logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Các giải pháp kiểm soát sốt xuất huyết trước thềm đỉnh dịch (08/11/2022)

Trong tuần qua, cả nước ghi nhận hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết, 2 ca tử vong, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 300 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, 112 ca tử vong. So với cùng kỳ năm ngoài số ca mắc sốt xuất huyết tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 91 trường hợp. Các chuyên gia dự báo, giai đoạn đỉnh dịch sẽ rơi vào trung tuần tháng 11 đến tháng 12. Vậy Bộ Y tế có giải pháp gì để kiểm soát sốt xuất huyết trước thềm đỉnh dịch? Cộng đồng cần tuân thủ những khuyến cáo gì để sốt xuất huyết không lây lan rộng, từ đó giảm số ca nặng và tử vong?

Tìm đường “hồi hương di sản” khi bảo vật triều Nguyễn được đấu giá tại Pháp (7/11/2022)

Theo kế hoạch, chỉ còn 3 ngày nữa sẽ diễn ra buổi lễ đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo của vua Minh Mạng tại Pháp, với mức giá khởi điểm từ 2 triệu euro đến 3 triệu euro. Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mong muốn các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, để đưa Bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn về nước, hiến tặng bảo tàng. Sự kiện này đang thu hút sự chú ý đặc biệt này của dư luận. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Tiến sỹ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cùng bàn luận về câu chuyện này.

Giải pháp nào xử lý dứt điểm tình trạng xe khách bỏ bến, đón khách dọc đường? (4/11/2022)

Thời gian qua, tình trạng xe dù bến cóc, xe khách trá hình vẫn diễn biến phức tạp ở Hà Nội, gây rất nhiều hệ lụy về an ninh trật tự, an toàn giao thông. Những xe khách tuyến cố định bỏ bến chạy dù khiến lực lượng chức năng của Hà Nội chỉ có thể xử phạt lái xe khi phát hiện lỗi vi phạm như chạy sai luồng tuyến, đón trả khách không đúng nơi quy định…Còn việc xử phạt doanh nghiệp không chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải phải trông chờ vào Sở GTVT các địa phương khác.
Không xử phạt được doanh nghiệp, không thu hồi phù hiệu hoạt động, xe khách liên tỉnh bỏ bến ra chạy dù bên ngoài sẽ còn tiếp diễn dai dẳng, thách thức nỗ lực giữ gìn trật tự, an toàn giao thông của lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, lượng xe sụt giảm, chất lượng dịch vụ yếu kém, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt từ xe khách trá hình, cũng sẽ làm suy yếu dần các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Giải pháp nào xử lý dứt điểm tình trạng xe khách bỏ bến, đón khách dọc đường? - Đây là nội dung chúng tôi bàn luận trong “Dòng chảy sự kiện” hôm nay cùng vị khách mời trực tiếp là ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam.

Tin đồn, tin giả về doanh nhân, hoạt động doanh nghiệp - tác động khôn lường: giải pháp nào cho vấn đề này? (3/11/2022)

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, những ngày gần đây, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin về một cá nhân đứng đầu doanh nghiệp lớn - có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Đây là thông tin sai sự thật. Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đang tiến hành xác minh người tung tin đồn này, xử lý nghiêm minh theo quy định.
Bộ Công an đề nghị người dân không tin, không nghe, không lan truyền các thông tin thất thiệt; cần tiếp nhận thông tin chính thống từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc bịa đặt thông tin tương tự không những gây hại cho nhiều cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế mà chính là dấu hiệu tội phạm hình sự. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Lưu Vinh - Chuyên gia an ninh kinh tế.

Thí điểm tổng đài 156 ngăn chặn cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo- triển khai thế nào cho hiệu quả? (02/11/2022)

Từ ngày 1-11, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thí điểm đầu số 156 tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Đây là một trong những giải pháp của Bộ Thông tin & Truyền thông trước tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên, đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng. Việc thí điểm tổng đài 156 ngăn chặn cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo sẽ triển khai thế nào cho hiệu quả?

Thảm hoạ ở Itaewon (Hàn Quốc) và những cảnh báo khi tổ chức sự kiện đông người ở Việt Nam (1/11/2022)

Thảm họa giẫm đạp tại Hàn Quốc cách đây 3 ngày khiến ít nhất 154 người thiệt mạng vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận nước ta với nhiều câu hỏi: Vì sao một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới lại không ngăn chặn và kiểm soát được tai nạn cộng đồng nghiêm trọng này? Các sự kiện tập trung đông người ở nước ta liệu đã đảm bảo an toàn tuyệt đối hay còn tiềm ẩn những nguy cơ nào? Phải làm gì để không để xảy ra những sự cố đáng tiếc như vậy xảy ra trong tương lai? Nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung – tổng đạo diễn Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa và nhiều sự kiện văn hóa qui mô, cùng anh Hồ Thái Bình, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN bàn luận về câu chuyện này.

Tăng lương cơ bản - yêu cầu từ thực tiễn và những vấn đề cần lưu ý (31/10/2022)

Tiền lương là vấn đề hệ trọng với người lao động cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, việc điều chỉnh tăng-giảm hay giữ nguyên mức lương cơ bản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng-xã hội, nhất là đội ngũ công chức-viên chức – đối tượng tác động chính của vấn đề này. Sau 3 năm giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng mỗi tháng, lương cơ bản đang được đề xuất tăng lên 1.800.000 đồng, kể từ năm sau. Cơ quan nhà nước, giới chuyên gia và cộng đồng xã hội đều đồng thuận chủ trương cần tăng lương cơ bản với mức tăng đề xuất vừa nêu. Tuy nhiên, phải thực hiện tăng lương vào thời điểm nào trong năm là hợp lý, hợp tình, hợp thực tế? Về lâu dài, chú trọng điều chỉnh lương cơ bản có là giải pháp tốt nhất cho vấn đề tiền lương và sự phát triển của kinh tế-xã hội hay không…là vấn đề đáng bàn.

Làm gì để không còn du khách Việt bỏ trốn khi di du lịch nước ngoài, sau vụ 100 du khách 'mất liên lạc' ở Hàn Quốc? (27/10/2022)

Sự việc 100 công dân Việt Nam “mất liên lạc” sau khi nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang tỉnh Gangwon, đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Đây có phải một vụ bỏ trốn tập thể để cư trú và lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc hay không? Có hay không những đường dây móc nối, tổ chức đưa công dân VN ra nước ngoài dưới danh nghĩa khách du lịch rồi giúp họ “tẩu thoát”? Phải làm gì để ngăn chặn tình trạng nhức nhối, đã kéo dài quá lâu này?
Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM và bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel – đơn vị lữ hành hàng đầu nước ta.

Vì sao các vụ bạo lực nghiêm trọng xuất hiện ngày càng nhiều và có cách nào để ngăn chặn tình trạng này? (26/10/2022)

Liên tiếp các vụ bạo lực với hành vi manh động, dã man đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian gần đây, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận. Theo chuyên gia tội phạm học Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, trung bình mỗi năm nước ta có 1400 vụ giết người trong đó hơn 95% giết người do mâu thuẫn đời sống. Các vụ giết người do ghen tuông tình ái chiếm tỷ trọng khá cao. Vậy những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng với mức độ ngày càng dã man, cũng như các giải pháp ngăn chặn tình trạng này?

Từ việc TP Hồ Chí Minh chấp nhận cho dạy thêm: Quản lý như thế nào để dạy thêm không thành dạy chính? (25/10/2022)

Câu chuyện dạy thêm, học thêm được đề cập từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Câu chuyện này càng có thêm nhiều ý kiến tranh luận, khi TP Hồ Chí Minh có chỉ đạo về dạy thêm, học thêm, tổ chức hoạt động ngoài giờ tại trường tiểu học. Theo đó, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên phải lập kế hoạch dạy thêm trên cơ sở nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa. Đặc biệt chú ý đến đặc điểm học sinh, từ đặc điểm vùng miền, hoàn cảnh gia đình, kết quả học tập cuối năm để có cách dạy học phù hợp.
Thực tế, việc dạy thêm, học thêm là xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người học và cả người dạy, khi học sinh muốn cải thiện những kỹ năng còn thiếu hụt, phát triển những năng lực cần thiết cho bản thân. Nhưng nếu lạm dụng việc học thêm một cách tràn lan thì lại là điều đáng bàn. Cần làm gì để dạy thêm, học thêm không trở thành gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đối với nhiều gia đình? Làm sao để quản lý dạy thêm chặt chẽ hơn thay vì cấm nửa vời hoặc thả nổi, để dạy thêm không thành dạy chính? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng

Chỉ một đêm thêm hai tân hoa hậu và câu chuyện lạm phát các cuộc thi sắc đẹp (24/10/2022)

Chỉ trong 1 buổi tối 22/10 vừa qua, Việt Nam ghi nhận cùng lúc hai hoa hậu đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam và Hoa hậu Hoàn Cầu 2022. Việc chỉ trong một đêm có thêm hai hoa hậu đã nhận nhiều tranh luận trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài Hoa hậu Biển đảo Việt Nam, Hoa hậu Hoàn Cầu 2022, trong 3 tháng cuối năm, nhiều cuộc thi sắc đẹp trong nước vẫn tiếp diễn. Trong đó, hai cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu Siêu quốc gia đang trong giai đoạn tổ chức vòng sơ khảo. Theo thống kê của Cục Nghệ thuật biểu diễn, năm nay có tổng cộng 25 cuộc thi hoa hậu xin cấp phép. Trong đó, 3 cuôc thi không tổ chức như dự kiến, 8 cuộc thi dồn lại từ năm ngoái. Còn theo một chuyên trang nhan sắc trong nước tổng kết và đưa ra con số khoảng gần 50 cuộc thi lớn, nhỏ diễn ra trong năm nay. Nếu như trước đây, con số cuộc thi sắc đẹp chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì nay hoa hậu, á hậu “đếm không xuể”. Cuộc thi này chưa qua, cuộc thi khác đã tới khiến cho công chúng “bội thực” hoa hậu. Không chỉ bội thực, lạm phát về số lượng, nhiều cuộc thi đạt chất lượng không cao, thậm chí còn không ít lùm xùm, tai tiếng. Trước việc lạm phát các cuộc thi hoa hậu, sắc đẹp, yêu cầu đặt ra là cần phải có biện pháp siết chặt, lập lại trật tự các cuộc thi nhan sắc.

Ứng xử chung cư giữ nếp văn minh hay giữ thói quen làng xã? (21/10/2022)

Đại diện chính quyền phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã khẳng định "Nếu có hiện tượng tái diễn, sẽ xử lý, xử phạt nghiêm" khi nhắc tới việc cư dân bật nhạc đám ma để át tiếng nhạc karaoke ở tổ hợp chung cư HH Linh Đàm, gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Câu chuyện tạm lắng xuống nhưng đặt ra nhiều dấu hỏi lớn về văn hóa ứng xử chung cư, giữ nếp văn minh thế nào khi mỗi người vẫn còn thói quen làng xã? Cần làm gì để đẩy lùi những thói quen xấu, cách hành xử thiếu chuyên nghiệp trong giải quyết mâu thuẫn?

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? (18/10/2022)

Năm học 2022-2023 mới diễn ra chưa đầy 2 tháng nhưng tại các địa phương liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, gây bức xúc trong dư luận. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ, mà thậm chí còn có những học sinh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị bạn cùng trường hành hung.
Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn đề khó giải quyết, gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội như thế nào để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? Chuyên gia giáo dục – TS Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công cùng bàn về câu chuyện này.

Ðề xuất trích 3.500 tỷ mua sách giáo khoa cho học sinh mượn - làm thế nào để không lãng phí (17/10/2022)

Đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc trích ngân sách nhà nước 3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa (SGK) cung cấp cho các thư viện trường học để học sinh mượn đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Đây là chính sách nhân văn, mang lại ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với học sinh mà còn có ý nghĩa với tất cả người dân, nhất là khi cả nước mới trải qua thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và ở một số vùng, hàng năm học sinh vẫn chịu ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, lũ lụt. Song vấn đề quan trọng đặt ra là việc quản lý chi tiêu, sử dụng ngân sách này như thế nào từ trung ương đến địa phương để tránh lãng phí, SGK đến được tay học sinh thực sự cần.

Dịch sốt xuất huyết vẫn chưa "giảm nhiệt", giải pháp nào để giảm ca nặng và tử vong? (14/10/2022)

Tính đến thời điểm này, cả nước ghi nhận gần 250.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 100 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 4,7 lần, tử vong tăng 80 trường hợp. Đáng chú ý là dù đã sang tháng 10, nhưng dịch sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", thậm chí vẫn tiếp tục gia tăng mạnh tại khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên.
Các chuyên gia dịch tễ nhận định, từ nay đến cuối năm, sốt xuất huyết còn diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc có thể tăng cao nhất trong 25 năm trở lại đây. Trước số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh mỗi tuần, mới đây, “tâm dịch” sốt xuất huyết TP Hồ Chí Minh đã phải đưa ra giải pháp phân tầng điều trị bệnh nhân. Còn với gần 5.000 ca mắc, 5 ca tử vong, Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc cũng đang ghi nhận dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Vậy đây có phải là điều bất thường của bệnh dịch sốt xuất huyết? Giải pháp nào để giảm số ca nặng và tử vong? BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương – đơn vị đang tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân sốt xuất huyết nặng tới khám và điều trị mỗi ngày cùng bàn luận về câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: