logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Giữ vị trí Chủ tịch EU, Pháp xử lý quan hệ với Nga như thế nào? (21/1/2022)

Trong thời gian qua, Pháp cùng với Đức luôn nỗ lực tìm kiếm sự độc lập của châu Âu trong quan hệ với Nga, tuy nhiên vẫn gặp trở lại là sự chia rẽ trong chính nội bộ châu Âu. Vậy với việc đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, Pháp sẽ thể hiện vai trò như thế nào trong việc dẫn dắt mối quan hệ của khối với Nga? PHóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích cụ thể vấn đề này.

Một năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden: Hành trình vượt “bão” khủng hoảng (20/1/2022)

Cách đây tròn 1 năm, ngày 20/1/2021, ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46. Đó cũng là khi nước Mỹ cùng lúc phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng lớn: Đại dịch Covid-19, kinh tế và sắc tộc, là khi mà những chia rẽ cả trong đời sống chính trị và xã hội Mỹ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Có thể nói năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Biden là chuỗi nỗ lực vực dậy nước Mỹ khỏi các cuộc khủng hoảng bên trong lẫn bên ngoài, nhằm mục tiêu xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn.

Chuyến công du đầy chông gai của Tân Ngoại trưởng Đức tới Ucraina và Nga (19/1/2022)

Tân ngoại trưởng Đức Annalena Berbock vừa có chuyên công du tới Ucraina và Nga, trong bối cảnh Nga và phương Tây vừa kết thúc một tuần đàm phán về những vấn đề như giảm căng thẳng tại Ukraina hay kiến trúc an ninh châu Âu mà không đem lại kết quả gì. Đây là chuyến công du khó khăn nhất đối với Tân ngoại trưởng Đức kể từ khi bà nhậm chức.
Với kỳ vọng sẽ thuyết phục được cả Ucraina và Nga nối lại các cuộc đàm phán theo Hiệp định Normandie (gồm Nga, Đức, Pháp và Ucraina) về tình hình Ucraina, chuyến thăm của bà Annalena Berbock tới Ki-ép thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức với Ucraina và Béc-lin sẵn sàng hỗ trợ Ki-ép trong các cuộc đàm phán với Mát-xcơ-va. Liệu chuyến công du đầy chông gai của Tân Ngoại trưởng Đức Annalena Berbock có đạt được mục tiêu đề ra?Chuyên gia phân tích quốc tế Phạm Quang Minh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội phân tích về câu chuyện này.

Chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy ngoại giao kinh tế (18/1/2022)

Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In đang có chuyến công du 8 ngày đến một loạt đối tác quan trọng tại Trung Đông gồm: Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ả-rập Xê-út và Ai Cập. Mở rộng hợp tác kinh doanh, đầu tư trong nhiều lĩnh vực chiến lược như chuỗi cung ứng năng lượng, hậu cần hàng hải, quốc phòng hay chuyển đổi số... là những nội dung chính dự kiến được bàn thảo trong các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo. Theo giới quan sát, chuyến thăm một lần nữa khẳng định chiến lược phát huy “quyền lực mềm”, ngoại giao kinh tế mà Xơ-un đang theo đuổi tại khu vực này. Đồng thời, Xơ-un cũng muốn tạo những mối liên kết chặt chẽ với các đối tác chiến lược, trong bối cảnh nước láng giềng Triều Tiên liên tục thử tên lửa và phô trương sức mạnh!

SriLanka, điểm nóng địa chính trị mới ở Nam Á? (17/1/2022)

Ngoại trưởng Trung Quốc vừa kết thúc chuyến thăm Sri Lanka, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 5 quốc gia châu Phi, Nam Thái Bình Dương và Nam Á. Tại Sri Lanka, ông Vương Nghị đã dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Srilan Ka và 70 năm ngày ký kết Hiệp ước Cao su-Gạo, văn bản khởi đầu cho mối quan hệ bang giao Trung Quốc - Sri Lanka. Điểm đáng chú ý là, trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Sri Lanka đã đề nghị Trung Quốc hoãn nợ cho quốc gia này. Sri Lanka là một trong những quốc gia “mắt xích” quan trọng trong sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc. Dư luận nước này đã từng tranh cãi rất nhiều về việc “có hay không” việc chính phủ Sri Lanka cho Trung Quốc thuê một cảng biến lớn trong 198 năm. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Kazakhstan trong vòng xoáy địa chiến lược giữa các nước lớn (14/1/2022)

Biểu tình bạo loạn bùng phát tại Kazakhstan những ngày qua khiến tình hình an ninh quốc gia Trung Á này, cũng như cả khu vực, đối diện nguy cơ bất ổn. Không chỉ vậy, các diễn biến này còn khiến nhiều nước “đứng ngồi không yên” khi đây là một địa bàn chiến lược trong chính sách đối ngoại của không ít quốc gia như Nga, Trung Quốc và cả Mỹ.
Sau khi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu đưa quân hỗ trợ Kazakhstan, phía Trung Quốc cũng đã “ngỏ lời” đề nghị giúp đỡ chính phủ nước này trước các nguy cơ khủng bố và sự can thiệp của nước ngoài. Vậy các nước lớn đang có những tính toán gì trên “bàn cờ Kazakhstan” nhiều lợi ích? TS. Phan Cao Nhật Anh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phân tích rõ hơn vấn đề này.

Đối thoại Nga-phương Tây khó kỳ vọng vào bước đột phá (13/1/2022)

Hôm nay (13/01), tại Viên, Áo, quan chức cấp cao Nga và phương Tây bước vào cuộc đối thoại thứ ba trong khuôn khổ cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Đây là cuộc đối thoại cuối cùng trong tuần đàm phán quan trọng, được cho là cơ hội để xử lý hàng loạt vấn đề trong quan hệ Nga - phương Tây giữa lúc căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt liên quan tình hình Ukraina.

Phân tích chính sách liên quan đến việc liên tiếp thử tên lửa của Triều Tiên (12/01/2022)

Cùng với nhiều vấn đề quốc tế nóng khác, bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây trở thành tâm điểm chú ý khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử tên lửa. Trong khi Mỹ cùng 5 nước thành viên Liên Hợp Quốc bao gồm An-ba-ni, Pháp, Ai-len, Nhật Bản và Anh ra tuyên bố chung lên án vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 5/1, nước này tiến hành vụ thử tên lửa thứ hai chỉ trong chưa đầy 1 tuần qua.
Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ngay lập tức xác minh thông tin này và bắt đầu nghiên cứu về loại vật liệu bay mà Triều Tiên vừa phóng thử. Trong khi đó, dư luận quốc tế đặt ra câu hỏi liệu Triều Tiên đang áp dụng chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của riêng mình: nghĩa là phớt lờ các biện pháp ngoại giao và những cảnh báo từ bên ngoài cho đến khi tình hình có lợi? Khách mời là TS Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á sẽ trao đổi cụ thể vấn đề này.

Tiếp theo Mỹ, NATO tính toán quan hệ với Nga (11/1/2022)

Hôm qua, các đại sứ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã có cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Séc-gây Ri-a-cốp. Đây là cuộc gặp để chuẩn bị cho Hội nghị Hội đồng Nga – NATO sẽ diễn ra vào ngày mai với chương trình nghị sự dự kiến là xem xét các đề xuất của Nga liên quan đến thu hẹp bất đồng giữa hai bên, trong đó có xử lý cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraina. Có thể thấy, tuần này chứng kiến nhiều sự kiện dồn dập xoay quanh mối quan hệ Nga – phương Tây như cuộc đàm phán Nga – Mỹ, Nga – NATO, tiếp sau đó là cuộc họp của Tổ chức Hợp tác An ninh châu Âu (OSCE). Nhưng liệu các sự kiện này có mang lại kết quả thực chất nào hay không, nhất là khi các bên đều có rất nhiều tính toán chiến lược khác nhau.

Cuộc chiến “cân não” giữa Nga và phương Tây khi tiến hành hội đàm an ninh (10/1/2022)

Theo dự kiến, cuộc đàm phán về an ninh giữa các quan chức Nga-Mỹ sẽ diễn ra tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ vào hôm nay và hai ngày nữa cuộc họp Hội đồng Nga - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn ra tại Brúc-xen, Bỉ. Trước thềm hội đàm, Nga và các nước phương Tây đều bày tỏ ưu tiên cho giải pháp ngoại giao, hy vọng giải quyết khác biệt thông qua đối thoại thẳng thắn và cởi mở. Song trên thực tế, các bên đều đang tính toán kỹ để giành lợi thế trong cuộc “mặc cả” sắp diễn ra, cũng như trên thực địa tại những điểm nóng ở Đông Âu và Trung Á. Chuyên gia phân tích quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ phân tích rõ hơn về cuộc chiến “cân não” giữa Nga và phương Tây.

Bất ổn ở Ca-dắc-xtan tác động tới tình hình khu vực (7/1/2022)

Ca-dắc-xtan đối mặt với nhiều thách thức, sau khi cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu ở nước này từ cuối tuần qua đã biến thành bạo động, kéo theo hàng loạt diễn biến nóng trong nước và quốc tế. An ninh bất ổn đã buộc Tổng thống Ca-dắc-xtan Tô-kai-ép ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Nu Sun-tan, tỉnh Man- gis-tau, và thành phố An-ma-ty. Ông cũng đã chấp thuận để chính phủ nước này từ chức, song chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho tới khi Nội các mới được thành lập.
Trước những thách thức chính trị đặt ra, Hội đồng tối cao Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể đã quyết định cử các lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực này. Phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích

Triều Tiên phóng tên lửa gửi thông điệp đầu năm mới (06/1/2022)

Chính phủ Nhật Bản hôm qua thông báo, Triều Tiên đã phóng một vật thể nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo ra ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này. Đây là vụ phóng đầu tiên của Triều Tiên trong năm nay, diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim-Châng-ưn có bài phát biểu đầu năm mới, trong đó cam kết tiếp tục phát triển quân đội nhằm đối phó với tình hình quốc tế bất ổn. Ngay sau vụ phóng của Triều Tiên, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ đều đã có phản ứng và đang theo dõi sát sự việc cũng như các động thái từ phía Bình Nhưỡng. Dư luận lo ngại, quá trình đàm phán vốn đã bế tắc về vấn đề Triều Tiên sẽ càng thêm trắc trở sau vụ phóng mới nhất này.

Thị trường dầu chờ đợi cuộc họp của OPEC + (5/1/2022)

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (gọi tắt là OPEC+) đã nhóm họp tại thủ đô Viên của Áo để quyết định có tăng sản lượng khai thác hay không. Cuộc họp được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh giá năng lượng vẫn là nỗi lo của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia châu Âu trong những tháng mùa đông.
Trước đó, dự báo dư cung trên thị trường dầu trong quý 1 năm nay của OPEC+ chỉ ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 25% so với dự báo hồi đầu tháng 12 năm ngoái là 1,7 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu leo dốc trong những ngày cuối năm 2021. Vì vậy, thị trường thế giới chờ đợi cuộc họp của OPEC+ có thể đưa ra chính sách tăng sản lượng khai thác để bình ổn giá dầu thế giới. Vậy kỳ vọng này có được đáp ứng? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Dự báo 2022 - một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ - Trung (04/1/2022)

Cách đây 50 năm, vào đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Rích-chác Ních-xơn (Richard Nixon) là nguyên thủ đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc, đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc bước sang trang mới, mở đường tái lập quan hệ ngoại giao song phương. Nhưng sau 50 năm mối quan hệ này ngày càng trở nên căng thẳng và năm 2022 được dự báo sẽ là một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ-Trung. Nếu như trong năm 2021, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đối đầu từ vấn đề thương mại, quốc phòng, ngoại giao thì xu hướng này được nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2022. Trong đó, tại Mỹ, dù các thành viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng và vốn chia rẽ sâu sắc nhưng đều nhất trí với nhau ở duy nhất 1 điểm là không mềm mỏng với Trung Quốc.

Pháp đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên EU với tầm nhìn "Phục hồi, mạnh mẽ và tương hỗ" (3/1/2022)

Pháp vừa chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) nửa đầu năm 2022. Đây là lần thứ 13 Pháp giữ vai trò này kể từ khi EU được thành lập. Với cương vị này, Pháp phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng theo chương trình lập pháp của châu Âu và đưa ra thỏa hiệp có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị giữa chính phủ của 27 quốc gia thành viên hoặc giữa các chính phủ và Nghị viện châu Âu.
Theo dự tính, trong nhiệm kỳ 6 tháng này, gần 400 sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ tổ chức tại Pháp, Bỉ cũng như trong các quốc gia thành viên trước khi Pháp chuyển giao vai trò chủ tịch cho Thụy Điển vào nửa cuối năm nay. Với phương châm Phục hồi, mạnh mẽ, tương hỗ. Tổng thống Pháp Macron đã công bố những ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên này bao gồm chủ quyền, tăng trưởng, sinh thái, chuyển đổi kỹ thuật số, nhà nước pháp quyền.
Vậy, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu, nước Pháp sẽ đối mặt với những thách thức nào và đâu là mục tiêu quan trọng nước này đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn thách thức? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: