logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nữ cựu chiến binh tiên phong mở đường du lịch tuyến đảo ở Quảng Ninh (28/11/2023)

Bảo vệ trẻ em trước rủi ro khi sử dụng internet.
- Triển lãm độc đáo về những thương hiệu nổi tiếng do người nhập cư sáng lập tại Anh.
- Nữ cựu chiến binh tiên phong mở đường du lịch tuyến đảo ở Quảng Ninh.

Nhìn lại một năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT (27/7/2023)

Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2023 vừa biết điểm và cân nhắc các nguyện vọng để xét tuyển vào Đại học, cao đẳng, còn học sinh vào lớp 10 năm nay cũng đang băn khoăn lựa chọn các tổ hợp môn học - một trong những việc rất quan trọng để thích ứng với các thay đổi về thi cử, tuyển sinh đại học từ năm 2025.
Năm học 2022-2023 vừa qua, Chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai năm đầu tiên ở bậc THPT. Khác với quan điểm “tích hợp” ở bậc học dưới, ở bậc THPT chương trình được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp khi học sinh được chọn môn theo sở thích. Song, sau một năm học triển khai, chương trình mới đã bộc lộ một số bất cập, cần phải “gỡ” ngay khi năm học 2023-2024 đang cận kề. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

“Cô gái thép” và hành trình đạp xe xuyên Việt khuyến khích giảm rác thải nhựa (27/7/2023)

Nhìn lại một năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT.
- Không để người có công bị bỏ lại phía sau

Muôn kiểu tranh chấp chung cư – cách nào để hóa giải (26/7/2023)

Sở hữu một căn hộ chung cư ở các thành phố lớn là niềm mơ ước của nhiều gia đình. Thế nhưng chưa kịp vui mừng sau nhiều năm tích cóp tiền để mua nhà, thì nhiều người đã phải bực dọc, bức xúc. Hình ảnh cư dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư liên tiếp xuất hiện ở nhiều chung cư tại Hà Nội và một số tỉnh thành phố thời gian vừa qua. Tranh chấp gay gắt nhất là xung quanh phần diện tích, tiện ích sở hữu chung, sở hữu riêng như tầng hầm và chỗ để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập thể thao, các diện tích kinh doanh, cho thuê, mức phí dịch vụ, tiền quỹ bảo trì 2%... Cùng bàn luận kỹ hơn nội dung này với vị khách mời là Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Văn phòng Luật sư Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Nhãn Sông Mã đã mang đến niềm vui được mùa nơi biên cương Sơn La(26/7/2023)

Muôn kiểu tranh chấp chung cư – cách nào để hóa giải.
- FIFA World Cup Nữ 2023 sẽ lập kỷ lục bán vé mới.

Kiểm soát khí thải xe máy: Cần thiết nhưng phải nghiên cứu kỹ (25/7/2023)

Bộ Giao thông vận tải vừa gửi Dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Trong đó nội dung nhận được nhiều ý kiến bàn luận là đề xuất "Xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do Thủ tướng Chính phủ quy định ". Theo lý giải của Bộ GTVT, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 chỉ ra rằng phát thải khí thải từ xe cơ giới được nhận định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, xe mô tô, xe gắn máy là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn nhất. Trong khi đó, luật Đường bộ năm 2008 vẫn chưa có quy định về kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy.
- Nếu nhìn vào thực tế ô nhiễm không khí, nhất là tại các đô thị lớn hiện nay thì kiểm soát khí thải xe cơ giới, đặc biệt là xe gắn máy là rất cần thiết. Vấn đề còn lại là công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt cần thực hiện ra sao? Đặc biệt là phải có quy chuẩn cụ thể và giải pháp xử lý phù hợp cho từng loại phương tiện như xe cũ nát, xe hết niên hạn, thậm chí xe mới vận hành. PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường; Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng bàn luận về câu chuyện này.

Nghĩa tình ở TT Phụng dưỡng người có công TP Đà Nẵng (25/7/2023)

Kiểm soát khí thải xe máy: Cần thiết nhưng phải nghiên cứu kỹ.
- K-Pop dỡ bỏ rào cản ngôn ngữ bằng AI, phát hành bài hát sử dụng đồng thời 6 thứ tiếng.
- Nghĩa tình ở Trung tâm Phụng dưỡng người có công thành phố Đà Nẵng.

Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 11 và câu chuyện đổi mới sách giáo khoa (24/7/2023)

Truyện ngắn “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp vừa được chọn trích in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo, thuộc chương trình sách giáo khoa mới của Bộ GD&ĐT. Cuốn sách giáo khoa này sẽ được giảng dạy cho học sinh bắt đầu từ năm học mới 2023-2024. Hồi tháng 5 vừa qua, tác giả “Tướng về hưu” cũng được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật, đánh dấu sự công nhận về tài năng và đóng góp của ông trong lĩnh vực văn chương. Đây là tin vui cho những người yêu văn chương và quan tâm tới giáo dục, cũng là huớng đi sau đó có thể đưa vào nguồn đề thi quốc gia khi có tác phẩm mới thay vì các tác phẩm văn học quá cũ hiện nay.

Lớp học đặc biệt ở Sàng Ma Sáo: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui (24/7/2023)

Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 11 và câu chuyện đổi mới sách giáo khoa
- Triển lãm “Nhật Bản thu nhỏ” đang thu hút đông đảo du khách tại Brazil
- Lớp học đặc biệt ở Sàng Ma Sáo: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Chuyện canh giữ cột mốc biên cương Tổ quốc của đồng bào Dao Hùng Pèng ở tỉnh Lai Châu (23/7/2023)

Tỉnh Lai Châu có hơn 265km đường biên giới với Trung Quốc. Những năm qua, cùng với lực lượng biên phòng, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã tự nguyện đảm nhận việc trông coi nhiều đường biên, mốc giới.

Sức hút concert âm nhạc anime hiện nay (22/7/2023)

Đạo diễn Phan Đăng Di - nhà sáng lập, chủ tịch chương trình “Gặp gỡ mùa thu” với hành trình 10 năm vun bồi điện ảnh trẻ nước nhà
- Sức hút concert âm nhạc anime hiện nay
- Điểm sự kiện quốc tế đáng chú ý

Muôn trái tim hướng về tháng 7 (21/7/2023)

Làm sao có thể kiểm soát hoạt động bán bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với các ngân hàng thương mại?
- Muôn trái tim hướng về tháng 7.
- Cô học trò đất Trạng với bí quyết đạt thủ khoa toàn quốc khối D01 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Nâng cao cách tiếp cận và hiệu quả sử dụng điện thoại, internet cho trẻ em (20/7/2023)

Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022 độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em khi dùng điện thoại trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè người thân. 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Thực tế đó cho thấy, không gian mạng đang có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ em. Cần nhìn nhận rằng việc sử dụng điện thoại hay các ứng dụng trên Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận và học tập các kiến thức một cách trực quan, sinh động và dễ hiểu. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro. Do đó cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet hợp lý. Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn luận câu chuyện này.

Người góp phần làm sống lại dòng tranh đã thất truyền hơn 7 thập kỷ (20/7/2023)

Giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet hợp lý.
- Vùng biên giới huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn ngôi đình cổ Pò Háng- một di tích lịch sử được coi là “pháo đài”, là điểm tựa tâm linh giữ yên biên ải.
- Người góp phần làm sống lại dòng tranh đã thất truyền hơn 7 thập kỷ.

Thấy gì từ điểm thi và phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023? (18/7/2023)

Đúng 8h sáng nay (18/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, sau đó là phân tích phổ điểm. Qua những thông số này, người dân, nhà quản lý giáo dục phần nào đánh giá được tình hình học tập của thí sinh, mức độ khó dễ của đề thi. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để thí sinh tham khảo đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học theo tổ hợp của mình.
Phổ điểm năm nay có biến động gì so với năm ngoái? Liệu kết quả có phản ánh đúng thực tế dạy và học, cũng như phù hợp với mục tiêu của kỳ thi? Các em cần lưu ý gì khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục, TS Hoàng Ngọc Vinh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: