logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

OPEC+ liệu có tăng sản lượng khai thác dầu? (02/12/2021)

Hôm nay (02/12), tại Viên, Áo diễn ra cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác, gọi là nhóm OPEC+. Tại cuộc họp, các thành viên của nhóm sẽ thảo luận về chính sách khai thác dầu mỏ trong đầu năm tới, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của biến thể mới đối với thị trường. Cuộc họp của nhóm OPEC+ lần này được đánh giá là quan trọng trong bối cảnh thị trường dầu mỏ đang phải đối mặt với thách thức từ sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-Cov2 và việc một số nước mở các kho dự trữ dầu. Trong bối cảnh như vậy, tại cuộc họp của nhóm OPEC+ lần này, dư luận có thể kỳ vọng gì vào một chính sách dầu mỏ nhằm ổn định thị trường cũng như không chặn đà phục hồi kinh tế trước các tác động của đại dịch Covid-19.

Thách thức với quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu (1/12/2021)

Sau gần 2 năm chao đảo vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược ứng phó, từ áp đặt phong tỏa sang thích ứng linh hoạt, từ Zero Covid sang sống chung an toàn, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Nhưng sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đang tạo ra thách thức mới cho quá trình phục hồi này, thậm chí có thể “kèo lùi” những thành quả về phục hồi kinh tế từng đạt được khi các quốc gia từng bước mở cửa lại nền kinh tế.
Sự xuất hiện của các biến thể mới như Omicron cho thấy việc cân bằng giữa phục hồi kinh tế và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân là không hề đơn giản, đòi hỏi chính phủ các quốc gia phải có cách tiếp cận phù hợp. PGS - TS. Vũ Sỹ Cường - Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính – thuộc Học viện Tài chính phân tích rõ hơn vấn đề này.

Tương lai khôi phục việc nối lại đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran (29/11/2021)

Theo kế hoạch, hôm nay 29/11, cuộc đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được nối lại tại Viên, Áo. Sau gần nửa năm bị đình trệ, cuộc đàm phán lần này được kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện giữa Iran và Nhóm P5+1 ký kết năm 2015 - vốn gần như đổ vỡ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này năm 2018.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn còn lắm chông gai vì sự nhượng bộ giữa các bên là không dễ dàng. Đại sứ Nguyễn Quang Khai, công tác tại Trung Đông và nghiên cứu về tình hình Iran, phân tích rõ hơn tính toán của các bên liên quan đến hồ sơ nóng này.

Mỹ và các nước lớn “xả” kho dự trữ dầu: Những kịch bản nào cho giá dầu thế giới (25/11/2021)

Giá dầu tăng, nguồn cung hạn hẹp là những từ khóa được nhắc đến nhiều lần trong những ngày qua và là yếu tố quan trọng tác động đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong một diễn biến đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ra lệnh mở kho dự trữ dầu chiến lược, “xả” 50 triệu thùng dầu cùng lúc với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh. Theo thông cáo của Nhà Trắng, đây là một chiến dịch phối hợp đa quốc gia nhằm kìm lại giá dầu thô đang tăng vọt trên toàn cầu dẫn tới nhiều hệ lụy với các nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi.
Động thái diễn ra sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đối tác (OPEC+) kiên quyết không tăng sản lượng dầu thô khai thác mỗi ngày cho đến hết ngày 2-12. Động thái xả kho dự trữ dầu của Mỹ và các nước tác động ra sao đến thị trường dầu thế giới? Mối bất hòa giữa OPEC + với các nước tiêu thụ dầu thô lớn sẽ đi đến đâu?

Quan hệ Nga - Mỹ lại “nóng” vì dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (24/11/2021)

Sau khi các cơ quan chức năng Đức tạm dừng quá trình phê chuẩn Dòng chảy phương Bắc 2, quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục nóng liên quan đến dự án nhiều tranh cãi này. Ngoại trưởng Mỹ Antoni vừa thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy thẳng từ Nga sang Đức. Đáp lại, Nga phản đối và cho rằng, các nỗ lực cản trở hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đến châu Âu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại các nguyên tắc thị trường tự do.
Đằng sau những căng thẳng mới nhất giữa các bên lần này là gì, liệu có tiếp tục là những mục tiêu và toan tính chính trị như nhiều chuyên gia lo ngại? Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương phân tích rõ động thái hiện nay của các bên.

Căng thẳng gia tăng, Ba Lan tính đóng cửa biên giới với Belarus (23/11/2021)

Thủ tướng Ba Lan Morawiecki cho rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư đang diễn biến căng thẳng, Ba Lan có thể tính tới biện pháp đóng cửa biên giới với Latvia.
Nhiều ý kiến hoài nghi về khả năng hai nước có đủ thực lực để xử lý cuộc khủng hoảng này, trong khi Liên minh châu Âu được cho là chưa có sự hỗ trợ đủ lớn, khiến vấn đề người di cư ở khu vực biên giới Belarus vẫn trong tình thế bế tắc.

Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc-cột mốc mới cho quan hệ hợp tác (22/11/2021)

Hôm nay (22/11), hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc là dịp để các nhà lãnh đạo hai bên đánh giá hợp tác ASEAN và Trung Quốc trong 30 năm qua và đề ra các định hướng quan trọng trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 24 vào tháng 10 vừa qua. Vậy đâu là những điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN và những định hướng nào sẽ là trọng tâm trong quan hệ hai bên trong thời gian tới?

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới và những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ (19/11/2021)

Tối qua theo giờ Mỹ, tức sáng sớm nay (19/11), theo giờ Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ gồm ba nước Mỹ-Canada - Mehico vừa diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ. Đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ kể từ năm 2016, sau khi gián đoạn dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại hội nghị, lãnh đạo 3 nước đã xem xét việc thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới và những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ.

Lực lượng phản ứng nhanh của EU và tham vọng giảm sự phụ thuộc vào Mỹ (18/11/2021)

Sau một thời gian dài chuẩn bị, dự thảo về một lực lượng quân đội phản ứng nhanh của riêng Liên minh châu Âu (EU) đang bắt đầu định hình một cách rõ nét hơn trong cuộc họp của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng EU vừa diễn ra tại Bruxelles (Bỉ). Khắc phục những hạn chế trong khả năng tự chủ chiến lược, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ và NATO, được cho là những mục tiêu chính của dự án đầy tham vọng này. Vậy hình thái tập hợp lực lượng mới này có điểm nào đặc biệt? Và nếu được các nước thành viên chính thức thông qua, liệu chiến lược quốc phòng - an ninh mới này của châu Âu có “va chạm” với đồng minh Mỹ vốn cũng đang tồn tại nhiều rạn nứt và mâu thuẫn?

Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung Quốc: Thiết lập giới hạn cạnh tranh (17/11/2021)

Trong một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc có cuộc đối thoại trực tuyến kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Là một sự kiện quan trọng đối với quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc họp này được cả thế giới theo dõi sát và kỳ vọng về một kết quả tích cực, giúp xuống thang căng thẳng quan hệ 2 nước.
Mặc dù không có thỏa thuận nào đạt được song cuộc gặp vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý cuộc cạnh tranh và những vấn đề khác biệt giữa hai nước Mỹ - Trung. Để đánh giá sâu hơn về cuộc đối thoại quan trọng này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PGS.TS Tạ Minh Tuấn – Học viện ngoại giao.

Vai trò của Nga trong khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan – Belarus (16/11/2021)

Cuộc khủng hoảng di cư ở khu vực biên giới Ba Lan – Bê-la-rút đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng nghìn người từ Syria, Iraq và một số quốc gia Trung Đông khác vẫn đổ về khu vực này để tìm cách vào châu Âu. Trong khi đó, Bê-la-rút tuyên bố các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu khiến nước này không còn khoản tiền cần thiết để ngăn chặn dòng người di cư.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin vừa tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng di cư này. Sự lên tiếng của Nga được thế giới đặc biệt quan tâm, bởi trước đó, Nga từng là quốc gia bị các nước châu Âu chỉ trích vì có liên quan đến việc người di cư đổ về biên giới Ba Lan – Bê-la-rút, dù Nga kiên quyết bác bỏ. Vậy Nga thực sự có vai trò như thế nào trong câu chuyện này? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga cùng lý giải vấn đề này.

Hội đàm trực tuyến Mỹ-Trung: Liệu có thể thu hẹp bất đồng? (15/11/2021)

Theo kế hoạch, nhà lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Mỹ Tổng thống Joe Biden sẽ hội đàm trực tuyến vào tối nay (theo giờ địa phương). Nội dung thảo luận tại cuộc gặp dự kiến bao gồm căng thẳng xung quanh hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Đài Loan, các vấn đề về nhân quyền cũng như hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung liên tục căng thẳng thời gian gần đây, cuộc hội đàm trực tuyến này là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hướng tới tháo gỡ bất đồng. Tuy nhiên, kết quả của cuộc gặp còn là một ẩn số bởi Mỹ và Trung Quốc khác biệt nhau rất nhiều, thậm chí còn đối đầu nhau về quan điểm trong một số vấn đề.

Liệu COP26 có tạo ra được bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại? (12/11/2021)

Hôm nay (12/11) là ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh. Với vai trò là nước chủ trì COP26, nước Anh đã công bố dự thảo đầu tiên về tuyên bố chung của hội nghị. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cũng đã ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Với những cam kết mạnh mẽ mà các nước đưa ra tại hội nghị, liệu COP26 có tạo ra được bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại?

New Zealand kỳ vọng mang đến các chính sách đổi mới, tạo tiền đề phát triển cho khu vực tại Cấp cao APEC (11/11/2021)

Trong hai ngày hôm nay và ngày mai (11 và 12/11), các hoạt động cấp cao nhất của Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chính thức diễn ra. Gồm: Đối thoại giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC và Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28. Cùng nghe những chia sẻ Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson về những nội dung nổi bật cũng như kỳ vọng của New Zealand thông qua chuỗi sự kiện quan trọng này.

Mỹ nỗ lực hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Pháp sau thỏa thuận AUKUS (10/11/2021)

Hoạt động ngoại giao của Mỹ ở châu Âu trở nên sôi động thời gian này. Sau khi Tổng thống Joe Biden tham dự loạt sự kiện ở Italia và Anh, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đang có chuyến thăm 5 ngày tới Pháp.
Mặc dù là hai đồng minh truyền thống song quan hệ Mỹ - Pháp trở nên xấu đi sau khi Washington tuyên bố thành lập liên minh AUKUS với Anh và Australia dẫn tới việc Australia hủy hợp đồng quốc phòng trị giá hàng chục tỷ đô la với Pháp. Vì thế, một trong những nội dung quan trọng nhất trong chuyến công du của bà Harris là hàn gắn mối quan hệ với Pháp, giúp hiện thực hóa chiến lược “đưa nước Mỹ trở lại” của chính quyền Mỹ hiện tại.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: