logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hệ lụy của việc đánh bạc trên không gian mạng (28/6/2021)

Thời gian gần đây, Cơ quan công an liên tiếp triển khai các chuyên án lớn triệt phá các đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến, đánh bạc dưới hình thức chơi games có thưởng, cá độ bóng đá online với quy mô lên tới nhiều nghìn tỉ đồng, nhất là trong thời điểm này đang diễn ra các giải bóng đá lớn.
- Đánh bạc trên mạng diễn ra công khai, đã có những trường hợp người dân liên tục phản ánh về việc bị "khủng bố" bởi các tin nhắn rủ rê, gạ gẫm đăng ký đánh bạc trá hình dưới hình thức trò chơi trực tuyến. Các tin nhắn này được tự động gửi hàng loạt đến người sử dụng điện thoại thông minh hoặc có cài đặt các ứng dụng nhắn tin Whatapp, Viber, thậm chí quảng cáo trên các trang web chiếu phim trực tuyến, trang web mua hàng online. Đặc biệt nguy hiểm là hình thức này ai cũng có thể tiếp cận được từ người trưởng thành đến trẻ vị thành niên, thậm chí trẻ em.
Đánh bạc trực tuyến đã và đang gây ra những hệ lụy gì và cần quản lý thế nào để ngăn chặn triệt để? Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội bàn luận câu chuyện này:

Biện pháp nào xử lý những vi phạm trên không gian mạng? (25/6/2021)

Sau kênh Youtube Thơ Nguyễn bị xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng do chia sẻ thông tin cổ súy mê tín dị đoan, đăng video dạy trẻ em "xin vía học giỏi búp bê ma"; thì mới đây, một kênh YouTube khác là Timmy TV cũng bị xử phạt 15 triệu đồng, cùng với hình phạt bổ sung yêu cầu đóng kênh vì cung cấp thông tin trên môi trường mạng gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em; thông tin có nội dung mê tín, dị đoan và nội dung kinh dị, rùng rợn.
- Thêm một kênh YouTube nhảm nhí, độc hại bị các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xử lý xóa, gỡ khiến các bậc phụ huynh thở phào. Nhưng điều này cũng cho thấy con em chúng ta đang sống giữa muôn trùng vây của những nội dung xấu độc. Và thực tế, những kênh bị phụ huynh, báo chí "tố cáo" để cơ quan chức năng xử lý như Thơ Nguyễn, TIMMY TV chiếm tỉ lệ quá nhỏ với thực tế rầm rộ của các kênh độc hại cho trẻ trên mạng xã hội.
Câu hỏi đặt ra là vì sao những kênh, video, clip xấu độc vẫn có đất sống và ngày càng nở rộ? Vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các kênh youtube cần phải đặt ra như thế nào? Bài học nào xử lý những vi phạm trên không gian mạng? Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội bàn luận về nội dung này.

Công tác cấp cứu, chống sốc, đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng vaccine Covid-19 được triển khai như thế nào?

Đến thời điểm này, Việt Nam đã tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 2,7 triệu người. Riêng TP.HCM phấn đấu trong tuần này tiêm cho khoảng 1 triệu người. Việt Nam, đặt mục tiêu đến cuối năm nay sẽ bao phủ tiêm phòng Covid-19 cho 70% dân số nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi Covid-19. Tuy nhiên, quá trình triển khai tiêm chủng cũng ghi nhận những trường hợp phản ứng các mức độ, trong đó có một số ca tử vong sau tiêm khiến người dân lo lắng. Vậy công tác cấp cứu, chống sốc, đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng sẽ được triển khai ra sao, nhất là tại các tuyến y tế cơ sở?

Nhà nước có nên quản lí tiền công đức hay không? (23/6/2021)

Nhà nước có nên quản lí tiền công đức hay không - đang là vấn đề thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khi Bộ Tài chính lấy ý kiến lần 2 các bộ, ngành và các bên liên quan cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Dự thảo đề xuất Nhà nước sẽ quản lí tiền công đức đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt từ phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong bàn luận về câu chuyện này:

Thu thuế kinh doanh qua sàn thương mại điện tử, thế nào cho hài hòa lợi ích? (22/06/2021)

Người người bán hàng online, nhà nhà bán hàng online – thương mại điện tử đã không còn xa lạ trong đời sống hiện đại. Giai đoạn kinh tế - xã hội chịu tác động đa chiều từ đại dịch Covid19, hoạt động này các gia tăng, nổi trội. Các chuyên gia cho rằng “cần tranh thủ thời cơ, mở lối cho thương mại điện tử phát triển mạnh, phổ cập xu hướng tiêu dùng thông minh, tạo nền tảng cho kinh tế số Việt Nam”. Tuy nhiên, sự ra đời Thông tư 40 của Bộ Tài chính đã khiến dư luận đang xuất hiện luồng ý kiến trái chiều về các điều khoản được nêu trong Thông tư, đặc biệt là quy định “thu thuế kinh doanh qua sàn thương mại điện tử”.

Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? (21/6/2021)

Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành. Trong khi đó, khung thời gian năm học 2020-2021 được Bộ ấn định kết thúc vào ngày 31/5 nên chỉ có những địa phương mới bùng phát dịch COVID-19 phải lui thời gian kết thúc năm học, còn lại thì đa phần các địa phương đã tổng kết năm học vào tuần cuối của tháng 5 vừa qua. Do vậy, cơ bản, văn bản này không có nhiều ý nghĩa trong năm học này. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Thông tư 20 ban hành năm 2018 với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, thường được tổ chức thực hiện vào thời điểm cuối năm học. Thế nhưng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của giáo viên vì ít có ngành nào tuyển dụng mà năm nào cũng phải xếp chuẩn nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?

Làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? (18/6/2021)

Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Trong đó 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24. Với đặc điểm lứa tuổi, khi tiếp cận với những thông tin xấu độc trên internet, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề.
Vậy bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có được coi là vấn đề đáng báo động hiện nay hay không? Pháp luật đã có những biện pháp bảo vệ trẻ em như thế nào và cần hoàn thiện như thế nào trong thời gian tới? Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc Công ty luật Fanci, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bàn luận về nội dung này:

Chuyến bay giải cứu đưa 180 công dân Việt Nam từ Ấn Độ đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội (17/06/2021)

Ấn Độ vẫn đang là điểm nóng COVID 19 với tổng số ca mắc lên tới gần 30 triệu, nhiều thứ 2 thế giới. Giữa “cơn bão” của đại dịch, cộng đồng người Việt tại đây với tinh thần đùm bọc, cùng với sự hỗ trợ của người dân trong nước, đã từng bước vượt qua khó khăn. Đã có những chuyến bay giải cứu, giúp hàng nghìn công dân VN từ Ấn Độ trở về nước an toàn. Và mới đây, chuyến bay đưa 180 công dân Việt Nam từ Ấn Độ cũng vừa đáp xuống Hà Nội. Chuyến bay này đã bị trì hoãn suốt nhiều tháng qua bởi tình hình dịch COVID 19 phức tạp ở cả Ấn Độ và nước nhà. Có thể nói, đây là chuyến bay vô cùng gian nan, cất cánh từ sân bay Indra Gandhi, New Delhi đêm 14/6 với kế hoạch ban đầu sẽ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM). Nhưng sau khi bay được 2 giờ đồng hồ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Kolkata (Ấn Độ) vì kế hoạch thay đổi phút chót. Rồi sau đó, với nỗ lực của rất nhiều cơ quan chức năng, bộ ngành giữa 2 nước, 180 người con đất Việt đã được tiếp tục hành trình trở về quê hương và cách ly tại Thạch Thất, Hà Nội.

Đón công nhân từ vùng dịch trở về: Các địa phương cần làm gì để đảm bảo an toàn? (16/6/2021)

Những ngày gần đây, các tỉnh, thành phố đã và đang tổ chức các đoàn đón hàng trăm đến vài nghìn công nhân từ Bắc Giang về địa phương. Trong bối cảnh dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc đón người lao động từ tâm dịch Bắc Giang trở về cần được phân loại đối tượng, kiểm soát vùng nguy cơ ra sao để đảm bảo thời gian cách ly, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng?
Điều quan trọng hơn nữa là các địa phương đón người lao động trở về cần có giải pháp gì để vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa không để đứt gãy chuỗi sản xuất? TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận về vấn đề này:

Kịch bản nào để xem xét F1 cách ly tại chỗ và tại nhà (15/06/2021)

Đợt dịch thứ 4 với hơn 7.500 bệnh nhân, trong đó có hàng vạn người tiếp xúc gần F1 đã khiến nhiều khu cách ly tập trung quá tải, lây nhiễm chéo. Gần đây, bên cạnh các giải pháp công nghệ được đưa ra như lắp camera giám sát, đeo vòng tay nhận diện, khai báo y tế điện tử, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid 19 quốc gia cũng tính toán đến phương án thí điểm F1 cách ly tại nhà, cách ly tại chỗ, trong đó yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang thực hiện thí điểm trước khi xem xét mở rộng. Vậy trong kịch bản nào chúng ta mới xem xét F1 cách ly tại chỗ và tại nhà?

Giá SGK mới tăng “sốc”: Cần công khai, minh bạch (14/6/2021)

Từ năm học 2021 - 2022, Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thay SGK với lớp 2 và lớp 6. Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh mục gồm 32 sách giáo khoa (SGK) cho đầy đủ 8 môn học lớp 2 và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 SGK cho 12 môn học lớp 6 và hoạt động giáo dục bắt buộc. Nhằm giúp các địa phương chọn được bộ SGK chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng miền, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB công khai giá SGK mới. Đến nay, các NXB đã công bố giá 3 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 được dùng trong nhà trường từ năm học 2021 - 2022. Theo mức giá được công bố thì SGK mới tăng gấp 3 - 4 lần so với giá SGK hiện hành. Giá SGK “phi mã” đã bắt đầu từ năm ngoái với SGK lớp 1, giờ đây tiếp tục lặp lại với SGK lớp 2 và lớp 6. Vì sao SGK mới có giá cao hơn SGK hiện nay? Cần kiểm soát giá SGK mới bằng cơ chế nào? Để tránh hiện tượng “đội giá” nên chăng nhà nước cần đóng vai trò định giá SGK? BTV Đài TNVN trao đổi cùng chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam về vấn đề này.

Trận Việt Nam gặp Malaysia: Cơ hội của đội tuyển Việt Nam trước "ranh giới của lịch sử" (11/6/2021)

Sự kiện thể thao thu hút sự chú ý của hàng chục triệu người hâm mộ nước ta sắp diễn ra. Đó là trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam gặp Malaysia trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
Sau 2 trận hòa và 4 chiến thắng, gồm cả chiến thắng 4-0 trước các cầu thủ Indonesia, đoàn quân của ông Park Hang Seo đang dẫn đầu bảng G. Chỉ cần một chiến thắng nữa trước các cầu thủ Malaysia, các chiến binh sao vàng sẽ có thể lần đầu tiên tiến vào vòng loại cuối cùng giải bóng đá lớn nhất hành tinh.
Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn và bình luận viên Vũ Quang Huy, Giám đốc Trung tâm sản xuất chương trình thể thao giải trí của Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam phân tích rõ hơn cơ hội của đội tuyển Việt Nam trước "ranh giới của lịch sử"; về những thuận lợi và thách thức của chúng ta khi gặp đội tuyển Malaysia

Đã đến lúc nghệ sỹ làm sai phải có trách nhiệm với lời nói, hành động của mình (10/6/2021)

Không chủ quan khi nói rằng năm nay là một năm “đen đủi” với giới nghệ sĩ Việt Nam khi liên tiếp từ đầu năm đến nay xảy ra những sự việc không hay, những scandal liên quan đến giới nghệ sĩ. Khi sự việc ồn ào xảy ra, một số nghệ sĩ đã lên tiếng xin lỗi nhưng vẫn không ít người chọn cách im lặng hoặc đổ lỗi cho người khác, cho nguyên nhân khách quan hoặc lấy lý do hack Facebook, chưa tìm hiểu kĩ thông tin... Chính điều này, khiến không ít người thất vọng và cho rằng dù vô tình hay cố ý thì nghệ sĩ cũng cần phải có lời xin lỗi chân thành đến công chúng. Nếu như nghệ sĩ sai phạm, pháp luật sẽ có biện pháp xử lí. Tuy nhiên, điều mà công chúng quan tâm hơn là cách họ đối diện với scandal như thế nào? Im lặng, xin lỗi hay đổ lỗi là điều nên làm? BTV Đài TNVN và PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng bàn luận về nội dung này.

Kịch bản nào cho kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội để đảm bảo an toàn, công bằng và hiệu quả? (9/6/2021)

Tại Hà Nội, chỉ còn 2 ngày nữa đến 12 và 13/6, sẽ tổ chức kỳ thi tuyển lớp 10 công lập năm học 2021-2022. Năm nay, kỳ thi có sự tham gia của hơn 93.000 thí sinh để cạnh tranh lấy hơn 67.000 suất vào lớp 10 công lập. Sở GD&ĐT Hà Nội huy động khoảng 14.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tổ chức, phục vụ kỳ thi.
Trước thời điểm diễn ra kỳ thi, Hà Nội đã có những điều chỉnh về ngày thi, thời gian thi để phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh; chia thí sinh thành 3 nhóm: Nhóm 1 gồm F0, F1 được đặc cách tuyển thẳng, nhóm 2 là các F2 được xét tuyển theo học bạ, nhóm 3 là các thí sinh tham dự kỳ thi.
Những điều chỉnh này liệu có gây xáo trộn và ảnh huởng đến quyền lợi của các thí sinh khi mà hàng năm kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội luôn được đánh giá là căng thẳng và có số thí sinh dự thi đông nhất cả nước? Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của dịch COVID-19, làm sao để đảm bảo an toàn, công bằng, nghiêm túc cho kỳ thi? Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng bàn luận về nội dung này.

Thí điểm cách ly F1 tại nhà, tại chỗ liệu có hiệu quả? (08/06/2021)

Đợt dịch thứ 4 với hơn 6 nghìn bệnh nhân, trong đó có hàng vạn người tiếp xúc gần F1 đã khiến nhiều khu cách ly tạp trung quá tải, lây nhiễm chéo. Gần đây, bên cạnh các giải pháp công nghệ được đưa ra như lắp camera giám sát, đeo vòng tay nhận diện, khai báo y tế điện tử, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid 19 quốc gia cũng tính toán đến phương án thí điểm F1 cách ly tại nhà, cách ly tại chỗ, trong đó yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang thực hiện thí điểm trước khi xem xét mở rộng. Vậy hiệu quả cũng như nguy cơ của các hình thức cách ly này được tính toán ra sao?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: