logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nóng cuộc đua vào ghế Thủ tướng Đức (24/09/2021)

Chỉ còn hai ngày nữa là nước Đức bước vào cuộc tổng tuyển cử liên bang để chọn ra một chính phủ và một Thủ tướng mới. Sau cuộc bầu cử Quốc hội này, Thủ tướng Angela Merkel sẽ rời khỏi quyền lực sau 4 nhiệm kỳ liên tục lãnh đạo nước Đức. Các thăm dò dư luận mới nhất tại Đức cho thấy, đảng cầm quyền Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo bắt đầu thu hẹp khoảng cách so với đối thủ chính là đảng Dân chủ xã hội SPD. Với kết quả khó đoán định, cuộc bầu cử Quốc hội Đức sẽ đặt ra những kịch bản nào cho chính trường nước này?

Pháp sẽ rời NATO sau thoả thuận quốc phòng ba bên giữa Australia, Anh và Mỹ (Aukus)? (23/9/2021)

Sau khi bị 3 nước Mỹ - Australia - Anh “gạt ra bên lề” bằng liên minh AUKUS và hợp đồng tàu ngầm giá trị khổng lồ, dư luận Pháp đang dậy sóng và kêu gọi chính phủ nước này cần có hành động đáp trả mạnh mẽ. Đáng chú ý là việc đề xuất Pháp nên rời khỏi Khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Nhìn lại thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Pháp đã không ít lần chỉ trích vai trò và hoạt động của NATO. Liệu mâu thuẫn và căng thẳng lên đến đỉnh điểm với Mỹ lần này có tạo ra một “cú hích” để Pháp quyết định rời khối liên minh quân sự này? Đâu sẽ là tác động nếu kịch bản này xảy ra? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp cập nhật thông tin.

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trong ứng phó Covid-19 (22/09/2021)

Bắt đầu từ ngày 21/9 và kéo dài đến ngày 27/9, phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 diễn ra theo hình thức trực tiếp tại New York, Mỹ. Phiên họp năm nay dự kiến sẽ đề cập tới nhiều thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt, từ biến đổi khí hậu tới xung đột tại các điểm nóng và bao trùm nhất vẫn là đại dịch Covid-19. Thực tế này càng cho thấy nhu cầu cấp bách của hợp tác đa phương trong ứng phó với Covid-19. Vậy Khóa họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể thúc đẩy hoạt động hợp tác này như thế nào?

Iran gia nhập tổ chức hợp tác Thượng Hải, cơ hội gắn kết tam giác Nga-Trung-Iran (21/09/2021)

Các trục quan hệ quốc tế đang có sự chuyển động rõ nét trong thời gian ngắn gần đây. Cùng với việc Mỹ, Anh, Australia thiết lập liên minh AUKUS, một động thái đáng chú ý khác là việc Iran vừa chính thức gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) - tổ chức an ninh ở khu vực Trung Á do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.
Động thái này được xem là một thành tựu ngoại giao quan trọng của chính quyền mới tại Iran, đồng thời là bước củng cố lực lượng của tổ chức an ninh lớn nhất lục địa Á – Âu, mở rộng tầm ảnh hưởng của SCO trên bàn cờ địa chính trị thế giới.

Tác động của Liên minh AUKUS tới địa chính trị khu vực (20/09/2021)

Việc Mỹ, Anh và Australia mới đây ký kết Hiệp định Đối tác an ninh 3 bên – còn gọi là Liên minh Aukus cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục củng cố chính sách xoay trục sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền tiền nhiệm, đồng thời khẳng định trí trung tâm của khu vực trong cục diện kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu.
Dù tới thời điểm này, có rất ít thông tin về việc Aukus sẽ hoạt động ra sao và nhưng giới phân tích đều dự đoán liên minh an ninh – quân sự này sẽ gồm những thiết chế đi kèm như thế nào, nhưng giới phân tích cho rằng Aukus sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ trong khu vực, từ quan hệ cạnh tranh nước lớn cho tới hoạt động của các cơ chế an ninh hiện có, ví dụ như Bộ tứ Kim Cương. Cuộc trao đổi với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó tổng Thư ký ASEAN sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Liên minh Mỹ-Anh-Australia: Thông điệp chiến lược! (17/09/2021)

Trong một động thái được đánh giá là chiến lược và có tầm ảnh hưởng đối với toàn cầu, lãnh đạo các nước gồm Mỹ, Anh và Australia vừa chính thức thông báo sự ra đời của một liên minh mới gồm 3 nước này, lấy tên là AUKUS. Theo giới quan sát, trong bối cảnh hiện nay, đây là một diễn biến được đánh giá hết sức quan trọng đối với tình hình an ninh-chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN sẽ lý giải bước đi mới nhất này của bộ 3 đồng minh Mỹ-Anh-Australia và những tác động trong tương lai!

Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa: Thông điệp gì với quốc tế? (13/09/2021)

Sau một thời gian yên ắng, an ninh trên bán đảo Triều Tiên những ngày qua lại trở thành tâm điểm chú ý khi Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa. Mới nhất, hôm qua Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên phóng thử hai tên lửa đạn đạo chưa rõ chủng loại. Vụ phóng này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa hành trình chiến lược với tầm bay ít nhất 1.500 km. Những vụ thử tên lửa này diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm nối lại đối thoại với Triều Tiên. Quá trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề hạt nhân đã bị đình trệ suốt hơn 1 năm qua. Việc Triều Tiên thử các loại tên lửa chiến lược được cho là mang nhiều thông điệp gửi tới Mỹ.

Một năm Thỏa thuận hòa bình Abraham và những tác động khu vực (15/9/2021)

Cách đây tròn một năm, Hiệp định Abraham giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã được ký kết tại Nhà Trắng. Ngay sau đó, Bahrain, Sudan và Maroc lần lượt đặt bút ký vào các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Thỏa thuận này được cho là đã mở ra một giai đoạn mới cho khu vực, khi lần đầu tiên Israel bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo.
Theo giới phân tích, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này, đặc biệt là Israel đều mong Thỏa thuận Hòa bình Abraham sẽ mở ra một chương mới hợp tác phát triển cho khu vực Trung Đông. Một năm nhìn lại sự kiện này, phóng viên Hồ Điệp phỏng vấn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel ông Lion Hyat theo hình thức trực tuyến, giúp quý vị có thêm một góc nhìn từ Israel với Thỏa thuận Hòa bình Abraham.

Hàn Quốc lựa chọn cách tiếp cận thế nào trong mối quan hệ với Trung Quốc? (14/09/2021)

Hôm nay (14/09), Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông Vương Nghị trong vòng 1 năm qua diễn ra vào thời điểm trước thềm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn-Trung.
Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Hàn Quốc là điều có thể thấy rõ, nhưng Hàn Quốc sẽ lựa chọn cách tiếp cận nào đối với đối tác lớn này, trong bối cảnh đồng minh Mỹ cũng đang hối thúc Hàn Quốc đứng về phía họ-đối trọng với Trung Quốc?

Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á: Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì đến ASEAN? (13/9/2021)

Hôm nay (13/9), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Singapore, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Đông Nam Á, trước khi sang thăm Hàn Quốc vào ngày mai. Điều khiến người ta chú ý hơn nữa là chuyến đi của ông Vương Nghị diễn ra chỉ hai tuần sau chuyến đi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Đông Nam Á với cùng một điểm đến. Vậy chuyến công du Đông Nam Á lần này của ông Vương Nghị chuyển những thông điệp gì đến ASEAN và các nước ASEAN đón nhận nó ra sao?

Thế giới thận trọng với chính phủ mới tại Afganistan (10/09/2021)

Như đã phân tích về những tính toán của lực lượng Taliban khi lựa chọn thành phần chính phủ mới với phần lớn là các nhân vật từng gắn bó với Taliban nhiều năm qua. Chính phủ mới ở Afganistan được cho là phản ánh ý chí của Taliban khi trở lại nắm quyền ở Afghanistan, đó là vẫn tuân theo đức tin, chiến lược của mình trong quản lý đất nước với luật Hồi giáo Sharia làm khuôn khổ.
- Chính phủ mới ở Afganistan được cho là không đáp ứng sự trông đợi của cộng đồng quốc tế, chính vì vậy mà một số quốc gia như Mỹ, Đức, Qatar đã ngay lập tức tuyên bố chưa công nhận chính phủ mới mà Taliban thành lập. Nhưng việc không công nhận chính phủ mới tại Afganistan cũng đẩy cộng đồng quốc tế vào thế khó trong việc xử lý các vấn đề tại quốc gia Nam Á này sau khi Mỹ rút quân, nhất là hỗ trợ nhân đạo. Chưa kể trong tương lai, nếu không có sự hợp tác quốc tế, Taliban khó có thể đảm bảo giữ cho Afganistan không trở thành nơi trú ẩn của các tổ chức khủng bố.

Nội các mới của Taliban ở Afganistan (9/9/2021)

Taliban đã công bố thành phần nội các Afghanistan mới, trong bối cảnh Mỹ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi nước này. Nội các do ông Hassan Akhund làm Thủ tướng. Người đồng sáng lập Taliban là Abdul Ghani Baradar sẽ đảm nhiệm vị trí quyền lực thứ 2 trong chính phủ. Điểm đáng lưu ý, Sarajuddin Haqqani được bổ nhiệm làm Quyền Bộ trưởng Nội vụ. Người này là thủ lĩnh nhóm vũ trang Haqqani, tổ chức bị Mỹ xem là "khủng bố". Trước đó, Taliban tuyên bố lực lượng này sẵn sàng thiết lập quan hệ với Washington vì lợi ích của cả Afghanistan và Mỹ, đồng thời hoan nghênh khả năng Mỹ tham gia công cuộc tái thiết quốc gia Tây Nam Á này.

Mỹ kích hoạt nỗ lực ngoại giao, giải quyết những vấn đề sau rút quân khỏi Afghanistan (08/09/2021)

Một tuần sau khi Mỹ chính thức rút toàn bộ quân tại Afghanistan, Washington bắt đầu kịch hoạt các hoạt động ngoại giao với các quốc gia đối tác và đồng minh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh sau quá trình này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến thăm Qatar và Đức, trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng bắt đầu chuyến thăm tới các quốc gia vùng Vịnh gồm Saudi Arabia, Qatar, Bahrain và Kuwait.

Giao tranh ác liệt tại "chiến địa" cuối cùng Panjshir có đẩy Afghanistan vào nội chiến dai dẳng? (06/09/2021)

Mặc dù đã giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan, song Taliban đang vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan tại "thành trì kháng chiến" cuối cùng ở tỉnh Panjshir. Giao tranh ở khu vực chiến lược này vẫn đang diễn ra rất dữ dội, và cả hai bên đều khẳng định nắm giữ lợi thế. Dư luận tỏ ra lo ngại tình trạng bạo lực kéo dài sẽ châm ngòi cho một cuộc nội chiến mới tại Afghanistan. Vậy thực hư tình hình tại chiến địa cuối cùng ở Panjshir ra sao ? PV Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ, theo dõi tình hình khu vực Nam Á sẽ cho biết thông tin cụ thể.

Phát triển vùng Viễn Đông trong một thế giới thay đổi (3/9/2021)

Diễn đàn Kinh tế phương Đông đang diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến tại thành phố Vla-đi-vốt-stốc của Nga, thu hút sự tham gia của nguyên thủ nhiều quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia. Đây là diễn đàn kinh tế lớn thứ hai mà Nga tổ chức trong năm nay nhằm tiếp tục thu hút đầu tư vào vùng Viễn Đông rộng lớn.
Diễn đàn Kinh tế phương Đông năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, sự thay đổi của tình hình địa chính trị khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức mới trong quá trình hợp tác phát triển khu vực Viễn Đông. Dù vậy, giới phân tích cho rằng, thách thức vẫn thường song hành cùng với cơ hội, vấn đề là Nga cùng các đối tác sẽ nắm bắt cơ hội đó như thế nào. Đó cũng là lý do Diễn đàn Kinh tế phương Đông năm nay được lấy chủ đề “Cơ hội mới cho vùng Viễn Đông trong một thế giới đang thay đổi”. Phóng viên Văn Thường, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga, người đang có mặt tại thành phố Vla-đi-vốt-stốc phân tích cụ thể hơn về những cơ hội phát triển này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: