logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Vấn đề Bắc Ireland đe dọa các cam kết Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) (03/08/2021)

Sau hơn nửa năm Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu, căng thẳng giữa hai bên lại bùng phát sau khi chính phủ Anh đề nghị Liên minh châu Âu đàm phán lại các điều khoản thương mại hậu Brexit dành riêng cho vùng Bắc Ireland. Tuy nhiên đến thời điểm này, phía Liên minh châu Âu vẫn giữ quan điểm các thỏa thuận liên quan đến Bắc Ireland là “không thể đàm phán lại”, đồng thời tiến hành các bước đi pháp lý với cáo buộc Anh vi phạm điều khoản của thỏa thuận Brexit.
Nghị định thư về Bắc Ireland là một phần của thỏa thuận Brexit mà Anh và Liên minh châu Âu đạt được năm 2020 và đây cũng là nội dung đàm phán khó khăn nhất. Giới phân tích lo ngại, những căng thẳng mới phát sinh liên quan đến vấn đề biên giới Bắc Ireland có thể đe dọa các cam kết khác về Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu, khiến mối quan hệ giữa hai bên thời “hậu Brexit” càng thêm rạn nứt.

Afghanistan: “Miếng bánh đầy cám dỗ” thúc đẩy tính toán chiến lược của các nước lớn (2/8/2021)

Sự xuất hiện của phái đoàn Taliban tại Trung Quốc làm dấy lên đồn đoán về những tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan nhằm “lấp khoảng trống” tại quốc gia Nam Á này, sau khi Mỹ rút quân.
Những gì diễn ra trên thực tế ở thời điểm này cho thấy một khoảng trống quyền lực rất lớn ở Afghanístan. Và không chỉ có Trung Quốc, mà còn có rất nhiều nước khác đang muốn thay thế Mỹ để hiện diện ở quốc gia Nam Á này. Đó là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và sự xuất hiện chính thức của Trung Quốc khiến cho miếng bánh Afghanistan trở nên hấp dẫn hơn và cũng vì thế mà cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Afghanistan vì thế càng trở nên nóng bỏng hơn.

Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan (30/7/2021)

Theo thông tin đăng tải trên Reuters, một phái đoàn gồm 9 thành viên của lực lượng Taliban đã tới Trung Quốc và có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân. Cuộc gặp tập trung thảo luận về các vấn đề an ninh và tiến trình hòa bình tại Afganistan sau khi Mỹ và lực lượng quốc tế rút quân – dự kiến hoàn thành vào ngày 31/8 tới. Sự xuất hiện của phái đoàn Taliban tại Trung Quốc làm dấy lên đồn đoán về những tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan nhằm “lấp khoảng trống” tại quốc gia Nam Á này sau khi Mỹ rút quân. Những tính toán của Trung Quốc được cho là không quá bất ngờ, bởi là hai nước láng giềng, những diễn biến an ninh – chính trị tại Afganistan sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của Trung Quốc trong khu vực. Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Trung Quốc phân tích cụ thể vấn đề này:

Kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại chiến trường Iraq, Mỹ toan tính điều gì? (29/07/2021)

Sau hơn 18 năm Mỹ triển khai quân đội tại Iraq, Tổng thống Joe Biden vừa chính thức thông báo sẽ kết thúc nhiệm vụ chiến đấu của quân đội Mỹ ở Iraq vào cuối năm nay. Quyết định này được đưa ra trong cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi mới đây, sau nhiều tuần đối thoại chiến lược về tương lai của quân đội Mỹ tại chiến trường Trung Đông này.
Liệu thỏa thuận này có đồng nghĩa, Mỹ sẽ rút lui hoàn toàn khỏi Iraq? Đâu sẽ là bước đi tiếp theo của Washington khi lợi ích chiến lược của nước này vẫn hiện diện tại đây? TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ bàn luận về nội dung này.

Đối thoại Mỹ - Trung: Vẫn khó tìm tiếng nói chung (28/07/2021)

Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp nhất, các cuộc gặp cấp cao trở nên hiếm hoi, chuyến thăm Trung Quốc của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã trở thành trọng tâm chú ý của giới quan sát quốc tế. Mặc dù quy mô không lớn như đối thoại Mỹ - Trung tại Alaska hồi tháng 3 năm nay song bầu không khí của cuộc tiếp xúc lần này cũng căng thẳng không kém khi đại diện hai nước có những tuyên bố thẳng thắn, trực diện vào những vấn đề đang nảy sinh bất đồng giữa hai bên. Mỹ muốn tạo ra một “hàng rào an toàn” để tránh những hậu quả đáng tiếc trong cuộc đối đầu kéo dài, còn phía Trung Quốc lại đưa ra một danh sách dài những yêu cầu cần Mỹ đáp ứng để “sửa chữa” mối quan hệ song phương.

Những cam kết với khu vực Đông Nam Á trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (27/6/2021)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu công du tới các nước Đông Nam Á, trong đó điểm dừng chân đầu tiên là Singapore. Đây là chuyến thăm khu vực đầu tiên của một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Joe Biden. Chuyến đi này sẽ đánh dấu cam kết bền vững của Mỹ đối với khu vực, và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên quy tắc tại khu vực và thúc đẩy tính trung tâm của ASEAN.

Cuộc gặp Mỹ-Nhật-Hàn cam kết duy trì Ấn Độ Dương - TBD đa phương, tự do và rộng mở (23/7/2021)

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa tái khẳng định cam kết cùng nhau giải quyết các mối đe dọa trong khu vực, phản đối những hành động làm xói mòn trật tự quốc tế và nêu bật sự cần thiết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương đa phương, tự do và rộng mở. Cam kết này được các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc đưa ra tại hội nghị 3 bên diễn ra ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Cuộc gặp Mỹ-Nhật-Hàn diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc đang căng thẳng liên quan đến phát ngôn của Phó Đại sứ Nhật Bản tại Seoul khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hủy chuyến thăm tới Nhật Bản. Chính vì thế, cuộc gặp ba bên Mỹ-Nhật-Hàn lần này là cơ hội quý giá để hai quốc gia Đông Bắc Á gạt bỏ bất đồng, bắt tay vì mục tiêu chung.

Thế giới giải “bài toán khó” về công bằng vắc-xin (22/7/2021)

Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm qua đã nhóm họp tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ để thảo luận về việc thúc đẩy công bằng trong tiếp cận vắc-xin Covid-19. Đây là vấn đề đang được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm khi bất chấp những lời cam kết của các chính phủ, của các nhà sản xuất, của các tổ chức quốc tế, “công bằng vắc-xin” dường như vẫn còn khá xa vời.
Nhìn bức tranh tiêm chủng trên toàn thế giới hiện nay có thể thấy rõ sự tương phản giữa hai mảng sáng – tối, với một bên là những nước giàu có đã đạt tỷ lệ tiêm chủng rất cao, thậm chí tính tới việc tiêm liều thứ 3, với một bên là những quốc gia chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, ví dụ tại châu Phi chỉ đạt chưa tới 2%. Vậy hội nghị của WHO và WTO có thể đưa ra những giải pháp nào để biến những lời cam kết về công bằng vắc-xin thành hiện thực? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp cùng làm rõ câu chuyện này

Quan hệ Mỹ -Trung : Lại “căng” khi Washington và đồng minh đồng loạt cáo buộc Bắc Kinh can thiệp tấn công mạng (21/7/2021)

Mỹ và một loạt nước đồng minh trong khối NATO, Liên minh châu Âu (EU) cùng Australia, Nhật Bản, New Zealand đã cùng lúc cáo buộc Trung Quốc đứng sau các cuộc tấn công mạng toàn cầu. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên khối NATO chính thức chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề này.
Theo giới quan sát, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức bắt đầu khởi động cuộc chiến tổng lực mới theo phương châm liên kết chặt chẽ với các nước đồng minh nhằm vào Trung Quốc, mở màn là cuộc chiến trên không gian mạng. Bước đi này của Wasington báo hiệu tương lai nào cho quan hệ Mỹ - Trung, trong bối cảnh Bắc Kinh đang ngày càng cứng rắn và quyết đoán hơn? Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc làm rõ vấn đề này.

Trung Quốc tăng cường ngoại giao tại các “điểm nóng” (20/07/2021)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là quan chức cấp cao Trung Quốc đầu tiên tới Syri kể từ năm 2011. Động thái ngoại giao này nằm trong chuyến công du 3 nước Trung Đông – Bắc Phi gồm Syrian, Ai Cập và Angieri của ông Vương Nghị từ ngày 17-20/7. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Trung Quốc đã nêu sáng kiến 4 điểm để giải quyết vấn đề Syrian – một động thái được giới quan sát nhận định là sự khởi đầu mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực này.
Có thể thấy thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường ngoại giao tại các “điểm nóng” của thế giới từ Trung Á đến Trung Đông, những khu vực mà Mỹ đang rút bớt sự hiện diện.

Những bài toán lợi ích liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (19/7/2021)

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được truyền thông quốc tế nhắc tới nhiều trong tuần qua, bởi nó là một trong những nội dung chính được các nhà lãnh đạo Mỹ - Đức bàn thảo, trong chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Đức tới Mỹ. Giới quan sát cho rằng, những ngày tới đây, dự án khí đốt xuyên biển từ Nga sang Đức này sẽ tiếp tục là chủ đề nóng khi nó được hoàn thành vào tháng 8 tới theo dự kiến và nó gắn với bài toán lợi ích của rất nhiều bên liên quan.

Thủ tướng Đức Merkel thực hiện chuyến thăm Mỹ cuối cùng của nhiệm kỳ (16/7/2021)

Thủ tướng Đức vừa có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng trong chuyến công du quan trọng cuối cùng trên cương vị Thủ tướng. Dù thời gian tại nhiệm của bà Méc-ken không còn nhiều, nhưng với ảnh hưởng của bà trên chính trường Đức suốt 16 năm qua, chuyến đi này vẫn có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình quan hệ Mỹ - Đức dưới thời các chính quyền mới. Mặc dù Mỹ và Đức hiện vẫn tồn tại nhiều bất đồng, nổi bật nhất là trong xử lý mối quan hệ với Trung Quốc và dự án Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng dư luận cho rằng cả Mỹ và Đức đều mong muốn xây dựng một mối quan hệ hòa hợp. Về phía Mỹ, mối quan hệ đó phục vụ tốt cho chiến lược “nước Mỹ trở lại”, còn về phía Đức, đó là điều cần thiết cho mô hình kinh tế của quốc gia này.

Thủ tướng Merkel thăm Mỹ, củng cố trục Mỹ - Đức, kết nối Đại Tây Dương (15/7/2021)

Thủ tướng Đức Angela Merkel có chuyến thăm Mỹ và gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm Washington đầu tiên của bà Merkel kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1 năm nay và có thể là chuyến công du Mỹ cuối cùng của bà sau gần 16 năm lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bởi vậy, chương trình nghị sự mà bà Merkel sẽ thảo luận với Tổng thống Mỹ là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế, trong đó có các vấn đề song phương và toàn cầu.

Châu Âu tung ra chiến lược “Một châu Âu kết nối toàn cầu”, đối trọng với sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc (14/7/2021)

Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa nhất trí triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu kết nối châu Âu với thế giới. Đây là bước đi mới nhất sau các thỏa thuận đạt được với Ấn Độ và Nhật Bản cũng như cam kết tương tự của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Chiến lược của EU mang tên “Một châu Âu kết nối toàn cầu” nhằm thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế và đối ngoại, đồng thời đảm bảo lợi ích an ninh và các giá trị của châu Âu. Mặc dù kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu của châu Âu không hề nhắc đến Trung Quốc nhưng giới phân tích nhận định, toàn bộ kế hoạch này là chiến lược mới của châu Âu nhằm đối trọng với sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc. Phóng viên Quang Dũng thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích chiến lược mới này của châu Âu.

Trọng tâm chiến lược cuộc đua giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Joe Biden (13/07/2021)

Thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có loạt chuyến thăm đến các quận và các bang được cho là thành trì của đảng Cộng hòa. Đây được cho là động thái nhằm khẳng định quyết tâm của người đứng đầu nước Mỹ nhằm giúp đảng Dân chủ giành được lợi thế trước đảng Cộng hòa trong cuộc cuộc giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm tới. Trong bối cảnh đảng Dân chủ dù đang kiểm soát Hạ viện nhưng với đa số mong manh, trong khi tỉ lệ giữa hai đảng ở Thượng viện là ngang nhau, liệu Tổng thống Biden đang có những tính toán gì để tăng khả năng cạnh tranh của đảng Dân chủ?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: