Mỗi dịp cận Tết, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại tràn lan trên thị trường. Năm 2023 vừa qua, đã chứng kiến hàng nghìn vụ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân. Cứ mỗi lần ngành chức năng tiến hành kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, là lại có hàng chục thậm chí hàng trăm trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện. Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương ngày càng trở nên phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là những ngày lễ Tết đang đến gần?
Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết - người tiêu dùng đóng vai trò chủ đạo
- Trào lưu cafe lợn con độc đáo tại Nhật Bản
- Cảnh sát giao thông Quảng Ngãi “đón xe máy” tặng quà người dân về quê ăn Tết
Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Tết. Đầu năm mới thường là thời gian nở rộ các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ... tại không ít cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước. Thủ tướng Chỉnh phủ vừa ban hành công điện yêu cầu các bộ ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố không để xảy ra tình trạng trục lợi, phản văn hóa. Xử lí nghiêm những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao vấn đề này kéo dài quá lâu, gây nhiều hệ lụy xã hội? Các cơ sở thờ tự và người đứng đầu chính quyền các địa phương có trách nhiệm ra sao? Phải làm gì để sớm đẩy lùi các hoạt động biến tướng, trục lợi từ tôn giáo một cách hiệu quả, tránh hình thức, ngại đụng chạm?
Cần thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc không dâng sao giải hạn, không gọi hồn, cúng vong sao cho thiết thực, hiệu quả?
- Nét đặc sắc của lễ hội đèn lồng chào đón năm Rồng ở Thượng Hải, Trung Quốc
- Niềm vui của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng có nhà mới trước Tết nhờ nhiều nguồn hỗ trợ
Càng sát Tết, các mẫu linh vật rồng ở các tỉnh thành
đã dần lộ diện, mang đến những câu chuyện dở khóc dở cười. Rồng ngủ
gật, rồng giận dữ, và nhiều nơi, rồng bị chê là “lúc giống rắn, lúc giống
lươn”, nơi khác thì lại “còi cọc, ốm yếu”…Những năm gần đây, dường như năm nào dư luận cũng “dậy
sóng” với những linh vật chào đón năm mới bị biến dạng một cách khó
hiểu như vậy. Vì sao việc này vẫn liên tục tái diễn? Làm thế nào để linh
vật chào năm mới vừa mang tính văn hóa, giáo dục lại tránh lãng phí?
Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về
rồng và các linh vật Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Linh vật đón năm mới: Làm sao để nhân văn, giáo dục và tránh lãng phí.
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ giọng nói cho người có vấn đề về thanh quản.
- "Tết này vạn dặm đoàn viên” của một gia đình kiều bào ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.
Trò chuyện với danh ca Tuấn Ngọc: Quí ông mãi hát lời tình yêu.
- Các nhà hàng Singapore giảm giá nhằm thu hút khách trong dịp Tết Nguyên Đán
“Người miền núi chất” – Double2T, Quán quân Rap Việt mùa 3 về hành trình “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Thời tiết dày đặc sương mù, ẩm thấp như hiện nay là môi trường thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm như hô hấp, da liễu... phát triển.
- Vaccine R21 ngừa sốt rét do Đại học Oxford của Anh và Viện Serum của Ấn Độ bào chế.
Chúng ta chỉ còn 1 tuần nữa là đón Tết nguyên đán với rất nhiều hoạt động giao lưu, đi lại. Tuy nhiên, các dịch bệnh thì không như vậy. Điển hình là tuần qua, thế giới vẫn ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc biến thể phụ JN.1 của Covid-19, số ca nặng và tử vong tiếp tục tăng nhanh tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, kết quả giải mã trình tự gen gần 20 ca mắc Covid-19 vừa qua ghi nhận bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Tất cả các trường hợp này đều ghi nhận có diễn biến khá nặng và chưa tiêm đủ các mũi vắc xin theo khuyến cáo. Đáng lo ngại là số ca nhập viện do Covid-19 tại các cơ sở y tế có xu hướng gia tăng dần trong những tuần gần đây, đòi hỏi ngành y tế và người dân không lơ là, mất cảnh giác khi nhu cầu giao lưu, đi lại gia tăng nhanh dịp Tết Nguyên đán. Vậy biến thể phụ JN.1 có điều gì đáng lưu tâm trong phòng ngừa và điều trị? BS. Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương cùng bàn luận câu chuyện này.
Biến thể phụ JN.1 có điều gì đáng lưu tâm trong phòng ngừa và điều trị?
- Miền di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
- Thầy giáo người Tày ươm khát vọng thoát nghèo cùng Chi bộ bản Mông
Vài ngày nữa thôi là những “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2024”, “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2024” sẽ khởi hành hỗ trợ miễn phí cho gần 1.300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc làm việc ở các tỉnh phía Nam, có quê ở phía Bắc về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc sau Tết, với số tiền dự kiến hơn 07 tỷ đồng. Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ thông tin cụ thể về các chương trình chăm lo tết cho công nhân người lao động dịp trước – trong và sau tết.
Bên Công đoàn tổ chức chợ tết cho công nhân mua được quần áo, nhu yếu phẩm như nước mắm, nước tương để sử dụng cho dịp Tết tôi rất là vui. Năm sau rất mong được công đoàn tổ chức như năm nay, công nhân mừng lắm.
- Tết đã đến thật gần. Người người nhà nhà đều mong được đón một cái Tết đầm ấm, an vui. Vào dịp này, các hoạt động thiết thực chăm lo Tết cho công nhân lao động đang tiếp tục được đẩy mạnh, để không ai bị bỏ lại phía sau.
- Công an TPHCM vận động người dân phá bỏ “chuồng cọp”, mở lối thoát nạn.
- “Lớp học trên cây trong rừng Amazon nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng”.
Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá, mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn đã tương đối cao, có tính răn đe tốt. Tuy vậy, pháp luật hiện quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (tức là trên 0,4 miligam trong một lít khí thở hoặc quá 80 miligam trông 100 ml máu) dù cao đến mấy, vẫn chung một hình phạt. Vì thế, nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3, nên phân tách thành các mức phạt cao hơn. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Có cần thiết tăng mức xử phạt đối với các vi phạm nồng độ cồn nghiêm
trọng khi lái xe? Còn vướng mắc nào cần điều chỉnh? Phải làm gì để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân “đã uống rượu bia thì không lái xe”, đặc biệt trong dịp tổ chức rất nhiều bữa tiệc Tất niên hiện nay và cả trong dịp nghỉ Tết sắp tới? Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh Giao thông Quốc gia, Đài Tiếng nói VN và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức cùng bàn luận câu chuyện này.
Cần làm gì để tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, sau đề xuất áp dụng các biện pháp xử phạt tăng dần của Uỷ
ban An toàn giao thông quốc gia? Thành công bước đầu của các nhà khoa học Mỹ trong thử nghiệm cấy ghép não cho bệnh nhân - mở ra cuộc sống mới cho bệnh nhân bị liệt.
- Tết Việt tại thủ đô Phnôm Pênh, giúp gắn kết tuổi trẻ 3 nước Việt-Lào-Campuchia.