logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? (28/8/2020)

Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp THPT 2020. Nhìn chung, điểm thi năm nay cao hơn năm ngoái. Nhiều chuyên gia dự đoán, mức trúng tuyển đại học năm nay sẽ tăng ít nhất 3 điểm, vì điểm thi các môn tăng cùng việc các trường đại học dành không ít chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Vậy phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? Và làm gì để phân loại được thí sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào? Cùng trao đổi vấn đề này với hai vị khách mời là GS TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội và thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh.

mGreen và hành trình nâng cao nhận thức phân loại rác tại nguồn cho người dân (27/8/2020)

Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và TPHCM, mỗi ngày, lượng rác thải ra là vô cùng lớn, lần lượt khoảng 8.000 tấn và 10.000 tấn, đã và đang gây sức ép không hề nhỏ, khi mà sức chứa của các bãi xử lý rác tại những nơi này đang ngày càng hạn hẹp. Trong số hàng nghìn, hàng chục nghìn tấn rác này có khoảng gần 20% là rác tái chế.
Việc phân loại rác tại nguồn còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là lý do mGreen- ứng dụng phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế được tích điểm- đổi quà ra đời.

Chung sống, phát triển an toàn với dịch bệnh (26/8/2020)

Phân tích diễn biến dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 nhận định thời gian tới sẽ không còn những thời điểm nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Nhiều địa phương luôn đứng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Có thể từ giờ trở đi, chúng ta sẽ “không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa”. Không thể đòi hỏi trên cả nước tuyệt đối không có dịch. Bởi nguy cơ dịch bệnh là thường trực ở tất cả các địa phương. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao mức độ cảnh báo, thực hiện nghiêm các biện pháp “chung sống, phát triển an toàn với dịch”. nội dung này cũng được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay với vị khách mời là Bà Ngô Thị Ngọc Anh, chủ tịch sáng lập trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng.

Hơn 2 điểm/môn đã đỗ lớp 10: Băn khoăn chất lượng ảo (25/8/2020)

Mấy ngày nay, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa trở thành tâm điểm của các thông tin giáo dục, bởi điểm trúng tuyển lớp 10 thấp đến mức khó tin. Chỉ cần 2,9 điểm cho 3 môn thi đã có thể đỗ lớp 10 công lập, trong đó điểm Toán và Văn nhân hệ số 2. Như vậy là thí sinh chỉ cần đạt trung bình 0,58 điểm/môn đã trúng tuyển.
Không chỉ riêng Thanh Hóa mới có trường lấy điểm chuẩn thấp như vậy. Theo công bố điểm chuẩn của nhiều địa phương, số trường lấy điểm chuẩn dưới 10 điểm cũng không phải là ít. Nhiều trường ở các tỉnh đưa ra mức chuẩn tuyển sinh lớp 10 quá thấp, có trường khoảng 1 điểm cho 1 môn thi vẫn đỗ vào Trung học phổ thông công lập.
Điểm thi vào lớp 10 trường công lập năm nay thấp như vậy khiến dư luận xã hội không khỏi băn khoăn về chất lượng giáo dục, liệu rồi tiếp theo không khéo các em này cũng sẽ đỗ đại học. Nếu chỉ 0,58 điểm/môn đã đỗ vào lớp 10 thì có nên thi nữa không? Từ đây cũng đặt ra câu chuyện về cách tổ chức và phân luồng học sinh giữ 2 cấp học hiện nay. Bàn về câu chuyện này, khách mời là nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Kiểm soát tải trọng xe tự động và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp (24/8/2020)

Kiểm soát tải trọng xe tự động và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như thế nào, để vừa đảm bảo an toàn trong phòng tránh dịch bệnh, vừa đảm bảo an toàn trong vận chuyển hành khách và hàng hóa, đồng thời sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay? Đây là câu hỏi đặt ra nhiều suy ngẫm!
Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, nhất là các lái xe, chủ xe có thêm thông tin hữu ích trong việc triển khai các hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách đảm bảo an toàn và hiệu quả trong dịch bệnh, BTV Hà Nho trao đổi với khách mời là ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Chặn cuộc gọi, tin nhắn rác: Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? (21/8/2020)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10. Không chỉ nằm ở quy định xử phạt mạnh tay lên tới trăm triệu đồng, thu lại số điện thoại vi phạm, điểm mới nhất của quy định mới này là tạo ra cơ chế cho người dùng có thể tự bảo vệ bản thân. Vậy, Nghị định 91 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác quy định như thế nào? Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? Dòng chảy sự kiện bàn câu chuyện này với khách mời là ông Lê Thanh Tùng, Phó giám đốc Công ty CP An ninh mạng.

Tâm lý chủ quan – nguồn cơn phát tán dịch bệnh (20/8/2020)

Mới đây những sự việc như đang cách ly tại nhà thì bạn đến ăn nhậu, trong lúc chờ kết quả xét nghiệm Sars Cov 2 cả nhà vẫn đi ra hàng quán ăn uống; hàng nghìn người đi lễ đền, chùa trong ngày đầu tháng, cơ sở y tế còn chủ quan, bị động trong sàng lọc, phân luồng người bệnh, chủ một số khách sạn, nhà nghỉ vẫn chứa chấp người nhập cảnh trái phép kiếm lợi bất chấp dịch bệnh… Tất cả những điều này đều xuất phát từ tâm lý chủ quan, không coi Covid-19 là một nguy cơ cận kề.
- Vậy có cách nào để cộng đồng tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh? Trường hợp người dân và cơ sở y tế không chấp hành, để xảy ra dịch bệnh thì cần có chế tài xử phạt ra sao? Bàn về vấn đề này, BTV Thúy Ngà trao đổi với khách mời là TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.

"Phô bày" đời tư trên mạng xã hội: Lợi bất cập hại (19/8/2020)

Những ngày qua cộng đồng mạng lại dậy sóng, khi một giảng viên đại học tung clip tố chồng ngoại tình lên mạng xã hội. Không dừng ở đó, câu chuyện đã biến thành những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các “anh hùng bàn phím” và những màn “bóc phốt” tố cáo đời tư lẫn nhau lan truyền trên khắp các diễn đàn. Không ít ý kiến lại cho rằng đây chẳng qua là những chiêu trò thu hút sự chú ý, đánh bóng tên tuổi… Mạng xã hội luôn là con dao 2 lưỡi và liệu việc công khai chuyện riêng tư lên mạng xã hội có thực sự mang đến sự chú ý như nhiều người kỳ vọng? Tiến sỹ tâm Lý Đinh Đoàn cùng bàn về nội dung này.

Điện ảnh Quân đội nhân dân vừa ra mắt phim Đỏ nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (18/8/2020)

Điện ảnh Quân đội nhân dân vừa ra mắt phim Đỏ nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công. Phim Đỏ tái hiện những khoảnh khắc, câu chuyện của các chiến sĩ, nghệ sĩ, nhà quay phim, phóng viên chiến trường đã không tiếc xương máu để có những thước phim lịch sử. Khách mời là Đạo diễn Nguyễn Quang Quyết, Điện ảnh Quân Đội nhân dân.

Dạy học trực tuyến có thể thay thế dạy học trực tiếp, trong bối cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày do dịch COVID-19? (17/8/2020)

Dạy học trực tuyến có thể thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Đây là một trong ba hình thức tổ chức dạy học trực tuyến trong Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rộng rãi từ nay đến ngày 11/10 tới. Dự thảo được xây dựng trong bối cảnh việc dạy học trực tuyến càng trở nên quan trọng trong bối cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày do Covid-19 vừa qua. Hơn nữa, tới đây khi chúng ta triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc ban hành thông tư này sẽ công nhận phương thức dạy học trực tuyến và quy định việc quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. BTV Đài TNVN trao đổi trực tiếp với TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Đại Giáo dục, ĐHQG Hà Nội để cùng góp ý dự thảo thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến và những băn khoăn đặt ra.

Cần lao động kỹ năng tốt, doanh nghiệp đang tìm đến hệ thống giáo dục nghề nghiệp (14/8/2020)

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cuộc sống của người dân đảo lộn trên nhiều khía cạnh – thị trường lao động cũng có nhiều biến động. Sự khác biệt đó đang thể hiện rõ như thế nào? Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề nào đang có nhu cầu nhân lực cao nhất? Đâu là giải pháp cho bài toán thiếu hụt lao động – cả về chất và lượng, trong một số ngành, nghề cụ thể?
Bàn luận về vấn đề này, khách mời là bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc, Navigos Search, tập đoàn Navigos.

Liệu pháp huyết tương điều trị Covid 19 – Niềm hy vọng mới cho người bệnh (13/8/2020)

Từ ngày 12/8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tổ chức đón người đã khỏi bệnh đến sàng lọc, hiến tặng huyết tương để điều trị cho bệnh nhân Covid 19 tại Đà Nẵng. Trong tình hình cả thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết chưa có vắc xin tiêm phòng, vì sao liệu pháp huyết tương lại được lựa chọn như một giải pháp an toàn? Những người đã khỏi bệnh có sẵn sàng đến hiến tặng để cứu bệnh nhân Covid- 19. Về lâu dài, liệu pháp này sẽ được ứng dụng ra sao để mang lại hiệu quả tối ưu? Bác sỹ Vũ Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và chị Hà Thu Thảo, người từng mắc Covid-19 đã được điều trị khỏi cùng chia sẻ về vấn đề này.

Thúc đẩy học sinh Việt Nam “du học trong nước”: Cơ hội nhiều, thách thức không ít (12/8/2020)

Do diễn biến của dịch COVID-19, hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học ở các nước phải chuyển sang hình thức học trực tuyến, môi trường xã hội ở nhiều nước phải thực hiện cách ly. Đã có nhiều du học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, có nhiều gia đình chọn các trường đại học trong nước để con cái họ tiếp tục học; có một lượng du học sinh và sinh viên Việt Nam không thể ra nước ngoài học tập, đang cần tìm chỗ học trong nước. “Du học tại chỗ” với chương trình học trong nước là lựa chọn an toàn trong bối cảnh đại dịch chưa biết khi nào mới kiểm soát được ở các nước. Điều này đặt ra cơ hội và cả thách thức đối với ngành giáo dục trong việc làm sao thúc đẩy các chương trình đào tạo quốc tế đối với bậc đại học để thu hút học sinh du học tại chỗ. Dòng chảy sự kiện hôm nay chúng tôi bàn câu chuyện “thúc đẩy học sinh Việt Nam du học trong nước: Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít” với sự tham gia của ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Bộ GD&ĐT và em Lê Vũ Anh Thư – du học sinh trường ĐH La Trone (Australia).

Kỹ năng nghề giỏi - cơ hội việc làm, tương lai rộng mở: Điển hình từ “Đại sứ nghề” giải pháp phần mềm công nghệ thông tin (11/8/2020)

Kiên định ước mơ vào Đại học – hay sẵn sàng trở thành những học viên trường nghề, với cơ hội việc làm sớm? Mùa tuyển sinh 2020 đã khởi động. Những thông tin, những lời khuyên hữu ích giúp quý vị có thêm lựa chọn và vững tin hơn với lựa chọn của mình. BTV Thu Trang trao đổi với ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ Năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và bạn Trần Nguyễn Bá Phước, chủ nhân Huy chương đồng nghề giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin, Kỳ thi Tay nghề thế giới 2017 – 1 trong 10 Đại sứ kỹ năng nghề đầu tiên của Việt Nam.

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Có đạt mục tiêu “kép” an toàn, chất lượng? (10/8/2020)

Chiều nay 10/8, thí sinh cả nước hoàn thành môn thi cuối cùng, kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 diễn ra trong ngày hôm qua và hôm nay (9 và 10/8). Năm nay là một năm đặc biệt, khi ngành giáo dục tổ chức kỳ thi trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 và chia làm 2 đợt thi. Với tác động của dịch bệnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có nhiều điều chỉnh, nhiều quy định mới trong công tác tổ chức thi chưa từng có trong lịch sử thi cử Việt Nam. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức thi, các sĩ tử phải bước vào trường thi với khẩu trang y tế và hội đồng thi dành thêm khoảng thời gian thực hiện công tác phòng chống dịch cho các thí sinh. Đến thời điểm này, có thể sơ bộ đánh giá như thế nào về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay? Liệu ngành giáo dục có đạt được mục tiêu “kép” như kế hoạch đã đề ra, đó là vừa an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, chất lượng? Để có cái nhìn khách quan, hãy cùng khách mời là bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: