logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cuộc tập trận Gió Biển và những thông điệp cũ, động thái mới gửi tới Nga (12/07/2021)

Cùng với những điểm nóng tại Afghanistan, diễn biến phức tạp của dịch COVID19 trên thế giới, tình hình khu vực Biển Đen tiếp tục nóng trong gần 2 tuần qua với cuộc tập trận Sea Breeze (Gió Biển) 2021. Đây là cuộc tập trận do Mỹ và Ukraine tiến hành có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 40 tàu chiến, 40 máy bay và trực thăng và hơn 5.000 binh lính tham gia. Trong khoảng thời gian từ ngày 28/6-hôm 10/7 cuối tuần qua, cuộc tập trận do Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ và Hải quân Ukraine tiền hành đã thu hút sự chú ý của dư luận toàn cầu với những thông điệp được cho là nhắm vào Nga trong bối cảnh những “xích mích” giữa Nga và NATO tiếp tục gia tăng.

Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 nỗ lực tìm tiếng nói chung (09/07/2021)

Hôm nay (09/07), tại Venice, Italy khai mạc Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Dự kiến, trong hai ngày diễn ra cuộc họp, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ thảo luận về nguồn lực tài chính dành cho tiêm ngừa Covid-19 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, cải cách thuế toàn cầu và nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Trong đó, nhóm G20 sẽ nỗ lực để tìm tiếng nói chung về mức thuế doanh nghiệp toàn cầu, trong bối cảnh một số nước thành viên phản đối đề xuất này. Trước đó, hồi đầu tháng này, 130 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhất trí về quy định áp mức thuế tối thiểu trên phạm vi toàn cầu, nhằm giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.

Bước lùi trong đàm phán hạt nhân Iran (8/7/2021)

Iran vừa chính thức thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về việc nước này sẽ làm giàu urani lên mức 20%. Động thái này của Iran khiến phương Tây và các nước thành viên ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 hết sức lo ngại, coi đây là lực cản lớn với các cuộc đàm phán đang diễn ra tại thủ đô Viên của Áo nhằm khôi phục bản thỏa thuận lịch sử này.
Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt vấn đề việc làm giàu urani lên mức 20% là ý định thực sự của Iran hay vẫn chỉ là “lá bài” để Iran gây áp lực với các bên trên bàn đàm phán, và liệu chính quyền mới ở Iran có cách tiếp cận khác hơn so với thời của ông Hasat trong vấn đề hạt nhân hay không? Phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông làm rõ vấn đề này.

Bất ổn Afghanistan đe dọa an ninh khu vực (07/07/2021)

Bạo lực đã hoành hành khắp Afghanistan kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút quân trước ngày 11.9, chấm dứt cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ. Trong những ngày gần đây, tình hình an ninh ở quốc gia Trung Nam Á trở nên xấu đi nhanh chóng.
Việc Mỹ và liên quân rút hết khỏi Afghanistan đã tạo một khoảng trống quyền lực rất lớn. Triển vọng Chính phủ Afghanistan và nhóm Hồi giáo này đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực, hay ít nhất là một thỏa thuận ngừng bắn, là khá mong manh. Do đó, nhiều nhà quan sát lo ngại Afghanistan sẽ rơi vào một vòng xoáy bất ổn và bạo lực mới, đồng thời có nguy cơ một lần nữa trở thành thiên đường trú ẩn của các phần tử khủng bố. Vòng xoáy bạo lực mới và nguy cơ an ninh với khu vực là điều đáng lo ngại nhất từ những gì đang diễn ra tại Afghanistan.

Chủ nghĩa dân túy thách thức khối đoàn kết châu Âu (6/7/2021)

Trong bối cảnh châu Âu đang thực hiện chiến dịch tham vấn quy mô lớn để định hình khu vực sẽ như thế nào trong tương lai, mới đây, 16 đảng cánh hữu theo đường lối dân túy ở châu Âu đã cùng nhau ký kết bản “Tuyên bố về tương lai châu Âu”. Bước đi này nhằm xúc tiến thành lập “đại liên minh” tại Nghị viện châu Âu, tạo ra tiếng nói có trọng lượng hơn để tiến hành cải tổ toàn châu Âu theo các đề xuất, định hướng của nhóm đảng này.
Theo giới quan sát, do 16 đảng này thuộc những quốc gia khác nhau với lợi ích cũng khác nhau nên sẽ không dễ hợp nhất thành một lực lượng chính trị trong Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, việc các đảng này cùng đặt bút ký vào một bản tuyên bố phản đối chính sách hiện tại của Liên minh châu Âu (EU) cũng khiến giới chức khu vực phải cảnh giác trước sức mạnh cộng hưởng của làn sóng chủ nghĩa dân túy.

Nga công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới (5/7/2021)

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chiến lược an ninh quốc gia mới thay thế bản chiến lược cũ đã được thông qua cuối năm 2015. Chiến lược mới nêu các ưu tiên chiến lược chính của Nga như bảo tồn dân tộc Nga, bảo vệ các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga, cũng như an ninh sinh thái và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo chiến lược mới, Nga sẽ giảm sử dụng đồng đôla trong ngoại thương, coi đây là biện pháp bảo đảm an ninh kinh tế đất nước. Điều đáng lưu ý trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga là mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ. Phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn về chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga.

Israel chìa cành ô-liu cho Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (2/7/2021)

Ngoại trưởng Israel Lapid vừa có chuyến thăm tới Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Đây là chuyến công du chính thức đầu tiên của một Bộ trưởng Israel tới Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất kể từ khi hai quốc gia ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ năm ngoái. Trong chuyến thăm nay, hai bên đã ký một thỏa thuận kinh tế và thương mại song phương. Cũng nhân dịp này, ngoại trưởng Israel Lapid đã dự lễ khánh thành Đại sứ quán đầu tiên của Nhà nước Do Thái tại Vùng Vịnh và khai trương Tổng Lãnh sự quán Israel tại thành phố Dubai. Động thái chìa cành ô liu của chính phủ Israel diễn ra trong bối cảnh chính phủ mới mới của nước này lên nắm quyền được 2 tuần cho thấy, ưu tiên hàng đầu của tân chính phủ Israel đặt vào các đối tác vùng Vịnh và báo hiệu một sự tái điều chỉnh chính sách của Israel với khối Arab trong khu vực. Phóng viên Ngọc Thạch thường trú Đài TNVN tại Trung Đông phân tích về những bước tiến tích cực này của Isarel.

Tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc sau dấu mốc 100 năm thành lập Đảng CS Trung Quốc (01/07/2021)

Hôm nay (1/7) Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc (1/7/1921 - 1/7/2021). Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc trong 1 thế kỷ qua và cũng là thời điểm để quốc gia này xác định tầm nhìn chiến lược cho những năm tiếp theo. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, những năm gần đây Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ; tình hình an ninh, chính trị cơ bản ổn định.
“Mục tiêu 100 năm” thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc là xây dựng toàn diện xã hội khá giả được đánh giá là đã cơ bản thành công. Ðây là nền tảng để Trung Quốc tiếp tục thực hiện “mục tiêu 100 năm” thứ hai vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước năm 2049, đó là xây dựng đất nước Trung Quốc trở thành xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Đằng sau quyết định lần đầu tiên tham gia tập trận lớn cùng Mỹ-Australia của Hàn Quốc (30/06/2021)

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc mới đây thông báo, Hải quân nước này sẽ cử một tàu khu trục 4.400 tấn tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhất giữa Mỹ và Australia - dự kiến diễn ra vào giữa tháng 7 tới. Đây sẽ là lần đầu tiên Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung có tên gọi Talisman Sabre này.
Dù phía Hàn Quốc khẳng định, việc tham gia cuộc tập trận không nhắm vào quốc gia cụ thể nào, tuy nhiên giới quan sát cho rằng, động thái này nhằm gửi đi nhiều thông điệp đến Trung Quốc cũng như tiết lộ phần nào chiến lược ngoại giao sắp tới của Seoul.

Căng thẳng Anh – Nga sẽ đi xa tới đâu? (29/6/2021)

Căng thẳng giữa Nga và Anh liên quan đến vụ việc tàu hải quân Anh đi qua vùng biển tranh chấp gần C-rưm chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Nga tiến hành tập trận rầm rộ ở phía đông Địa Trung Hải, đúng lúc một nhóm tàu sân bay tác chiến của Anh cũng hiện diện tại khu vực. Giới phân tích cho rằng, cả hai đều đang muốn gửi đi những thông điệp cứng rắn đằng sau các động thái này.
Điều mà dư luận quan tâm hiện nay là cuộc đối đầu Anh – Nga sẽ bị đẩy xa tới đâu, nhất là khi Nga luôn thể hiện quan điểm không nhượng bộ trong những vấn đề liên quan đến Crưm, còn phía châu Âu cũng chưa từng gây được sức ép đủ lớn với Nga, chưa nói đến một mình nước Anh. Đây cũng là lý do khiến ý tưởng tổ chức hội nghị thượng đỉnh EU – Nga của Đức và Pháp đã bị bác bỏ. Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ nét hơn vấn đề này.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 và những kỳ vọng thúc đẩy kinh tế toàn cầu (28/6/2021)

Dự kiến, hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra ở miền Nam Italia. Đây là sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm bởi G20 vốn được xem là động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh các nước đang tìm cách nhanh chóng phục hồi nền kinh tế sau những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, thế giới lại càng kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của G20. Vậy G20 có thể mang lại những gì cho kinh tế toàn cầu? BTV Thu Hà và chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn câu chuyện này.

Châu Âu tính toán “cài đặt lại” quan hệ với Nga (25/06/2021)

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu – Nga để “cài đặt lại” mối quan hệ với Nga, trong đó đưa ra thông điệp trực tiếp của châu Âu về các bước đi của Nga trong khi vẫn để ngỏ cánh cửa thỏa hiệp và hợp tác.
Liên minh châu Âu và Nga chưa tổ chức hội nghị thượng đỉnh nào kể từ sau vụ việc Nga sáp nhập bán đảo Crưm. Vì vậy, ý tưởng của Đức và Pháp được cho là chịu ảnh hưởng khá lớn từ quan điểm của Mỹ trong việc quản lý mối quan hệ với Nga một cách ổn định, nhất là khi nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Joe Biden khẳng định sẽ tăng cường tham vấn và phối hợp hành động với các đồng minh châu Âu trong các vấn đề quốc tế.

Tổng thống Afghanistan thăm Mỹ - khẳng định mối quan hệ đối tác bền vững(24/06/2021)

Tổng thống Afghanistan sẽ có chuyến thăm Mỹ vào cuối tuần này. Tháp tùng ông Ashraf Ghani trong chuyến thăm Mỹ này có ông Abdullah Abdullah, nhân vật đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt tiến trình hòa bình tại Afghanistan. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, chuyến thăm là nhằm khẳng định mối quan hệ đối tác bền vững giữa Mỹ và Afghanistan vào thời điểm quan trọng đối với tương lai Afghanistan sau khi Mỹ rút quân. Cũng theo người phát ngôn Nhà Trắng, chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ người dân Afghanistan và tiếp tục gắn bó sâu sắc với Kabul để đảm bảo "đất nước này không bao giờ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm khủng bố gây ra mối đe dọa cho Mỹ". Dự kiến, trong chuyến thăm tới Mỹ lần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani sẽ có cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng.

Nước Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (23/6/2021)

Nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP) từ tháng 2 năm nay, mới đây, nước Anh đã chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán sau khi 11 nước thành viên của Hiệp định nhất trí xem xét lá đơn của nước này. Đây được đánh giá là một bước đi chiến lược của Anh - như một phần trong kế hoạch từng bước xoay trục khỏi khu vực châu Âu giai đoạn “hậu Brexit”. Động thái này càng có ý nghĩa trong bối cảnh hôm nay - 23/6 đánh dấu tròn 5 năm ngày mà người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu. Để có những thông tin cụ thể về triển vọng gia nhập CPTPP của Anh, BTV Đài TNVN trao đổi với bà Nguyễn Đỗ Sinh, nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.

Triển vọng khởi động lại đàm phán Mỹ - Triều (22/6/2021)

Mỹ sẵn sàng gặp phía Triều Tiên bất cứ lúc nào mà không cần điều kiện kèm theo. Đây là khẳng định của Đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Sung Kim trong cuộc gặp 3 bên với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản tại thủ đô Seoul. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các đặc phái viên của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản về vấn đề hạt nhân Triều Tiên kể từ khi ông Sung Kim đảm nhận chức vụ này từ tháng 5. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 kết thúc vào tuần trước, trong đó bàn thảo đối sách chiến thuật và chiến lược phủ hợp cũng như đường hướng hành động" cần được duy trì trong quan hệ với Mỹ trong tương lai. Vậy triển vọng khởi động lại đàm phán Mỹ - Triều Tiên ở thời điểm này được nhận định như thế nào?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: