logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quyết định chiến lược “đi xa hơn” của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (30/12/2021)

Năm 2021, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn và các nước tầm trung, kéo theo những cơ cấu an ninh mới ra đời và các mối liên kết cũ được củng cố. Trong đó, có thể kể đến vai trò của Australia khi quốc gia này có đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh được thành lập vào tháng 9 năm nay. AUKUS không chỉ tạo nền tảng để Australia nâng cao năng lực quốc phòng và thúc đẩy việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhạy cảm mà còn là mở ra cơ hội để Australia định hình vị thế trong khu vực trong nhiều năm tới.

Đạo luật chi tiêu quốc phòng Mỹ và thông điệp gửi Nga - Trung Quốc (29/12/2021)

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng - an ninh. Trước đó, Đạo luật đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua với tỷ lệ ủng hộ cao từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Được đánh giá là văn bản quan trọng có vai trò định hướng chính sách quốc phòng của Mỹ hàng năm, Đạo luật đang gợi mở những bước đi chiến lược nào của Mỹ, đặc biệt đối với các đối thủ hàng đầu là Nga và Trung Quốc? Nhà báo Trần Thanh Tuấn – Thông tấn xã Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.

Năm 2021: Nước Mỹ đan xen các gam màu “sáng, tối” (28/12/2021)

Khi nước Mỹ và thế giới đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2021, cũng đồng nghĩa đã gần một năm kể từ khi Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Có lẽ không một Tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ đương đại lại phải đương đầu với hàng loạt những thách thức lớn cả về đối nội và đối ngoại như ông Joe Biden.

Nhật Bản chờ đón năm mới 2022: Đẩy mạnh cải cách về kinh tế và chính sách đối ngoại (27/12/2021)

Năm 2021, chính trường Nhật Bản đã có những thay đổi lớn, trong đó có việc Thủ tướng Kishida Fumio chính thức lên nắm quyền thay cho cựu Thủ tướng Suga. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới của Nhật Bản cũng đã có rất nhiều điều chỉnh về chính sách với mong muốn thúc đẩy hơn nữa uy tín và vị thế của nước Nhật trong bối cảnh mới.
Là một người theo chủ nghĩa ôn hòa và ưa thích sự ổn định, năm 2022, ông Kishida Fumio được cho là sẽ tiếp tục dẫn dắt Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vượt qua hàng loạt khó khăn hiện tại, như khống chế đại dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế, tình trạng già hoá dân số và căng thẳng với Trung Quốc. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú tại Nhật bản cùng nhìn lại những biến động trên chính trường Nhật Bản một năm qua và những dự báo cho năm mới 2022.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ, đầu tàu kinh tế của thế giới (23/12/2021)

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có bài phát biểu trấn an người dân về năng lực ứng phó của chính phủ trước biến thể Omicron. Cũng giống như các quốc gia khác, biến thể này đang lây lan nhanh tại Mỹ, chiếm đa số ca mắc Covid-19 mới, làm dấy lên nỗi lo ngại về việc nước Mỹ có thể một lần nữa trở thành tâm dịch lớn nhất của thế giới – điều đã từng xảy ra hồi năm ngoái.
Không chỉ người dân Mỹ mà các nước khác trên thế giới cũng theo dõi rất sát sao tình hình dịch bệnh của quốc gia này. Bởi với vị thế là nền kinh tế số 1 thế giới, mọi biến động tại nước Mỹ sẽ tác động nhanh chóng tới kinh tế toàn cầu. TS. Lộc Thị Thủy, Viện nghiên cứu Châu Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.

Đàm phán hạt nhân Iran: Một năm nỗ lực nhưng chưa tìm được lối thoát (22/12/2021)

Nhìn vào các hồ sơ quốc tế nóng trong năm 2021 không thể không nhắc đến vấn đề hạt nhân Iran. 7 vòng đàm phán giữa Iran và các cường quốc đã được tiến hành trong năm 2021, tuy nhiên các bên vẫn không tìm được tiếng nói chung liên quan đến chính sách cấm vận của Mỹ và tiến trình làm giàu urani của Iran. Có thể nói những diễn biến hiện nay trái với dự đoán của nhiều chuyên gia cách đây gần 1 năm khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, với cam kết đưa Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015. Vậy điều gì đang làm cản trở thỏa thuận hạt nhân Iran?

Tháo gỡ khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan (21/12/2021)

Đại diện của 57 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đã đến Pakistan tham dự hội nghị do Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tổ chức nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan. Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay để thảo luận về tình hình Afghanistan kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền tại nước này hồi tháng 8 vừa qua.
Hiện chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính quyền mới ở Afghanistan do Taliban đứng đầu và các nỗ lực ngoại giao đều đang bế tắc trong việc tìm cách đưa các khoản trợ cấp nhân đạo đến nước này mà không trở thành các khoản tài trợ cho chính quyền Taliban. Liên hợp quốc cũng đã nhiều lần cảnh báo Afghanistan đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng khẩn cấp nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới do cùng lúc khủng hoảng cả về thực phẩm, nhiên liệu và tiền mặt. Tại hội nghị này, các bên kỳ vọng sẽ đưa ra được các đề xuất, giải pháp nhằm tháo gỡ khủng hoảng nhân đạo cho Afghanistan. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN khu vực Nam Á phân tích nội dung này.

Tương lai nào cho đề xuất an ninh mà Nga gửi tới phương Tây? (20/12/2021)

Vào tuần trước, Nga đã đưa ra một đề xuất gồm 8 điểm trong đó yêu cầu Mỹ và các đồng minh ngừng mọi hoạt động quân sự ở Đông Âu và Trung Á, nhằm thiết lập một thỏa thuận an ninh, giúp hạ nhiệt căng thẳng Nga- phương Tây. Thế nhưng cho đến thời điểm này, phản ứng từ phía Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là không khả quan và cũng chưa thấy tia hy vọng nào cho việc các bên sẽ cùng ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận về đề xuất an ninh mới của Nga. Vậy tương lai nào cho bản đề xuất này? Tình hình khu vực Đông Âu sẽ tăng nhiệt tới mức nào nếu các bên không đạt được thỏa thuận làm dịu căng thẳng?

Triển vọng chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên: Bước ngoặt mới cho hòa bình khu vực (15/12/2021)

Trong tuyên bố mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Je-in cho biết, các nước Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên đã nhất trí về mặt nguyên tắc đối với việc tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và Soeul sẽ thúc đẩy tiến trình này. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng bày tỏ tin tưởng rằng, tuyên bố kết thúc chiến tranh sẽ giúp khôi phục các cuộc đàm phán bị đình trệ lâu nay giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, cũng như giữa Triều Tiên và Mỹ. Liệu tương lai một Tuyên bố chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên có suôn sẻ và dễ dàng? Nếu thực sự được thống nhất, tác động của sự kiện được đánh giá là “mang tính lịch sử” này sẽ như thế nào? Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích rõ hơn vấn đề này.

Chính sách đối ngoại Đức dưới chính quyền mới: Kế thừa liệu có điều chỉnh? (14/12/2021)

Nước Đức vừa trải qua sự thay đổi quyền lực đáng chú ý khi Thủ tướng Olaf Scholz nhậm chức, kế nhiệm bà Angela Merkel sau 16 năm. Báo chí truyền thông cả ở Đức và quốc tế đều nhắc đến “một kỷ nguyên mới” đang mở ra cho nước Đức, ở đó chính sách đối ngoại của chính phủ mới là một trong những tâm điểm được dư luận quốc tế quan tâm.

Kết nối G7 – ASEAN – khẳng định tầm quan trọng của Châu Á – Thái Bình Dương (13/12/2021)

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới trong 2 ngày đã đề cập nhiều nội dung quan trọng, từ phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 tới xử lý mối quan hệ với Nga, Trung Quốc, các điểm nóng Ucraina, Triều Tiên, Iran… Nhưng điều thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế là việc lần đầu tiên Anh mời ngoại trưởng các nước Đông Nam Á (trừ Myanma) tham gia thảo luận với Ngoại trưởng các nước G7. Sự xuất hiện của Ngoại trưởng các nước ASEAN bên cạnh các nước khác như Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN trong bối cảnh nhiều quốc gia xác định đặt trọng tâm chính sách đối ngoại vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từng công bố chiến lược “Nước Anh toàn cầu” với điểm nhấn Châu Á – Thái Bình Dương, nước Anh với vai trò Chủ tịch luân phiên của G7 cũng thể hiện sự tự chủ chiến lược với EU khi thúc đẩy kết nối giữa G7 và ASEAN tại hội nghị Ngoại trưởng G7. Phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu cùng phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Đề xuất mới của Iran thử thách sự kiên nhẫn của Nhóm P5+1 (9/12/2021)

Hôm nay, vòng đàm phán mới về khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ nối lại tại Viên, Áo sau khi gián đoạn vào cuối tuần trước. Về phía P5+1 sẽ có các đoàn đàm phán của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga, trong khi phái đoàn Mỹ vẫn tham dự gián tiếp thông qua sự trung gian của Liên minh châu Âu.
Vòng đàm phán này diễn ra trong bối cảnh các nước P5+1 đang rất thất vọng với thái độ mà P5+1 cho là “thiếu nghiêm túc” của Iran khi nước này tuần trước đưa ra đề xuất mới thay đổi tới 70-80% các thỏa thuận mà hai bên phải mất nhiều vòng đàm phán căng thẳng mới đạt được. Việc P5+1 chấp thuận trở lại bàn đàm phán để xem xét các đề xuất của Iran được đánh giá là sự kiên nhẫn rất lớn. Nhưng Iran sẽ ứng xử như thế nào trước sự kiên nhẫn này và các bên liệu sẽ chấp nhận nhượng bộ đến đâu trong các vấn đề cốt lõi? Nhà báo Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế làm rõ hơn nội dung này.

Căng thẳng giữa 2 nước Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc tổ chức Đại hội Thể thao Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh (08/12/2021)

Trong động thái mới nhất, Nhà Trắng vừa thông báo quyết định không cử đại diện ngoại giao đến Đại hội Thể thao Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm tới. Chưa hết, Mỹ cũng đã thông báo quyết định cho một số đồng minh; trong khi một số nước như Australia và Anh cũng đang cân nhắc vấn đề này. Trong phản ứng đầu tiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh, Olympic là sân chơi thể thao toàn cầu, không phải là một sân khấu chính trị. Và rằng, quyết định của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tổ chức thành công sự kiện thể thao này.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ - Nga: nỗ lực đưa mối quan hệ song phương đi đúng hướng (7/12/2021)

Cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai tổng thống Nga và Mỹ trong ngày hôm nay là một trong những sự kiện ngoại giao được quan tâm nhất thời điểm này. Có nhiều lý do để cả hai bên muốn tạo lập một trạng thái ổn định trong mối quan hệ ngoại giao được đánh giá là thấp chưa từng có giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên những diễn biến căng thẳng xoay quanh Ukraine đặt mối quan hệ hai bên vào tình huống nhiều rủi ro.
Theo giới quan sát, nếu không có giải pháp hạ nhiệt tình hình, quan hệ Nga – Mỹ có thể bị cuốn vào một vòng xoáy đối đầu mới khi cả hai dường như đều đặt ra những “lằn ranh đỏ” cho đối phương. Liệu cuộc đối thoại này sẽ giải quyết đến đâu những vấn đề an ninh mà cả Mỹ và Nga cùng quan tâm liên quan đến Ukraine và những vấn đề bất đông khác? BTV Thanh Huyền trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát – Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương về câu chuyện này.

Nước Đức chuẩn bị có Thủ tướng mới 3 Thách thức chờ đợi nhà lãnh đạo mới của Đức (06/12/2021)

Hôm nay (6/12), Hạ viện Đức bắt đầu bỏ phiếu thông qua vị trí Thủ tướng mới của nước Đức thay thế cho bà Angela Merkel kết thúc nhiệm kỳ sau 16 năm cầm quyền. Nếu không có gì thay đổi, gần như chắc chắn, Hạ viện Đức sẽ lựa chọn ông Olaf Scholz trở thành Thủ tướng mới của Đức. Đáng chú ý, ngay sau khi được phê chuẩn, dự kiến vị Thủ tướng mới của nước Đức sẽ thăm chính thức Pháp ngay trong tuần này, để khẳng định quan hệ đồng minh Pháp-Đức cũng như xác định những đường hướng mới lãnh đạo Liên minh Châu Âu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: