảo Triều Tiên trước những làn ranh mới. Để có cái nhìn rõ hơn về tình trạng gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản, theo dõi khu vực Đông Bắc Á phân tích vấn đề này.

Tranh luận tại Phần Lan và Thụy Điển về việc gia nhập NATO (15/4/2022)

Thủ tướng Phần Lan và người đồng cấp Thụy Điển vừa có cuộc gặp quan trọng ở Stokhom để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine đã thúc đẩy cả hai nước đánh giá lại quan điểm trung lập truyền thống kéo dài suốt Chiến tranh Lạnh để gia nhập NATO.
Mặc dù Thụy Điển và Phần Lan dự kiến thời gian khác nhau về kế hoạch nộp đơn xin gia nhập NATO, nhưng theo giới phân tích, việc 2 nước này trở thành thành viên của liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này đang dần trở thành hiện thực, do lo ngại kịch bản giống như Ucraina khi không có một cơ chế đảm bảo an ninh vững chắc. Tuy nhiên, bước đi này có thể khiến cấu trúc an ninh ở khu vực thêm phức tạp khi Nga tuyên bố sẽ tìm cách “tái cân bằng tình thế”. PV Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

Srilanca tuyên bố vỡ nợ và tác động khu vực (14/4/2022)

Chính phủ Sri Lanka vừa thông báo tạm dừng thanh toán 51 tỷ USD nợ nước ngoài của nước này do không thể trả nợ. Nghĩa là quốc gia Nam Á này lâm vào tình cảnh vỡ nợ, kinh tế suy thoái trầm trọng và nguy cơ bất ổn cận kề. Trong một động thái mới nhất, chính phủ Srilanka đã phải xin Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Trung Quốc cứu trợ. Điều đáng nói là Srilanka, quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường, nổi lên như một điểm nóng địa chính trị mới ở Nam Á- nhờ nhận được rất nhiều các khoản tài trợ, nhưng rốt cuộc vẫn lâm vào tình cảnh này. Giới phân tích nhận định: suy thoái kinh tế và vỡ nợ không chỉ đẩy Srilanka đứng trước nguy cơ bất ổn chính trị mà còn có thể tác động xấu tới địa chính trị khu vực.

Các nguy cơ từ cuộc khủng hoảng chính trị Pakistan (13/4/2022)

Pakistan vừa có Thủ tướng mới là ông Shehbaz Sharif (lãnh đạo đảng đối lập) sau khi Thủ tướng Imran Khan bất ngờ bị bãi nhiệm. Đã có biểu tình phản đối và ủng hộ trước diễn biến chính trị “chóng vánh” tại Pakistan; cho thấy sự chia rẽ trong xã hội giữa lúc nền kinh tế nước này đang hỗn loạn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ liên tục mất giá trong nhiều tháng qua... Những căng thẳng chính trị ở Pakistan được cho vẫn chưa dừng lại, đặt ra nhiều thách thức với quốc gia Nam Á này. Bên cạnh đó, do Pakistan nằm ở vị trí chiến lược quan trọng giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan, bất cứ sự thay đổi nào ở quốc gia này cũng thu hút sự quan tâm của các nước có ảnh hưởng ở khu vực, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. Để tìm hiểu rõ hơn các nguy cơ từ cuộc khủng hoảng chính trị Pakistan.

Triển vọng tháo gỡ căng thẳng Mỹ và Ấn Độ liên quan thương vụ dầu Ấn - Nga (12/4/2022)

Mối quan hệ giữa hai đồng minh Mỹ - Ấn Độ thời gian qua đang vấp phải không ít mâu thuẫn, khi New Deli triển khai chính sách cân bằng, trung lập trong vấn đề Ucraina. Dù đã có một số điều chỉnh trong quan điểm về cuộc xung đột này, tuy nhiên, Ấn Độ vẫn không áp đặt các lệnh trừng phạt Nga, thậm chí “phớt lờ” sức ép của Mỹ để tiếp tục mua số lượng lớn dầu thô của Nga.
Trong bối cảnh như vậy, liệu cuộc điện đàm trực tuyến mới nhất giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đra Mô-đi có mang lại những tín hiệu tích cực nhằm tháo gỡ khúc mắc giữa hai bên trước thềm cuộc họp “Mỹ - Ấn 2+2” sắp tới? Phóng viên Phạm Huân - Thường trú tại Mỹ và Phan Tùng - Thường trú tại Ấn Độ làm rõ hơn vấn đề này.

Kết quả vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp (11/4/2022)

Dư luận quốc tế đang đổ dồn sự chú ý vào nước Pháp khi vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vừa kết thúc vào tối muộn hôm qua (tức rạng sáng nay 11/4 theo giờ Việt Nam). Đáng chú ý là, dù Tổng thống đương nhiệm Macron đang dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay, nhưng ứng cử viên của phe cực hữu bà Le Pen đã rút ngắn khoảng cách, với tỷ lệ khá sít sao.
Việc ông Macron và bà Le Pen bước vào vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống năm nay đã tái hiện lại kịch bản cuộc bầu cử Tổng thống Pháp cách đây 5 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ đối với bà Le Pen trong chặng nước rút bất ngờ tăng lên nhanh chóng, dự báo ứng cử viên của đảng Cực hữu có thể sẽ là một ẩn số khó dự đoán trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: