logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em (13/1/2021)

Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta từng bắt gặp hình ảnh những cậu bé đánh giày, bán vé số; những cô bé bán kẹo cao su, nhặt ve chai… tại nhiều góc phố, quán hàng. Và trong những ngày lạnh giá khắc nghiệt ở miền Bắc hiện nay, cùng với thông tin hàng trăm nghìn học sinh được nghỉ học ở nhà để tránh rét là những dòng tin và hình ảnh gây rất nhiều xót xa về việc những ông bố, bà mẹ ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đẩy đứa con chỉ vài tuổi của mình ra đường bán hàng, xin tiền trong tiết trời rét buốt 1-2 độ C. Sự kiện như giọt nước tràn ly, khiến dư luận không khỏi xót xa đặt câu hỏi: Vì sao tình trạng lạm dụng lao động trẻ em vẫn diễn ra công khai ở nhiều nơi? Phải làm gì để ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vấn nạn nhức nhối này? Đây là nội dung được đề cập ngay sau đây với sự tham gia của bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em và ông Đỗ Duy Vị - Quản lí chương trình trẻ em đường phố của Tổ chức phi chính phủ Rồng Xanh – một tổ chức hỗ trợ rất hiệu quả trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.

Làm gì để bịt lỗ hổng lọt lộ thông tin cá nhân? (12/1/2021)

Việc lộ lọt thông tin cá nhân không chỉ bị sử dụng với mục đích thương mại mà còn kéo theo sau là hàng loạt hệ lụy với cá nhân như có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sự an toàn của cá nhân và người thân của họ nếu thông tin bị rơi vào tay kẻ xấu. Vậy hành lang pháp lý của chúng ta đã đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng này hay chưa? Và làm thế nào để hạn chế việc lộ, lọt thông tin cá nhân? Trả lời câu hỏi này, BTV Lê Tuyết trao đổi cùng các vị khách mời: ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông.

Làm thế nào để doanh nghiệp - giới chủ không lạm dụng quy định – đẩy khó cho người lao động? (11/1/2021)

Tròn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Như thường lệ, khoảng thời gian cận Tết, nội dung bất cứ ai cũng quan tâm là “lương-thưởng”. Nếu nhiều năm trước, thực tế nơi thưởng vàng ròng-nơi mong chẳng thấy là chủ đề chính trên hầu khắp các phương tiện truyền thông, thì năm nay, nhiều dòng thông tin cả chính thống và mạng xã hội cho thấy, nhiều người quan tâm quy định “doanh nghiệp được thưởng bằng hiện vật” - theo Bộ Luật Lao động 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021. Đa phần trong số này lo lắng giới chủ ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực – ngành nghề sẽ “lạm dụng” quy định này – khiến cho công nhân-lao động vốn đã khó khăn suốt 1 năm trời, càng khó để có một cái Tết sum vầy-đúng nghĩa. Làm thế nào để doanh nghiệp-giới chủ không lạm dụng quy định – đẩy khó cho người lao động?” là chủ đề Dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của bà Trần Thị Lan Anh – Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám Đốc Văn phòng giới sử dụng lao động và ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Làm thế nào để những nhân tài đã được nhận diện qua các kỳ thi quốc tế phát huy khả năng, trí tuệ (08/01/2021)

Có được thành tích trong học tập là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh. Tuy nhiên, để những nhân tài của đất nước đã được nhận diện qua các kỳ thi quốc tế phát huy được khả năng, trí tuệ của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước là cả câu chuyện đáng bàn. Bộ GDĐT đã có chủ trương thế nào trong việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh xuất sắc này? Ông Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị chủ trì trực tiếp tham mưu tổ chức các kỳ thi sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Gia tăng tình trạng giải quyết va chạm giao thông bằng bạo lực (7/1/2021)

Không quen biết nhau từ trước và cũng chẳng phải vì mâu thuẫn, thù hằn nghiêm trọng, nhưng một nam thanh niên đã bị một lái xe bán tải đánh đến chảy máu và gãy cả răng tại Hà Nội. Nguyên nhân chỉ vì thanh niên này nhắc nhở lái xe dừng đèn đỏ quá lâu, khiến các phương tiện phía sau bị ùn tắc hàng dài. Thực tế cho thấy, chỉ từ những xích mích nhỏ khi tham gia giao thông, rất nhiều hành vi bạo lực, côn đồ đã xảy ra, gây nhiều hệ lụy và bức xúc. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận này, ngay sau đây, chúng tôi có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và ông Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam.

Những kịch bản xảy ra với cuộc bầu cử Mỹ (6/1/2021)

Vào lúc 13h Ngày 06/01 (theo giờ Mỹ) tức là vảo khoảng 7h -8h đồng hồ nữa, lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm và xác nhận số phiếu đại cử tri, qua đó công nhận người sẽ chính thức ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới. Thông thường cuộc họp này chỉ mang tính thủ tục, nếu không có các tranh chấp pháp lý. Tuy nhiên, lần này thì khác, Đảng Cộng hòa vẫn chưa từ bỏ các nỗ lực nhằm bác bỏ chiến thắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, nên kịch tính được cho là vẫn kéo dài đến phút chót. P phân tích của Tiến sỹ Đỗ Sơn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại (Học viện Ngoại giao).

Tuyển giáo viên theo Luật mới: Địa phương khó tuyển dụng, sinh viên cao đẳng thiệt thòi (5/1/2021)

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương mới đây Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên. Tuy nhiên, có một vấn đề vướng mắc là Luật Giáo dục 2019 quy định chuẩn trình độ của nhà giáo mầm non có trình độ cao đẳng, tiểu học và trung học cơ sở phải có trình độ đại học trở lên. Việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019. Do vậy, Bộ hay các địa phương cũng không thể cho phép tuyển dụng giáo viên chưa đạt chuẩn vì như vậy là làm trái luật. BTV Đài TNVN và PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận về nội dung này.

Chạy đua tiến độ sản xuất cuối năm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động (04/01/2021)

Chỉ trong ngày 2/1/2021 vừa qua đã có 2 vụ tai nạn lao động xảy ra đó là trường hợp đứt tời tháng máy khi thi công trụ sở Sở Tài chính Nghệ An tại TP.Vinh và cháy ở công ty bán buôn các vật liệu xây dựng hệ thống cấp nước tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Vào thời điểm cuối năm, hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều sôi động hơn để đáp ứng kịp tiến độ hay đơn đặt hàng. Vì thế, ngoài việc tăng ca, tăng kíp, rất nhiều doanh nghiệp phải sử dụng thêm lao động bổ sung, chủ yếu là lao động thời vụ, nông nhàn, không qua đào tạo nghề khiến nguy cơ mất an toàn lao động rất lớn.

Hàn Quốc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm vực dậy ngành nông nghiệp (3/1/2021)

Ban nhạc Bức Tường đã trở lại, sẵn sàng cho một hành trình mới, đầy cảm hứng và sáng tạo.
- Hàn Quốc đang ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm vực dậy ngành nông nghiệp.

Thưởng Tết cuối năm bằng hiện vật: Chia sẻ khó khăn hay cái cớ để DN đẩy hàng tồn?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Quý IV năm nay, tình hình lao động, việc làm có nhiều khởi sắc hơn với các quý đầu năm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn cao hơn năm 2019. Khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán thì nỗi lo chung với hàng triệu lao động lúc này là tiền lương thưởng cuối năm sẽ ra sao? Năm nay là năm đầu tiên thực hiện quy định thưởng Tết không chỉ bằng tiền mà còn có thể bằng hiện vật, liệu doanh nghiệp có lợi dụng quy định này để lấy những sản phẩm không tiêu thụ được để thưởng cho người lao động hay không? Chúng tôi bàn về nội dung này với ông Phan Nghiêm Long, là người theo dõi trực tiếp vấn đề lương, thưởng Tết công nhân viên chức lao động tại Tổng Liên đoàn lao động VN.

Từ 1/1/2021 ca sĩ "hát nhép" không bị xử phạt: Liệu có “bật đèn xanh” cho nạn hát nhép, vốn gây bức xúc cho khán giả yêu nhạc? (30/12/2020)

Những ngày qua, dư luận, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc và khán thính giả xôn xao trước thông tin, từ ngày mùng 1 tháng 2 năm 2021 tới, hành vi "hát nhép" sẽ không còn bị cấm và bị xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng như trước đây. Đây là nội dung của Nghị định 144 về hoạt động biểu diễn vừa được Chính phủ ban hành, thay thế Nghị định 79. Dù đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn nhấn mạnh, Nghị định mới không cấm hát nhép, nhưng cũng không có quy định cho phép hát nhép. Mỗi nghệ sĩ biểu diễn phải có trách nhiệm với uy tín của mình và với khán giả. Tuy vậy, vẫn không ít ý kiến cho rằng, Nghị định mới lần này là một bước lùi, khi vô hình trung “bật đèn xanh” cho nạn hát nhép, vốn đã âm ỉ tồn tại, gây bức xúc cho khán giả yêu nhạc và những người làm nghề nghiêm túc. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thú hút sự chú ý của dư luận này, Biên tập viên Hải Quân trao đổi với nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung và nhà báo Nguyễn Kiều Trinh của báo Thanh niên.

Sửa ngay sách giáo khoa có “sạn” để đảm bảo công bằng (29/12/2020)

Ngoài sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều của NXB ĐH Sư phạm TPHCM có nhiều lỗi và “sạn”, thì cả 4 bộ sách do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn cũng đều có “sạn”... Giáo viên, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội bất bình bởi với việc trì hoãn sửa lỗi, điều chỉnh ngữ liệu của NXB Giáo dục, hàng triệu học sinh lớp 1 năm nay và giáo viên có thể vẫn phải dạy và học bằng SGK đang có nhiều lỗi. Điều này cũng khiến dư luận nghi ngại về sự thiếu công bằng đối với người học và tiềm ẩn nguy cơ không công bằng trong cạnh tranh giữa các đơn vị làm sách.
- Chúng tôi bàn chủ đề “Sửa ngay sách giáo khoa có “sạn” để đảm bảo công bằng, với sự tham gia của chuyên gia giáo dục - TS.Vũ Thu Hương.

Lắp camera 'phạt nguội' trên toàn quốc: Hiệu quả kép (28/12/2020)

Như chúng tôi đã thông tin, trong thời gian qua hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM và tỉnh Quảng Ninh đã triển khai lắp đặt hệ thống camera tại một số tuyến đường trọng điểm để phát hiện lỗi vi phạm giao thông, xử "phạt nguội". Mới đây, Cục CSGT để xuất Bộ Công an "Đề án đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính" để xem xét, trình Chính phủ thực hiện trên toàn quốc. Đề xuất này được cho là hiệu quả kép vừa chấn chỉnh hành vi cố tình vi phạm Luật giao thông, đồng thời giúp CSGT bớt phải ra đường, giảm những tiêu cực phát sinh. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi bàn luận về câu chuyện này với sự tham gia của khách mời Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về An toàn giao thông- Cục CSGT, Bộ Công an; Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh; Thiếu tá, Tiến sỹ Đào Việt Long, Phó phòng cảnh sát giao thông TP Hà Nội.

“Khai tử” dịch vụ đòi nợ thuê, vẫn còn lo ngại những biến tướng (25/12/2020)

Từ ngày 1/1/2021, khi Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực, các công ty có chức năng đòi nợ thuê sẽ chấm dứt hoạt động, bởi theo quy định của Luật, “đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ" nằm ở danh mục ngành nghề cấm. Luật đã quy định là vậy nhưng không ít người dân vẫn lo lắng sự biến tướng của hình thức này. Cần kiểm soát thế nào để luật được thực thi tốt nhất? Người dân có nhu cầu đòi nợ chính đáng thì làm thế nào để đúng pháp luật? Chúng tôi bàn về câu chuyện này với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Đoàn Luật sư HN.

Bảo hiểm xã hội số: Ứng dụng này sẽ mang lại những lợi ích nào cho người dân? (24/12/2020)

Người tham gia bảo hiểm có thể ngồi tại nhà vẫn theo dõi được quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mã số bảo hiểm và cơ sở khám chữa bệnh y tế...nhờ vào một chiếc điện thoại thông minh. Đây là tiến bộ đáng kể từ ứng dụng bảo hiểm xã hội số mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa cung cấp, khắc phục tình trạng người tham gia bảo hiểm xã hội rất khó khăn khi tiếp cận hồ sơ bảo hiểm của mình như trước đây. Tuy nhiên, ứng dụng này sẽ mang lại những lợi ích nào cho người dân? Khi số hóa hồ sơ bảo hiểm, đâu là những vấn đề người lao động cần quan tâm?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: