logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

An ninh biển Đen trong chiến lược của Mỹ (19/10/2021)

Sau khi công bố các chiến lược an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chính quyền Mỹ đang dành sự quan tâm đến các khu vực quan trọng khác trên thế giới, trong đó Biển Đen – một cửa ngõ an ninh, chính trị ở Đông Nam Âu và cũng là “điểm nóng” cạnh tranh ảnh hưởng của Nga và phương Tây. Chuyến công du 3 nước Ru-ma-ni, Gru-dia và Ucraina của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trước khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một phần trong nỗ lực củng cố cam kết với khu vực này. Biển Đen tiếp tục là khu vực có lợi ích địa chính trị đối với Mỹ. Trong khi đó, NATO đang trong quá trình soạn thảo định hướng chiến lược tương lai bao gồm cả sự hiện diện ở Biển Đen. Chuyến công du của người đứng đầu Bộ quốc phòng Mỹ ở thời điểm này sẽ mang nhiều ý nghĩa.

Thế giới đứng trước bờ vực khủng hoảng năng lượng (18/10/2021)

Thế giới hiện đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, mang tính chất đặc thù và phức tạp hơn. Những ngày gần đây, giá năng lượng, giá khí đốt và giá điện hiện đang tăng đồng loạt tại khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Hệ quả là tình trạng mất điện diện rộng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc, châu Mỹ, trong khi châu Âu phải đối mặt với việc thiếu hụt xăng dầu, khí đốt. Riêng tại châu Âu, giá khí đốt tại châu lục này đã tăng vọt 170% kể từ đầu năm nay. Nhiều chuyên gia cảnh báo các nước châu Âu sẽ đối mặt với tình trạng mất điện trong những tháng mùa Đông và các nhà máy của Trung Quốc có thể đóng cửa. Đây là kịch bản nguy hiểm với ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 và gây ra lạm phát cao hơn.

Nóng chiến sự ở Syria (15/10/2021)

Chiến sự ở Syria lại nóng lên với một loạt động thái làm gia tăng căng thẳng của các bên liên quan. Trước các vụ không kích ngày một gia tăng từ Israel, chính phủ Syria đã kích hoạt hệ thống phòng không nhằm ngăn chặn và hạn chế thiệt hại. Trong khi đó, nước làng giềng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị triển khai chiến dịch quân sự mới tại Syria. Tình hình ở Syria trở nên trầm trọng hơn cũng đã buộc quân đội Nga bắt đầu chuyển giao các loại vũ khí mới tới Syria. Những động thái cứng rắn từ các bên liệu có đẩy cuộc chiến ở Syria trước lằn ranh đỏ. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích nội này.

Ngoại giao Mỹ - Israel – UAE: Cơ hội thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông (14/10/2021)

Ngoại trưởng Mỹ, Israel và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) vừa có cuộc gặp trực tiếp 3 bên lần đầu tiên trong nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ song phương và đa phương đồng thời mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia A-rập được biết đến với tên gọi Thỏa thuận Abraham. Cách đây một năm, khi Israel bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này đều mong mỏi Hiệp định Abraham sẽ mở ra một giai đoạn mới cho khu vực. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Đặc biệt Mỹ kỳ vọng thỏa thuận Abraham sẽ góp phần giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cách tiếp cận của Mỹ được thể hiện như thế nào?

Hội nghị Thượng đỉnh EU - Ucraina: “Nóng” vấn đề năng lượng (13/10/2021)

Từ lâu, năng lượng đã trở thành lá bài chiến lược, cũng chính là nguồn cơn căng thẳng trong mối quan hệ phức tạp giữa Liên minh châu Âu (EU) - Nga và Ucraina. Một lần nữa, chủ đề này lại được xới lên tại Hội nghị thượng đỉnh Ucraina - EU lần thứ 23 vừa diễn ra tại thủ đô Ki-ép của Ucraina.
Trong bối cảnh dự án đường dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng từ Nga sang Đức đã cơ bản hoàn thành, chỉ chờ Béc-lin phê duyệt, dự báo có thể cắt giảm nguồn thu lớn của quốc gia trung chuyển là Ucraina; liệu châu Âu sẽ phải xử lý ra sao - không chỉ vấn đề năng lượng mà còn hàng loạt tồn tại trong quan hệ với “điểm nút chiến lược” phía Đông này? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

Bầu cử trước thời hạn – bước ngoặt cho chính trường Iraq? (12/10/2021)

Iraq cuối tuần qua tiến hành bầu cử QH trước thời hạn. Hơn 3.200 ứng cử viên cạnh tranh 329 ghế trong Quốc hội. Cuộc bầu cử này diễn ra sau làn sóng biểu tình lan rộng năm 2019 trên khắp Iraq yêu cầu thay đổi hàng loạt lĩnh vực như việc làm, y tế, giáo dục…Thủ tướng khi đó là Mahdi đã phải từ chức.
Tổng thống Iraq Baham Salit đã kêu gọi người dân đi bỏ phiếu, coi đây là thời khắc quan trọng mở ra giai đoạn mới với những cải cách đầy hứa hẹn cho quốc gia này. Nhưng thực tế cho thấy cử tri Iraq cũng không quá kỳ vọng vào cuộc bầu cử, nhất là giới trẻ với quan điểm những ứng cử viên tự do, có tư tưởng đổi mới không có nhiều cơ hội giành được ghế trong Quốc hội.

Bước thăm dò đầu tiên giữa Mỹ và Taliban (11/10/2021)

Sự kiện được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm là phái đoàn quan chức Mỹ và đại diện Taliban đã có cuộc gặp trực tiếp ở thủ đô Doha của Cata. Đây là lần gặp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Afganistan vào cuối tháng 8 và lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát quốc gia Tây Nam Á này.
Cuộc gặp này hé lộ điều gì về quan hệ giữa Mỹ và Taliban, cũng như những vấn đề gắn với tương lai Afganistan? Thạc sĩ Nguyễn Lê Thy Thương, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu Chính trị và An ninh, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.

Liên minh Châu Âu tăng cường hợp tác với các nước Tây Balkan, củng cố cửa ngõ với bên ngoài (08/10/2021)

Tại hội nghị thượng đỉnh giữa EU và các quốc gia Tây Balkan vừa diễn ra tại Slovania, phía Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết hỗ trợ 30 tỷ Euro cho các quốc gia Tây Balkan. Khoản kinh phí này sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng mới trong khu vực để kích thích phát triển kinh tế. Động thái này được cho là hành động mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ cả EU đối với khu vực Tây Balkan khi khu vực này là “cửa ngõ” giúp Bruxelles củng cố vị thế với bên ngoài. Mặc dù vậy, cho tới nay, việc kết nạp các quốc gia Tây Balkan vào Liên minh châu Âu vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Quan hệ Nga - Mỹ: Nóng lạnh thất thường (7/10/2021)

Quan hệ giữa hai cường quốc Nga - Mỹ đang có những diễn biến mới khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Hai bên vừa bắt đầu các cuộc tham vấn chiến lược song phương tại Thụy Sỹ nhằm hướng tới thực hiện Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) một cách hiệu quả và minh bạch. Để thể hiện thiện chí của mình, Mỹ lần đầu tiên sau 4 năm đã công bố số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này sở hữu. Những diễn biến này liệu có báo hiệu các tín hiệu lạc quan cho mối quan hệ Nga - Mỹ vốn đã ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nhất là khi, căng thẳng giữa hai bên lại đang dậy sóng liên quan đến vấn đề thị thực cho nhân viên hai nước tại các cơ quan ngoại giao.

Liên minh Châu Âu định hình chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc (06/10/2021)

Lãnh đạo 27 nước Liên minh châu Âu ngày 5/10 họp thượng đỉnh bàn mối quan hệ của Liên minh châu Âu với Trung Quốc. Đây là cuộc họp đầu tiên của Liên minh châu Âu về vấn đề này, kể từ khi châu Âu cùng với một số quốc gia như Mỹ, Canada, Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Tân Cương. Thời điểm đó, Trung Quốc cũng lập tức đáp trả với mức độ gấp đôi. Việc đáp trả lẫn nhau giữa EU và Trung Quốc cho thấy EU ở trong tình thế không dễ dàng khi xác định chiến lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhất là khi phải cân nhắc tới lập trường của đồng minh Mỹ. Một số quan chức châu Âu từng nói, “EU tìm cách để không đối đầu với Trung Quốc, nhưng cũng không thể coi Trung Quốc là một đối tác bình thường”. Vậy quan điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược của EU trong quan hệ với Trung Quốc?

Sau AUKUS, Anh thúc đẩy nhiều liên minh an ninh tương tự? (5/10/2021)

Trong bối cảnh liên minh mới giữa Mỹ, Anh, Australia vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận trên các diễn đàn quốc tế, tân ngoại trưởng Anh vừa tuyên bố sẽ ký kết các liên minh thương mại và quốc phòng mới, dựa trên hình mẫu của AUKUS.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Anh, bên cạnh Australia, nước này cũng muốn xem xét thỏa thuận tiềm năng với Ấn Độ, Nhật Bản và Canada. Đây được xem là một định hướng đáng chú trong chính sách “nước Anh toàn cầu”. PV Quang Dũng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu phân tích về câu chuyện này.

Chuyến thăm Pháp của Ngoại trưởng Mỹ nhằm xoa dịu đồng minh (04/10/2021)

Hôm nay (04/10), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến công du Pháp. Điểm nhấn trong chuyến công tác ở Paris là cuộc gặp với giới chức Pháp để thảo luận về rạn nứt trong quan hệ hai nước. Dự kiến, nội dung các cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Mỹ Blin-cừn với các quan chức Pháp sẽ tập trung vào các vấn đề như "an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cuộc khủng hoảng khí hậu, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và sự hợp tác với các đồng minh và các đối tác trong những thách thức và cơ hội toàn cầu".
Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Pháp-Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS), chuyến thăm Pháp của Ngoại trưởng Mỹ Blinken liệu có xoa dịu được sự giận dữ của Pa-ri về hợp đồng tàu ngầm bị đổ bể với Australia mà Mỹ có phần liên quan?

Nga – Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy hợp tác, kiểm soát bất đồng (1/10/2021)

Tổng thống Nga Vladimia Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vừa có cuộc hội đàm tại thành phố Sochi của Nga. Trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều vấn đề cùng quan tâm như tình hình Syria, Libi, Afganistan đến Nagonui…
- Cuộc gặp tại Sochi một lần nữa cho thấy xu hướng xích lại gần nhau của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi phối hợp rất hiệu quả trong xử lý cuộc xung đột tại Syria, tạo ra một trục ảnh hưởng lớn ở Trung Đông có khả năng cạnh tranh với trục ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh. Dù vậy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tồn tại nhiều bất đồng liên quan đến các điểm nóng như Ucraina, Lybi… Vậy hai bên đang xử lý mối quan hệ song phương như thế nào để vừa hợp tác, vừa kiểm soát được bất đồng? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Liên bang Nga phân tích về vấn đề này.

Các chính sách của Nhật Bản liệu có thay đổi dưới thời Thủ tướng mới (30/09/2021)

Theo kết quả cuộc bầu cử hôm qua, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida đã xuất sắc vượt qua ba ứng cử viên khác trở thành lãnh đạo mới của đảng cầm quyền. Điều này gần như chắc chắn ông sẽ trở thành thủ tướng kế nhiệm Suga Yoshihide vì liên minh cầm quyền đang chiếm đa số ghế tại Hạ viện... Từng là một nhà ngoại giao và là cựu giám đốc chính sách của đảng LDP, ông Fumio Kishida dự kiến sẽ có những cải cách về chính sách đối nội và đối ngoại khi ông chính thức lãnh đạo chính phủ mới.

Ai là ứng cử viên sáng giá nhất kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide? (29/9/2021)

Hôm nay (29/9), Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Nhật Bản (LDP) sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo mới thay thế Thủ tướng Suga Yoshihide, người tuyên bố không tái tranh cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do hồi đầu tháng 9 vừa qua. Cuộc đua giành ghế chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền năm nay diễn ra gay cấn, bởi lẽ ai giành chiến thắng sẽ gần như chắc chắn trở thành Thủ tướng thứ 100 ở đất nước Mặt trời mọc. Cho đến thời điểm hiện tại đã có 4 ứng cử viên tuyên bố tham gia cuộc đua gay cấn này. Ứng cử viên sáng giá nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua chiếc ghế Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản? Phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích về nội dung này

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: