logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhiều khó khăn chờ đợi nhà lãnh đạo mới của Australia (23/5/2022)

Cùng với thông tin về chuyến thăm châu Á đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cuộc bầu cử tại Australia tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận với chiến thắng cuối cùng thuộc về nhà lãnh đạo Công đảng Anthony Albanese. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, Công đảng giành được 72 ghế trong Hạ viện. Với kết quả này ông Anthony Albanese sẽ trở thành Thủ tướng thứ 31 của Australia và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày hôm nay (23/5). Dự kiến nhà lãnh đạo mới của Australia cũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Bộ Tứ cùng các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản diễn ra vào ngày mai (24/5) tại Tokyo. Mặc dù được đánh giá cao về khả năng kỹ trị, tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nhà lãnh đạo mới của Australia sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt về đối nội và đối ngoại.

Chuyến công du châu Á đầu tiên của Tổng thống Mỹ nhằm hiện thực hóa cam kết: quan hệ đồng minh vững như bàn thạch (20/05/2022)

Hôm nay (20/05), Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm đầu tiên tới châu Á trên cương vị người đứng đầu Nhà Trắng. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Biden sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản để thúc đẩy cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở cũng như đối với quan hệ liên minh của Washington với Seoul và Tokyo.
Trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp song phương với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Seok-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Cũng trong khuôn khổ chuyến công du, Tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị với các nhà lãnh đạo Nhóm Đối thoại An ninh “Bộ tứ kim cương” QUAD gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ. Vậy Tổng thống Mỹ nhắm tới những mục tiêu gì trong chuyến công du này? Quan hệ đồng minh Mỹ, Nhật, Hàn sẽ có thêm những bước tiến nào?

Nguy cơ bất ổn tại khu vực Baltics (19/5/2022)

Nga mới đây tiếp tục thông báo rút khỏi Hội đồng các quốc gia biển Baltics. Đây được cho là phản ứng ban đầu của Nga sau khi cả Phần Lan và Thụy Điển đều xác nhận sẽ làm đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hội đồng các quốc gia biển Baltics là diễn đàn chính trị thúc đẩy hợp tác khu vực gồm 11 quốc gia thành viên gồm Đan Mạch,Estonia, Phần Lan, Đức, Iceland, Latvia, Litva, Na Uy, Ba Lan, Nga và Thụy Điển và Liên minh châu Âu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo an toàn, an ninh khu vực. Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, việc Nga rút khỏi Hội đồng các quốc gia biển Baltics được cho là có thể đẩy khu vực Baltics vào vòng xoáy bất ổn.

Nước Pháp có nữ Thủ tướng đầu tiên sau 3 thập kỷ (18/5/2022)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm tân Thủ tướng nước này. Như vậy, đây là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ cương vị Thủ tướng Pháp trong vòng 30 năm - kể từ năm 1992 đến nay. Quyết định này được đánh giá là một bước đi chiến lược của Tổng thống Macron nhằm tạo tiền đề cho một cuộc cải tổ nội các toàn diện, thu hút sự ủng hộ của cử tri cánh tả cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc bầu cử Quốc hội quan trọng vào tháng 6 tới đây. Liệu những tính toán này có giúp chính quyền Tổng thống Macron ghi điểm? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.

Châu Âu chia rẽ vì giải pháp mua năng lượng của Nga (17/5/2022)

Quá trình “thoát” năng lượng Nga của các nước châu Âu tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Các đối tác châu Âu trong nhiều tuần qua đã chật vật để tìm cách vừa đáp ứng sắc lệnh thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của Nga, vừa không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moscow vì chiến dịch quân sự ở Ukraine. Để giải quyết các thách thức, Liên minh châu Âu (EU) vừa đưa ra giải pháp giúp các nhà nhập khẩu tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua khí đốt từ Nga, mà vẫn đáp ứng yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp. Tuy vậy, cách giải quyết này vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của toàn bộ thành viên trong liên minh.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không nhiệt tình chào đón Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO ? (16/5/2022)

Sau khi Phần Lan chính thức bày tỏ nguyện vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Thụy Điển dự kiến sớm ra quyết định tương tự, đa số các thành viên của khối này đều hoan nghênh Phần Lan và Thụy Điển. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ thì lại có quan điểm khác! Nước này không nhiệt tình chào đón, thậm chí còn gây khó dễ với Phần Lan và Thụy Điển trong kế hoạch gia nhập NATO. Vậy vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại có lập trường như vậy và lộ trình gia nhập NATO của 2 quốc gia Bắc Âu có bị ngáng trở hay không? Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, Đại sứ Nguyễn Quang Khai cùng phân tích vấn đề này.

Phần Lan sẽ gia nhập NATO: Ngã rẽ lịch sử và sự thay đổi trật tự an ninh châu Âu (13/5/2022)

Sau một thời gian ngắn cân nhắc, Tổng thống và Thủ tướng Phần Lan vừa chính thức tuyên bố ủng hộ việc gia nhập NATO, bước đi tiến gần hơn đến việc trở thành thành viên của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Đây được cho là “ngã rẽ lịch sử” của quốc gia Bắc Âu khi từ bỏ chính sách trung lập kéo dài nhiều thập kỷ qua. Dự kiến, Thụy Điển – quốc gia vốn theo đuổi chính sách không liên kết quân sự - cũng sẽ có động thái tương tự sau phát ngôn của các lãnh đạo Phần Lan.

Trung tâm ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tự do, rộng mở (12/5/2022)

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ lần thứ 2 diễn ra trong hai ngày - hôm nay và ngày mai tại Washington. Đây là dịp để hai bên cùng nhìn lại chặng đường hợp tác trong 45 năm qua, đồng thời tạo đà cho việc phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ trong tương lai, trong bối cảnh vai trò của ASEAN ngày càng được xem trọng trong chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Về phía ASEAN, sự kiện này cũng là cơ hội để ASEAN tìm kiềm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong các cơ chế đa phương, tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm, thống nhất và trung lập khi đứng trước những thách thức cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt trong khu vực. Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.

Chuyên gia Australia: Mỹ cần thúc đẩy quan hệ với ASEAN (11/5/2022)

Ngày mai (12/05), tại thủ đô Washington, Mỹ sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh đặc biệt lần thứ 2 giữa ASEAN và Mỹ. Đây là hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Mỹ lần thứ 2 nhưng là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi ông nhậm chức vào đầu năm 2021. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe biden công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào hồi tháng 2 vừa qua khiến cho dư luận hy vọng các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN sẽ có nhiều nội dung thảo luận để thúc đẩy quan hệ giữa hai bên trong thời gian tới.

Bầu cử Tổng thống Philippines: Sẽ có nhiều thách thức đặt ra với nhà lãnh đạo mới (09/5/2022)

Hôm nay ( 9/5), hơn 67 triệu cử tri Philippines sẽ đi bầu cử Tổng thống để bầu chọn một nhà lãnh đạo mới thay thế Tổng thống Duterte sắp mãn nhiệm. 2 nội dung trọng tâm trong cuộc bầu cử đó là thúc đẩy nền kinh tế Philippines tăng tốc sau đại dịch và vị thế của Philippines trên trường quốc tế. Theo đánh giá của giới phân tích, 10 ứng cử viên tham gia cuộc đua lần này đều là những ứng viên mạnh, trong đó có 4 gương mặt đặc biệt nổi bật là cựu Thượng nghị sĩ Marcos, Phó Tổng thống Robredo, Thị trưởng Philippines ông Moreno và Võ sĩ huyền thoại Pacquiao. Chính vì thế, ai sẽ là người chèo lái đất nước Philippines sau nhiệm kỳ thành công của Tổng thống Duterte được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm.

Nga sẽ ứng phó như thế nào khi Châu Âu cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga? (06/5/2022)

Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất gói trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ucraina, trong đó, phần quan trọng nhất là cấm nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ từ Nga. Mặc dù vẫn còn một số ý kiến trái chiều trong nội bộ EU, song các nhà lãnh đạo của khối khẳng định việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga là điều phải làm trên cơ sở tìm kiếm các đối tác thay thế và giảm thiểu tác động trên thị trường toàn cầu. Từ trước tới nay, châu Âu thường né tránh việc áp lệnh trừng phạt với lĩnh vực năng lượng của Nga bởi sự phụ thuộc quá lớn của các quốc gia trong khối đối với dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga. Vì thế, nếu châu Âu thực sự quyết tâm và tìm được giải pháp để thoát khỏi sự phụ thuộc này, đó sẽ là tổn thất rất lớn với Nga, tước đi “lá bài” lợi hại nhất của Nga trong mối quan hệ đầy căng thẳng giữa Nga và phương Tây.

Chương mới trong quan hệ Nhật Bản – Thái Lan (05/5/2022)

Đông Nam Á ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những lợi ích chiến lược của Nhật Bản trong cả phát triển kinh tế và cân bằng nước lớn. Vì vậy, không khó hiểu khi Tokyo không ngừng xích lại gần hơn với các quốc gia ASEAN. Đất nước “Mặt trời mọc” tích cực thiết lập quan hệ kinh tế, quốc phòng chặt chẽ với các nước ASEAN theo những cách khác nhau. Trong chuyến công du mới đây của Thủ tướng Nhật Bản Ki- si-đa Fu-mi-ô, Nhật Bản và Thái Lan đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện và bao trùm”. Điều này được cho sẽ mở rộng hơn nữa sự hiện diện của Nhật Bản tại các quốc gia Đông Nam Á trong tất cả các lĩnh vực.

Đằng sau động thái chấm dứt các thỏa thuận quốc phòng với Pháp của Mali (4/5/2022)

An ninh khu vực châu Phi đang có những diễn biến đáng chú ý mới, khi chính quyền quân sự của Mali vừa thông báo hủy bỏ các thỏa thuận quốc phòng với Pháp, đồng thời cáo buộc quân đội Pháp vi phạm chủ quyền quốc gia của nước này. Đây là sự xác nhận mới nhất về mối quan hệ đang xấu đi giữa quân đội 2 nước, kể từ sau khi Pháp và các đồng minh châu Âu hồi tháng 2 tuyên bố rút quân khỏi Mali sau gần 10 năm tham chiến. Nhà chức trách Mali cho biết đã thông báo cho phía Pháp về quyết định này và sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày thông báo.
Điều gì đang khiến cho mối quan hệ Mali - Pháp xuống dốc không phanh? Diễn biến này sẽ tác động như thế nào đến tình hình an ninh không chỉ tại Ma-li mà cả khu vực châu Phi, khi quan hệ hai bên hoàn toàn chấm dứt và lực lượng Pháp cùng đồng minh rút khỏi khu vực này? Phóng viên Ngọc Thạch - Thường trú tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông - châu Phi và phóng viên Quang Dũng - Thường trú tại Pháp cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.

Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng EU- những bài toán khó giải (03/5/2022)

Các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp trong ngày hôm qua tìm cách tháo gỡ những khó khăn của khối này về vấn đề năng lượng cả trước mắt và lâu dài vì các đòn trừng phạt giữa EU và Nga, nhất là những tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế. Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về các tính toán của châu Âu tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng, nhằm gỡ thế khó trong bối cảnh phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng- Thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Âu.

Chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Ấn Độ: nỗ lực cân bằng hợp tác (02/05/2022)

Hôm nay (02/05), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới châu Âu. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Thủ tướng Modi cho thấy, phía Ấn Độ coi trọng quan hệ hợp tác với châu Âu. Dự kiến trong chuyến thăm châu Âu lần này, Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Đức, Pháp và Đan Mạch cũng như tham dự các phiên họp của Hội đồng tham vấn liên chính phủ hay các sự kiện về hợp tác kinh doanh.
Chuyến thăm tới châu Âu lần này của Thủ tướng Ấn Độ Modi diễn ra ngay sau một loạt chuyến thăm của các nhà lãnh đạo châu Âu tới Ấn Độ như chuyến thăm của Thủ tướng Anh Boris Johnson, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, và mới đây nhất là chuyến thăm của Ngoại trưởng Ba Lan. Trong bối cảnh Ấn Độ và châu Âu có quan điểm khác biệt về khủng hoảng Ucraina, chuyến thăm tới châu Âu lần này của Thủ tướng Modi được kỳ vọng sẽ là cơ hội để hai bên gắn kết hơn, cũng như những nỗ lực cân bằng hợp tác với châu Âu của chính phủ Ấn Độ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: