logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bầu cử Tổng thống Pháp trước giờ G (8/4/2022)

Chỉ còn hai ngày nữa, gần 50 triệu cử tri Pháp sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống ở nước này. Hội đồng Hiến pháp của Pháp đã xác nhận quyền ứng cử của 12 người, trong số đó có Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron; đại diện Đảng cực hữu “Tập hợp Quốc gia”, bà Marine Le Pen. Nếu không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu tuyệt đối trong vòng bầu cử đầu tiên vào ngày 10/4 tới, hai ứng cử viên nhận được số phiếu cao nhất sẽ tiếp tục tiến vào vòng bầu cử thứ hai diễn ra vào ngày 24/4.
Cho đến thời điểm này, công tác hậu cần chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp cơ bản đã hoàn tất. Trước đó, Bộ Nội vụ Pháp đã công bố các quy định y tế tại các điểm bỏ phiếu nhằm tạo thuận lợi cho các cử tri tới các điểm bỏ phiếu. Theo kết quả của các cuộc thăm dò dư luận gần đây, Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron đang nhận được sự ủng hộ cao của người dân và hiện là ứng cử hàng đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay. Tuy nhiên, khoảng cách giữa ứng cử viên Emmanuel Macron và bà Le Pen đang bị thu hẹp mạnh khi cuộc bầu cử ngày càng đến gần, báo trước một cuộc chạy đua quyết liệt có thể xảy ra giữa hai nhân vật này. Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay liệu sẽ có những bất ngờ và người dân Pháp kỳ vọng gì vào cuộc bầu cử lần này? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn vấn đề này.

Liên minh AUKUS hợp tác phát triển vũ khí siêu thanh làm "nóng" cuộc chạy đua vũ trang mới” (07/4/2022)

Nhiều nước phương Tây quyết định tăng ngân sách và chi tiêu quốc phòng, trong đó dành một phần không nhỏ cho việc hiện đại hóa các loại vũ khí tối tân. Vũ khí siêu thanh đang là trung tâm của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. Nhiều nước tiên tiến khác cũng bắt đầu chạy đua nghiên cứu công nghệ này. Trong một bước đi mới nhất, Mỹ, Anh và Australia đã cam kết hợp tác phát triển tên lửa siêu thanh như một phần của hiệp ước an ninh giữa ba nước (còn gọi là AUKUS) được công bố vào năm ngoái. Bước đi này của cơ chế an ninh AUKUS được cho là sẽ “đốt nóng” cuộc chạy đua vũ trang mới và biến tên lửa siêu thanh trở thành một công cụ răn đe quan trọng giữa các cường quốc.

Châu Âu còn “lá bài kinh tế” nào với Nga? (6/4/2022)

Sau rất nhiều cuộc gặp của lãnh đạo, giới chức an ninh, quốc phòng, hôm qua, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính các nước Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục họp bàn các giải pháp xử lý mối quan hệ với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina.
Về nguyên tắc, châu Âu khá đồng thuận trong việc đưa ra quan điểm cứng rắn với Nga, liên tiếp đưa ra các gói trừng phạt kinh tế đối với quốc gia này. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, các biện pháp mà châu Âu đưa ra đến nay chưa đủ sức nặng khi châu Âu vẫn luôn né tránh một lĩnh vực quan trọng nhất là lĩnh vực năng lượng của Nga. Một khi chưa thể tìm được lời giải cho sự phụ thuộc năng lượng của Nga, liệu các Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế EU có thể tìm ra “lá bài kinh tế” phù hợp để gây sức ép với Nga? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn vấn đề này.

Nhiệm kỳ thứ tư và những thách thức của Thủ tướng Hungary (5/4/2022)

Theo kết quả kiểm đếm hơn 99% phiếu bầu, đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra để bầu Quốc hội khóa mới. Kết quả này đồng nghĩa với việc ông Orban sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp kể từ năm 2010 đến nay. Điều gì đã làm nên chiến thắng áp đảo của Thủ tướng Orban, trong bối cảnh các cuộc thăm dò trước bầu cử đều cho thấy khoảng cách khá sít sao giữa các đảng? Nhiệm kỳ thứ 4 của nhà lãnh đạo kỳ cựu dự báo sẽ có những chính sách đối nội, đối ngoại nào nổi bật, đặc biệt là khi Hungary thời gian qua vẫn đang bị giằng co giữa một bên là Nga - một bên là phương Tây? Phóng viên Hải Đăng - Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.

Những nguy cơ an ninh đối với bán đảo Triều Tiên sau hàng loạt diễn biến “nóng” gần đây (04/4/2022)

Hôm qua 03/4, bà Kim Yo-jong - em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong nn đã lên tiếng chỉ trích bình luận mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook về năng lực của Seoul trong tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng. Các cuộc khẩu chiến kiểu này khiến cho tình hình bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt, nhất là trong bối cảnh các đòn trừng phạt nhằm vào Triều Tiên đang gia tăng và Mỹ- Hàn cũng rục rịch các cuộc tập trận chung vào tháng này.

Quan hệ với Nga phủ bóng thượng đỉnh EU - Trung Quốc (01/4/2022)

Sau một thời gian trì hoãn, dự kiến hôm nay (1/4), giới chức lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc - EU đang rạn nứt vì một loạt mâu thuẫn về ngoại giao, địa chính trị và thương mại, hội nghị lần này được đánh giá là một “phép thử” nữa cho mối quan hệ hai bên, khi châu Âu không hài lòng và muốn gây sức ép buộc Bắc Kinh phải có quan điểm rõ ràng cho vấn đề Ucraina và quan hệ với Nga. Liệu Trung Quốc sẽ xử lý ra sao giữa một bên là Nga, một bên là Liên minh châu Âu - đều là các đối tác hàng đầu? Trong khi đó, những tính toán của giới chức châu Âu sẽ là gì để có thể khiến Bắc Kinh buộc phải “thuận chiều”?

Xung đột Nga- Ukraine: “Phép thử” với chính sách trung lập của Ấn Độ (31/3/2022)

Trong lúc nhiều nỗ lực ngoại giao đang được triển khai nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga – Ukraine, một điểm đến được đặc biệt chú ý trong thời gian gần đây là Ấn Độ. Trong tuần này, Ấn Độ liên tục tiếp đón các nhà ngoại giao, các cố vấn an ninh của nhiều nước. Dự kiến, Ngoại trưởng Anh và Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ sẽ có mặt tại Delhi vào hôm nay và ngày mai sẽ là chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov. Trước đó, hàng loạt cuộc điện đàm của lãnh đạo các nước Mỹ, Nhật Bản với Ấn Độ cũng đã diễn ra và đều xoay quanh cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay. Có ý kiến cho rằng, với lập trường trung lập như hiện nay, Ấn Độ đối mặt với một “sức nóng” ngoại giao. Quốc gia Nam Á này sẽ làm gì để giữ vững lập trường trung lập, không gây “mất lòng” với bất kỳ bên đối tác nào trong khi không ảnh hưởng đến lợi ích của New Dehli?

Thỏa thuận an ninh Trung Quốc – Solomon gây lo ngại trong khu vực (30/03/2022)

Sau một thời gian xuất hiện nhiều đồn đoán, Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare mới đây đã xác nhận quốc gia này đang đàm phán một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc – thỏa thuận có thể cho phép Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở đảo quốc nam Thái Bình Dương này. Tuy nhiên, ông Sogavare không tiết lộ chi tiết nội dung của thỏa thuận.

Diễn biến chặng “nước rút” bầu cử Tổng thống Pháp (29/3/2022)

Bắt đầu từ tuần này, cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp bước vào giai đoạn chính thức, hướng tới vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 10/4 tới đây. Cuộc đua đang nóng dần lên với các cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên hàng đầu. Đáng chú ý, trong số những nhân vật ở chặng nước rút cuối cùng, Tổng thống sắp mãn nhiệm Ma-crông hiện đang được đánh giá chiếm ưu thế hàng đầu. Tuy nhiên, liệu cán cân này có đảo chiều khi các ứng cử viên sẽ tung ra những “át chủ bài” vào giai đoạn quan trọng nhất? Bức tranh toàn cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Pháp đến thời điểm này có những điểm nhấn nào đáng chú ý?

Israel tổ chức cuộc gặp lịch sử với Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Bahrain và Maroc (28/3/2022)

Tại Israel, đang diễn ra hội nghị cấp ngoại trưởng giữa Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Bahrain, Maroc. Cuộc gặp lịch sử kéo dài hai ngày theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Israel Lapid. Cuộc gặp nhằm thúc đẩy Thỏa thuận Abraham được ký kết giữa UAE, Bahrain, Sudan, Maroc và Israel năm 2020 góp phần xây dựng hòa bình và ổn định thực sự cho các quốc gia Trung Đông. Đáng chú ý, cuộc gặp lịch sử này diễn ra nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tới Trung Đông và Bắc Phi còn nhằm nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ với khu vực, thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, bàn về vấn đề hạt nhân Iran, cũng như xung đột giữa Nga và Ukraine. Chuyến thăm và cuộc gặp diễn ra vào thời điểm mà chính sách ngoại giao của Mỹ đang phải đối mặt với những thử thách nghiêm trọng và một loạt các vấn đề khu vực ở Trung Đông. Vậy cuộc gặp lịch sử giữa Israel với Mỹ và các nước trong khu vực đề cập tới nội dung cụ thể gì và dư luận đánh giá thế nào về chuyến thăm Trung Đông lần này của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken?

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Ba Lan nhằm thống nhất lập trường về vấn đề Ukraine (25/3/2022)

Ngày 25/03, Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du tới Ba Lan. Chuyến thăm này diễn ra ngay sau khi ông Joe Biden gặp lãnh đạo các nước NATO, nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Hội đồng Châu Âu ở Brúc-xen, Bỉ để thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm hỗ trợ Ucraina và các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Theo kế hoạch, tại Vác-xa-va, Tổng thống Mỹ Joe Bidensẽ có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Ba Lan Andrey Juda. Hồi đầu tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Kamala cũng đã có chuyến thăm Ba Lan và Ru-ma-ni để thể hiện sự ủng hộ của Wasington đối với chính quyền Ucraina. Tuy nhiên, Ba Lan và Mỹ dường như có quan điểm và lập trường không thống nhất về việc hỗ trợ Ucraina đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Với sứ mệnh nỗ lực thống nhất lập trường của các nước phương Tây về vấn đề Ucraina, chuyến thăm tới Ba Lan hôm nay của Tổng thống Mỹ Joe Biden liệu có đạt được mục tiêu đề ra? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.

Sự thận trọng trong chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (24/3/2022)

Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến thăm Ấn Độ trong hôm nay và ngày mai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Trung Quốc trong vòng gần 2 năm qua, kể từ khi xảy ra tranh chấp giữa hai nước tại biên giới từ tháng 5/2020 với mục tiêu quan trọng là tái khởi động các hoạt động đối ngoại trực tiếp giữa hai bên. Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của ông Vương Nghị được thúc đẩy bởi những thay đổi địa chính trị quan trọng tại khu vực trong thời gian gần đây, trong đó sự kiện Ucraina cũng là một nhân tố tác động tới tình hình an ninh khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh mà giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn nhiều bất đồng, đặc biệt là tranh chấp tại khu vực biên giới, liêu chuyến thăm có mang lại tín hiệu nào trong việc cải thiện quan hệ song phương?

“La bàn chiến lược” – cuộc đại tu cấu trúc an ninh của EU (23/3/2022)

Trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine vẫn diễn ra phức tạp, Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua Định hướng chiến lược (hay còn có tên “La bàn chiến lược”) về an ninh, quốc phòng. Kế hoạch này cung cấp cho EU một chương trình hành động đầy tham vọng nhằm tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng của liên minh, trong đó có việc thiết lập một lực lượng chung lên tới 5.000 quân để có khả năng can thiệp vào các cuộc khủng hoảng trên thế giới mà không bị phụ thuộc vào lực lượng quân sự của Mỹ hay NATO.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine được cho là chất xúc tác quan trọng nhất để EU thúc đẩy chiến lược quân sự này. Xa hơn, đây là một dấu mốc trong quá trình hướng tới tự chủ chiến lược của EU với nền an ninh mạnh hơn và có năng lực hơn. BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Quang Dũng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp về vấn đề này.

Kỷ nguyên mới cho Syria và xu hướng tái cấu trúc địa chính trị Trung Đông (22/3/2022)

Lần đầu tiên kể từ khi Syria rơi vào vòng xoáy xung đột năm 2011, mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có chuyến công du một quốc gia thuộc khối Ả-rập là Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Chuyến thăm khiến dư luận đặc biệt chú ý vì có thể dự báo một sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước Ả-rập.
Những kết quả tích cực của chuyến thăm bất ngờ này đã cho thấy những tín hiệu nồng ấm hơn giữa Syria và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, nước đã từng hậu thuẫn cho lực lượng phiến quân tìm cách lật đổ chế độ Al-Assad. Vì sao Tổng thống Syria bất ngờ đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất (UAE) thời điểm này? Các bên đang tính toán điều gì? BTV Đình Nam, người theo dõi khu vực Trung Đông phân tích về các động thái mới nhất này của các bên.

Thủ tướng Nhật bản thăm Ấn Độ và Campuchia “Đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (21/3/2022)

Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Ấn Độ và Campuchia, nhằm đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự kiện đang thu hút sự chú ý của dư luận, đó là chuyến thăm 2 nước Ấn Độ và Campuchia của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Trong 2 ngày qua, ông Fumio Kishida đã có các cuộc gặp gỡ quan trọng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Campuchia. Đây cũng là chuyến thăm châu Á đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản kể từ khi ông nhậm chức. Trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào thúc đẩy các liên minh và nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, việc ông Fumio Kishida chọn Ấn Độ- đối tác quan trọng trong nhóm Bộ Tứ và Campuchia, nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN để thúc đẩy hợp tác mang tới nhiều thông điệp.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: