Thời gian qua, thông tin về các khoản thu đầu năm học “núp bóng tự nguyện” ở nhiều trường lại tràn ngập trên các diễn đàn, mạng xã hội và phương tiện truyền thông. Điều khiến dư luận bức xúc là nhiều khoản từ Quỹ phụ huynh không phải chi cho học sinh mà là bồi dưỡng giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường. Thậm chí, có những trường còn mượn tay Ban đại diện phụ huynh, để thu tiền và chi cho các hoạt động của nhà trường.
Không thể phủ nhận vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh vì trên thực tế hoạt động dạy học của nhà trường và học sinh khó có thể thực hiện tốt nếu không có sự vào cuộc nhiệt tình của ban đại diện. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những ban dại diện “lạm quyền”, “bày vẽ”, trở thành “cánh tay nối dài” của hiệu trưởng, gây bức xúc cho phụ huynh và dư luận.
Trước hàng loạt sự việc xảy ra, nhiều câu hỏi được đặt ra: Ban đại diện
cha mẹ học sinh có còn đại diện cho tất cả phụ huynh? Có nên duy trì Ban đại diện cha
mẹ học sinh nữa không? Cần làm gì để ban đại diện hoạt động hiệu quả, đúng tinh thần
thông tư 55 của Bộ GD-ĐT về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh? TS Vũ Thu Hương, Chuyên gia giáo dục cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong những ngày qua, nhiều tỉnh miền Trung đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Noru. Một số địa phương không nằm trong trung tâm bão đổ bộ nhưng đã bị ảnh hưởng hoàn lưu sau bão rất nặng nề như ngập lụt, lũ quét ở huyện Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; tình trạng ngập lụt sau những trận mưa lớn hay ô nhiễm không khí ở các đô thị ngày một gia tăng là những cảnh báo từ thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày một phức tạp, trái quy luật, khó dự báo. Tình trạng này phản ánh điều gì từ câu chuyện tầm nhìn chiến lược, công tác lập quy hoạch, trong đó có quy hoạch môi trường? Giải pháp nào để chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu?
Lần đầu tiên Việt Nam có Tháng Tiêu dùng số. Đây là một trong những hoạt động nổi bật hướng đến Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 – đang được truyền thông nhiều và nhiều người quan tâm. Hưởng ứng Tháng Tiêu dùng số, người tiêu dùng có thể nhận được rất nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, ban tổ chức thuộc Bộ Thông tin và truyền thông khẳng định, mục đích của chương trình không đơn thuần là ưu đãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng. Mục đích lớn nhất là nâng cao kỹ năng số cho người dân. Cụ thể, thực tế người dân đang có kỹ năng số như thế nào, khả năng tiêu dùng số tới đâu và có thể được hỗ trợ như thế nào, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số nói chung?
Sau khi nước ta ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên từ nước ngoài trở về, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam (kể từ khi về nước) đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm. Với đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng lưu hành chính ở Tây Phi và Trung Phi, trong đó chủng lưu hành ở Tây Phi thì nhẹ hơn. Hầu hết các ca bệnh ghi nhận ở châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác là chủng ở Tây Phi. Ca bệnh ghi nhận ở Việt Nam cũng là chủng của Tây Phi. Dù đậu mùa khỉ không dễ lây lan như Covid 9, song người dân cần có thông tin để nhận biết, tuân thủ theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng ngừa bệnh dịch này. Vậy khi đã có ca bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập, các biện pháp nào cần được triển khai để khoanh vùng, kiểm soát, hạn chế lây lan bệnh dịch?
Những năm qua, thiên tai cực đoan liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng miền trên cả nước. Mưa bão, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đã cuốn theo tài sản, hoa màu và thậm chí cả tính mạng của biết bao người dân. Cơn bão số 4 (bão Noru) vừa qua là một ví dụ điển hình. Mặc dù đã có các biện pháp phòng chống từ sớm, tuy nhiên những thiệt hại đáng tiếc vẫn xảy ra.
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, các tỉnh miền Trung sẽ đối mặt với mưa bão dồn dập vào cuối năm. Để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trong những đợt thiên tai tiếp theo cần phải làm gì? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng Cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bão số 4 là một trong số các cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây, song khi chính quyền và người dân đã chủ động phòng chống, thiệt hại ban đầu đã được giảm tối đa, đặc biệt là số người bị thương vong ở mức thấp nhất.
- Các chuyên gia dự báo những tháng cuối năm 2022 thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường, trong đó có 3-5 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta dồn dập trong tháng 10 và 11/ 2022. Chính vì vậy, việc nhận diện và phòng ngừa các bệnh lý sau bão lũ là hết sức cần thiết với bà con. Trước tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu, duy trì phòng chống dịch COVID-19, sốt xuất huyết và
các bệnh lý thường gặp khi thiên tai, bão lũ. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung
tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế bàn luận vấn đề này.
Như Đài TNVN đã đưa tin, sáng nay, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền một số tỉnh miền Trung. Mặc dù được đánh giá là cơn bão lịch sử với những số liệu mà từ trước đến nay các bản tin dự báo bão chưa bao giờ ghi nhận được, nhưng nhờ sự ứng phó quyết liệt, kịp thời, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, thiệt hại đã được giảm đến mức thấp nhất.
GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Phó trưởng ban Phòng chống lụt bão Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng trao đổi về những kinh nghiệm ứng phó với bão lũ, thiên tai, nhìn từ thực tế cơn bão số 4.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của nước ta. Ngày 12/09 vừa qua, Hội Gặp gỡ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành và Đại học Auburn của Mỹ tổ chức Hội thảo “Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe con người: Thách thức và giải pháp”. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với một số nhà khoa học nghiên cứu về môi trường tại các trường Đại học của Mỹ về chủ đề: Bài toán môi trường trong phát triển bền vững của Việt Nam. Đó là Giáo sư Bryan Brooks, Đại học Baylor, bang Texas; Giáo sư Clifford Shultz, Đại học Loyola, Chicago, bang Illinois và Giáo sư Hoàng Chung Thẩm, Đại học Auburn, bang Alabama.
Những clip quay cảnh đánh ghen, những đoạn tin nhắn ngoại tình, những bí mật đời tư, tất cả đều bị phát tán công khai lên mạng xã hội. Hàng trăm, hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận của cộng đồng mạng, mỗi người một câu đã khiến những sự việc ngày càng mất kiểm soát. Điều này khiến cho nhiều gia đình mâu thuẫn, tan vỡ, nhiều người phải bỏ nhà cửa. Thậm chí những đứa trẻ cũng chịu sự soi mói, đàm tiếu của người dân xung quanh.
Tình trạng xâm phạm quyền riêng tư, đưa câu chuyện cá nhân của người khác ra bàn tán trên các nền tảng internet đang là vấn đề đáng báo động. Không chỉ là người nổi tiếng được quan tâm, mà chính những người dân bình thường với những câu chuyện cá nhân, chuyện riêng trong gia đình cũng bị cộng đồng mạng xã hội xâm phạm. Cần làm gì để hạn chế tình trạng này. Pháp luật có quy định gì để xử lý những hành vi đó. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp.
Một trong những sự việc gây tâm lý hoang mang, bức xúc của người dân trong những ngày vừa qua, đó là một cơ sở chế biến rau đã "phù phép" rau từ chợ đầu mối thành "rau sạch Đà Lạt", đạt chuẩn VietGAP, dán nhãn của Công ty TNHH Nông sản Trình Nhi đưa đến tiêu thụ tại một số cửa hàng thuộc WinCommerce, 3 Sạch và TikiNGON. Câu chuyện này lại dấy lên lo ngại về thực phẩm bẩn tại một số một số siêu thị được cho nơi đảm bảo nhất về nguồn gốc cũng như an toàn thực phẩm.
Những ngày gần đây, một số địa phương đã lên tiếng về tình trạng hết 2 loại vắc xin sởi và DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và đã gửi công văn đến Bộ Y tế đề nghị phân bổ thêm. Song, nghịch lý hiện nay là trong kho của các đơn vị sản xuất vẫn có hàng triệu liều vắc-xin đang chờ phân bổ.
Vậy việc thiếu vắc xin ảnh hưởng gì đến công tác phòng chống dịch và kế hoạch tiêm chủng cho trẻ? Việc tiêm chậm, tiêm vét cho trẻ cần được triển khai ra sao khi có vắc xin? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS.BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh
Vụ một cô gái quê ở Bắc Giang bị nhiều người tố cáo lừa đảo số tiền lên tới trăm tỷ đồng vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Trong khi sự việc còn đang chờ cơ quan công an làm sáng tỏ, chúng ta không khỏi giật mình trước lối sống và kỹ nghệ “phông bạt” rất tinh vi để lừa tiền, lừa tình... đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. Câu chuyện cũng cảnh báo, lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin là mấu chốt khiến không ít người sập bẫy.
Sau khi kết thúc 6 lần lọc ảo,Bộ GD&ĐT trả kết quả về cho các trường Đại học để bắt đầu thực hiện việc công bố điểm chuẩn. Nhiều trường ĐH trên cả nước đã công bố điểm
chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và kết quả xét
tuyển chính thức tất cả các phương thức khác. Theo quy định của Bộ
GD&ĐT, trước 17 giờ ngày mai (17/9), các cơ sở đào tạo thông báo thí sinh
trúng tuyển đợt 1.
Ghi nhận từ nhiều trường ĐH trên cả nước cho thấy, điểm chuẩn
năm nay dù không có nghịch lý 30 điểm vẫn trượt ĐH như năm ngoái,
nhưng có nhiều biến động. Cùng với đó cũng có nhiều bất ngờ như có
những ngành, thí khu vực 3 đạt 9,5 điểm/môn vẫn trượt nguyện vọng xét
tuyển; điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm tăng, y dược giảm sâu. Đặc biệt,
với tỷ lệ chọi 1/500, điểm chuẩn ngành báo chí gần tiệm cận mức tuyệt đối
với mức 29,9 điểm. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền – Một người theo sát
thông tin của mùa tuyển sinh năm nay cùng bàn luận câu chuyện này.
Năm học mới vừa bắt đầu, cũng là lúc nhiều bậc cha mẹ bước vào mùa họp phụ huynh. So với 2 cuộc họp phụ huynh giữa học kỳ và cuối năm học, cuộc họp phụ huynh mở đầu năm học mới được không ít người mặc định đó là buổi họp “đầu tiên” – tức là “tiền đâu?”. Bên cạnh những cuộc họp diễn ra bình bình, khi đa số phụ huynh chấp nhận bị lạm thu “vì con”, cũng có những cuộc họp nổ ra tranh cãi gay gắt vì có cha mẹ dám đứng lên phản đối việc nhà trường, giáo viên vẽ ra nhiều khoản thu vô lý. Có cuộc họp lại trở thành “sân khấu” để một số cha mẹ khoe mẽ điều kiện kinh tế, quan hệ rộng... Và sau đó, cả phụ huynh và con em họ trải qua đủ những hỉ nộ ái ố. Phải làm gì để những buổi họp phụ huynh không còn là những điều “muôn năm cũ”? Cần thay đổi ra sao để cả những bậc cha mẹ và giáo viên thoải mái hơn trong buổi họp đầu năm? Cần những luồng gió mới như thế nào để cuộc họp phụ huynh khởi đầu năm học mới không bị biến thành một buổi “truy thu”, quá nặng về tiền?