logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phân tích những diễn biến mới tại Ukraina (23/02/2022)

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập của hai Nhà nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk, đồng thời ra lệnh cho “lực lượng gìn giữ hòa bình” với khu vực này đã đẩy cuộc khủng hoảng Ukraina lên một nấc thang căng thẳng mới. Mỹ và phương Tây liên tiếp tiến hành các cuộc họp khẩn cấp để tìm cách đáp trả một cách nhanh chóng và dứt khoát trước bước đi này của Nga, trong khi phía Nga vẫn tỏ ra “khó lường” trong các bước đi tiếp theo.
Trước các diễn biến mới liên tục như hiện nay, rất nhiều câu hỏi đang đặt ra về các tính toán của Nga cũng như những gì có thể diễn ra tại điểm nóng Ukraina. Đặc biệt, nhiều người cũng nhắc đến một sự kiện tương tự đã từng xảy ra trong lịch sử cách đây 15 năm - khi Nga công nhận 2 vùng lãnh thổ thuộc Gruzia – động thái khiến kế hoạch trở thành thành viên NATO của Gruzia không thể hoàn thành, đồng thời còn mất đi hai vùng lãnh thổ.

Giai đoạn quyết định cho cuộc đàm phán hạt nhân Iran (22/2/2022)

Các cường quốc trên thế giới đang tiến gần hơn bao giờ hết; tới một thỏa thuận nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 có tên là “Kế hoạch hành động chung toàn diện” (JCPOA). Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các bên đều đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.
- Cả Mỹ và Iran đều mô tả các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran với nhóm P5+1 gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức sau khi nối lại hồi tuần trước mang tính xây dựng và đang “đi đúng hướng”. Tuy nhiên, các bên liên quan cũng nói rằng, cần phải đưa ra những quyết định chính trị cứng rắn để khắc phục những khác biệt còn lại, và đây là lúc để đưa ra “những quyết định nghiêm túc”. Liệu những nỗ lực ngoại giao nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran có đem lại kết quả như dư luận kỳ vọng? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích nội dung này.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao thúc đẩy vai trò trung tâm, đoàn kết, thống nhất của ASEAN (16/2/2022)

Từ ngày 15-17/2, Campuchia chủ trì tổ chức Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây là sự kiện lớn đầu tiên mà Campuchia đăng cai với tư cách là Nước Chủ tịch ASEAN năm 2022 và là bước chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 - dự kiến diễn ra vào tháng 8 năm nay. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, các cuộc cạnh tranh địa chiến lược càng lúc càng nóng bỏng, các nhà ngoại giao hàng đầu các nước ASEAN sẽ tập trung vào những nội dung quan trọng nào để có thể thúc đẩy vai trò trung tâm, đoàn kết và thống nhất của ASEAN đồng thời phục hồi tổng thể “hậu dịch bệnh”?

Những nguy cơ từ “Chiến tranh Lạnh mới” (15/2/2022)

Trong chuyên mục "Vấn đề Quốc tế" ngày hôm qua, chúng tôi đã phân tích những động thái đáng chú ý khi Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, phản ánh niềm tin chính trị giữa hai cường quốc này, đồng thời khiến Mỹ và phương Tây phải có những tính toán cẩn trọng hơn trong mối quan hệ với Nga và Trung Quốc. Những động thái “tập hợp lực lượng” ngày càng rõ nét trong trục quan hệ giữa các nước lớn làm dấy lên mối lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”. Hôm nay, chúng ta tiếp tục mạch phân tích vấn đề này, trong đó làm rõ những luận điểm khi nào thì “Chiến tranh Lạnh mới” thực sự hình thành, khi hình thành sẽ có gì khác biệt với cuộc Chiến tranh Lạnh từng xảy ra trong quá khứ, khả năng tác động đến cục diện địa chính trị thế giới sẽ ra sao.

Những lo ngại về nguy cơ một cuộc “Chiến tranh lạnh” mới (14/2/2022)

Nguy cơ cuộc “chiến tranh lạnh mới” với một bên là Mỹ và đồng minh, một bên là hai cường quốc Nga-Trung Quốc đang ngày một hiện hữu với những động thái cứng rắn của các bên liên quan. Điều này được thể hiện rất rõ qua các trục quan hệ Mỹ-Trung, Nga-Trung và Nga-Mỹ. Trong cuộc gặp trực tiếp diễn ra vào đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra tuyên bố chung về mối quan hệ đối tác mới, khẳng định quan hệ này “vượt trội so với các liên minh chính trị- quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh”.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vừa công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong hàng loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế và thông qua một mạng lưới liên minh mạnh mẽ. Dù không nhắc tới cái tên Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn là vấn đề nổi bật trong tài liệu mới được công bố của Mỹ với mục tiêu là nhằm chống lại những gì mà Wasington coi là hành vi gây hấn và cưỡng ép. Những động thái răn đe này của Mỹ, Nga và Trung Quốc đang khiến dư luận lo ngại bóng ma “Chiến tranh Lạnh” có thể quay trở lại. Các phóng viên Phạm Huân, Anh Tú, Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Mỹ, Nga, Trung Quốc và chuyên gia phân tích quốc tế phân tích về những toan tính của các cường quốc trong các trục quan hệ cũng như những lo ngại về nguy cơ một cuộc “Chiến tranh lạnh” mới.

Australia lần đầu tiên tổ chức hội nghị Ngoại trưởng Nhóm Bộ Tứ (QUAD) (11/02/2022)

Hôm nay, tại thành phố Melbourne, Australia khai mạc hội nghị Ngoại trưởng Nhóm Bộ Tứ (QUAD), với sự tham dự của ngoại trưởng các nước Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ. Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên trong năm nay và cũng là lần đầu tiên ngoại trưởng các nước trong nhóm QUAD gặp mặt trực tiếp kể từ tháng 10 năm 2020. Cuộc gặp ngoại trưởng 4 nước lần này thể hiện cam kết lâu dài của Bộ Tứ (QUAD) trong việc thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Lần đầu tiên Australia đăng cai tổ chức hội nghị ngoại trưởng của nhóm Bộ Tứ QUAD, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đang nỗ lực làm sâu sắc hơn các mối quan hệ đối tác của Australia trong khu vực trong bối cảnh “cạnh tranh chiến lược, các mối đe dọa đối với trật tự quốc tế tự do và sự bất ổn ngày càng gia tăng”.

Tín hiệu tích cực mới cho tiến trình đàm phán hạt nhân Iran (10/2/2022)

Vòng đàm phán mới nhất về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran - còn được gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) vừa được nối lại tại Viên (Áo). Sau nhiều lần đàm phán trước với kết quả rất hạn chế, các bên đang kỳ vọng vào những bước tiến triển mới, thậm chí có thể sẽ đạt được một thỏa thuận chính trị cuối cùng ngay trong dịp này. Để chuẩn bị cho giai đoạn đàm phán được đánh giá là “quan trọng nhất”, mới đây, chính quyền Mỹ đã có động thái tích cực khi quyết định giảm nhẹ một số lệnh trừng phạt nhằm vào Iran.

Pháp tăng cường vai trò trong giải quyết vấn đề Ukraine (9/2/2022)

Tổng thống Pháp Emanuel Macron vừa có chuyến thăm 2 ngày tới Nga, Ucraina và thảo luận với Tổng thống Vladimia Putin và Tổng thống Zelensky về cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ucraina. Với việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện quan điểm cứng rắn với Nga, còn Tổng thống Nga Vladimia Putin bày tỏ quyết tâm bảo vệ an ninh của Nga, ông Macron đang đặt mình vào vị trí trung tâm của các hoạt động ngoại giao những ngày gần đây với kỳ vọng tìm ra “giải pháp lịch sử” cho vấn đề Ucraina. Chuyến công du của ông Macron diễn ra trong bối cảnh Nhà Trắng tin rằng Nga đã tập hợp ít nhất 70% lực lượng cần thiết để có thể tiến hành một chiến dịch quân sự lớn vào giữa tháng 2. Nhưng theo nhận định của ông Macron, mục tiêu thực sự của Nga không phải là Ukraine mà là làm rõ các quy tắc an ninh với NATO và với EU – một quan điểm táo bạo có thể mở đường cho các hướng đàm phán khả thi cho cuộc khủng hoảng Ucraine hiện nay. Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn vấn đề này.

Thủ tướng Đức Chancellor Olaf Scholz thăm Mỹ lần đầu tiên - Tìm kiếm quan điểm chung trong vấn đề Ukraina (08/2/2022)

Thủ tướng Đức Chancellor Olaf Scholz đang có chuyến công du Mỹ lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Trong đó đáng chú ý là cuộc hội đàm quan trọng giữa ông với Tổng thống Mỹ Joe Biden, bàn các vấn đề hiện tại của an ninh ở châu Âu. Trong bối cảnh các nước phương Tây đang dồn sự chú ý vào những diễn biến xung quanh vấn đề Ukraina và mối quan hệ với Nga, cuộc gặp và hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Đức, Mỹ được cho cũng nhằm tìm kiếm quan điểm chung trong vấn đề này.

Trung quốc có còn “thận trọng” trong vấn đề Ukraine? (07/02/2022)

Hôm nay (07/02), các nhà lãnh đạo Pháp, Đức sẽ bắt đầu các chuyến công du con thoi tới Mỹ, Nga, Ukraine để tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ căng thẳng. Tuy nhiên, mọi ánh mắt vẫn đổ dồn vào Trung Quốc ngay sau khi Nga-Trung xác lập một mối quan hệ mới “không có biên giới, không có vùng cấm”, dựa trên niềm tin chính trị trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên vừa diễn ra tại Bắc Kinh sau hai năm. Cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Trung mới đây là lần hiếm hoi Trung Quốc thể hiện rõ sự ủng hộ đối với lập trường của Nga trong vấn đề này. Vậy sự vai trò của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay?

Cuộc chính biến ở Burkina Faso: Châu Phi nối dài chuỗi bất ổn 928/01/2022)

Quân đội Burkina Faso đã lên nắm quyền trong một cuộc chính biến, bắt giữ tổng thống và giải tán chính phủ. Diễn biến chính trị tại các quốc gia được coi là nghèo và bất ổn nhất ở châu Phi này khiến dư luận quốc tế thêm quan ngại về tình hình an ninh khu vực.
: Trước Burkina Faso, châu Phi cũng đã chứng kiến các cuộc đảo chính khác ở Mali, Guinée, Sudan trong năm 2021 đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình chuyển đổi dân sự ở khu vực, đưa châu lục này trở lại kỷ nguyên của bất ổn và chia rẽ.

Trung Quốc - Ấn Độ tăng tốc cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Á (27/1/2022)

Với vị trí địa chiến lược quan trọng hàng đầu, khu vực Trung Á tuần này đang trở thành điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của hai nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ hai ngày trước Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức giữa Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đra Mô-đi và lãnh đạo 5 nước Trung Á vào hôm nay 27/1, thì Bắc Kinh đã “đi trước một bước” khi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tương tự vào ngày thứ Ba vừa qua.

Tín hiệu tích cực về triển vọng cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran (26/01/2022)

Cả Mỹ và Iran vừa để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp về vấn đề hạt nhân. Động thái tích cực từ cả hai phía là Mỹ và Iran liên quan đến đàm phán hạt nhân đã thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh Iran và Mỹ đang tiến hành những cuộc đàm phán gián tiếp tại Viên (Áo) về khôi phục thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Iran và các cường quốc thế giới năm 2015 vẫn chưa có đột phá nào.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đàm phán trực tiếp sẽ cho phép “giao tiếp hiệu quả hơn” giữa hai bên, gọi đây là lựa chọn “cực kỳ cần thiết để nhanh chóng đạt được nhận thức về việc cùng quay trở lại tuân thủ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA)”. Trước đó, Ngoại trưởng Iran A-mi-ráp-đô-la-hi-an cho rằng, nếu nước này tiến đến giai đoạn đạt được thỏa thuận có lợi với những đảm bảo mạnh mẽ vốn đòi hỏi phải đàm phán trực tiếp với Mỹ, thì phía Iran sẽ cân nhắc lựa chọn này. Liệu những động thái tích cực từ cả phía Mỹ và Iran có thể tạo ra bước ngoặt trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran?

Bầu cử Tổng thống Italia – không chỉ là biểu tượng (25/1/2022)

Italia hôm qua bắt đầu tiến hành bỏ phiếu kín để bầu Tổng thống mới, người sẽ kế nhiệm Tổng thống Sergio Mattarella sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 3/2 tới đây. Theo quy định, người chiến thắng cần giành được 2/3 số phiếu trong 3 vòng bỏ phiếu đầu tiên, sau đó từ vòng thứ tư, ứng cử viên chỉ cần giành đa số tuyệt đối là 505 phiếu.

Hy vọng từ vòng đàm đầu tiên giữa phương Tây và Taliban (24/1/2022)

Cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa đại diện chính quyền Taliban tại Afghanistan với các nước phương Tây đang diễn ra ở Oslo, Na-uy, với nội dung chính là bảo đảm quyền con người và viện trợ nhân đạo. Đại diện Taliban sẽ có các cuộc tiếp xúc với giới chức nước chủ nhà cùng quan chức các nước gồm Anh, Pháp, Đức, Italia, Mỹ và đại diện Liên minh châu Âu. Mặc dù theo ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt, sự kiện này không đồng nghĩa với sự công nhận hay hợp pháp hóa lực lượng Taliban cầm quyền tại Afghanistan, nhưng phía Taliban hy vọng, cuôc đàm phán này sẽ là cơ hội để “chuyển đổi bầu không khí chiến tranh" sau hai thập kỷ chiến tranh tại chống lại lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: