Những ngày qua, người dân quan tâm nhiều đến đề xuất của Bộ công an về thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử thay cho thẻ Căn cước công dân sử dụng mã vạch như hiện nay. Vậy việc chuyển thẻ Căn cước công dân có mã vạch sang thẻ Căn cước công dân có gắn chip có thực sự cần thiết hay không? Những nội dung này được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh.
Ngay sau khi Bộ Công Thương đưa ra Dự thảo Quyết định của Chính phủ “Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” để sửa đổi, thay thế cho Quyết định số 28 đã ban hành từ năm 2014 gặp nhiều ý kiến trái chiều, mà đa phần các ý kiến là không đồng thuận với quan điểm xây dựng chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Bộ Công Thương đã sửa đổi những gì? Và, phải xây dựng, sửa đổi biểu giá bán lẻ điện như thế nào cho phù hợp? Đây cũng là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.
Nông nghiệp luôn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế. Nếu trụ đỡ này phát triển ổn định, đạt mục tiêu tăng trưởng như đề ra, thì góp phần rất lớn vào sự ổn định của nền kinh tế và an sinh xã hội. Tuy nhiên, thời gian tới, những khó khăn, thách thức sẽ rất lớn và gay gắt, tác động đến ngành nông nghiệp như: đại dịch Covid-19 tái phát trở lại trong cộng đồng cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới; tình hình thiên tai khó lường, đặc biệt bước vào tâm điểm mùa mưa bão đe dọa sản xuất, kinh tế, đời sống của người dân; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến phức tạp... Vì vậy, để giữ vững mục tiêu tăng trưởng, ngành nông nghiệp cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ và tháo gỡ những khó khăn nội tại của ngành. Đây cũng là nội dung Câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy.
Chủ trương bỏ sổ hộ khẩu và thay bằng phương pháp quản lý bằng mã số định danh cá nhân của công dân từ 1/7 năm sau. Từ nay đến thời điểm đó còn chưa đầy 1 năm. Vậy trở ngại lớn nhất trong vấn đề này là gì ? Các cơ quan chức năng sẽ phải gấp rút chuẩn bị ra sao để liên kết các trường dữ liệu, tiến tới quản lý công dân bằng mã số định danh vào tháng 7/2021. Phóng viên Văn Hiếu trao đổi với khách mời là Luật sư Trần Viết Hưng, Trưởng văn phòng Luật sư Công Lý, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
7 tháng vừa qua của năm 2020, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 22,3 tỷ USD nhưng ngành nông nghiệp vẫn đặt ra mục tiêu dự kiến tăng trưởng toàn ngành phấn đấu đạt 2,6 - 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt khoảng 41 tỷ USD. Tuy nhiên, thời gian tới, những khó khăn, thách thức sẽ rất lớn và gay gắt tác động đến ngành nông nghiệp như: đại dịch Covid-19 tái phát trở lại trong cộng đồng cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới; tình hình thiên tai khó lường, đặc biệt bước vào tâm điểm mùa mưa bão đe dọa sản xuất, kinh tế, đời sống của người dân; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến phức tạp... Vì vậy, để giữ vững mục tiêu tăng trưởng, ngành nông nghiệp cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ và tháo gỡ những khó khăn. Đây cũng là nội dung Câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy.
Công tác cán bộ là công tác trọng yếu của Đảng; là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, then chốt của mọi then chốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Bởi vậy Người ví “dụng nhân như dụng mộc”.
Trên thực tế, công tác cán bộ đang nảy sinh nhiều vấn đề, nếu không khắc phục kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của đất nước, đến niềm tin của nhân dân.
Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình, quy định nhưng không đúng người, đúng việc, để không còn tình trạng cán bộ “ngồi nhầm chỗ”; để lọc được những kẻ cơ hội, tham nhũng, kém tâm, kém tầm ngay từ nguồn? Nội dung được bàn luận với khách mời là ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 9.
Sáng nay (06/8), Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành về việc "Triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu - EVFTA". Theo dự kiến có 6 nội dung lớn được đưa ra thảo luận tại Hội nghị. Câu chuyện thời sự sáng nay chúng tôi bàn về chủ đề “Cải cách thể chế mạnh mẽ - yêu cầu đặt ra để tận dụng cơ hội từ EVFTA” – với sự tham gia của bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng như thế nào? Đâu là giải pháp “đột phá” để cơ hội-thuận lợi từ EVFTA được tận dụng hiệu quả, đóng góp chung vào phát triển kinh tế giai đoạn tới? Đây là nội dung được bàn luận với vị khách mời của chương trình là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Viện Kinh tế (Economica Vietnam).
Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam... Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA thực sự sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EU là rất lớn nhưng thách thức cũng rất nhiều. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, có thể gây tác động lớn tới mặt hàng này. Tuy nhiên, các điều kiện khắt khe cũng là một áp lực tích cực để thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa thực sự hiệu quả còn tồn tại lâu nay. EVFTA – Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT).
Chỉ trong vài ngày, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại nước ta tăng mạnh, không chỉ tại Đà Nẵng, mà còn nhiều địa phương khác. Trước tốc độ lây lan và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, công tác điều trị đang đặt ra yêu cầu gì? Các địa phương và người dân cần có những biện pháp khẩn cấp gì để phòng chống dịch bệnh này? BTV Thúy Ngà trao đổi với TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19, mọi người dân cần bình tĩnh, ngành hàng không với các phương án “phản ứng nhanh” đặt ra các yêu cầu gì để đảm bảo phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất. Bàn về vấn đề này, BTV Hà Nho trao đổi cùng vị khách mời là ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 25 năm sự kiện quan trọng mang dấu ấn lịch sử này, chúng tôi muốn mời quí vị cùng nhìn lại những dấu mốc nổi bật trong 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, những ký ức của các nhân vật đã từng chứng kiến thời khắc quan trọng của đất nước; cùng đó là những cơ hội và thách thức, cả những gợi mở cho tương lai. Bàn về vấn đề này, khách mời là Bà Nguyễn Thị Kim Cúc - Nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN và Đại sứ Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang có nhiều hành động để cuộc sống của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn. Các chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng người có công với cách mạng được quy định đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người như hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, nhiều nội dung chưa có hướng dẫn cụ thể; các chính sách ưu đãi chưa được ban hành đồng bộ; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có lúc, có việc còn chưa chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa bao phủ kịp thời, vẫn còn tình trạng giả mạo hồ sơ, trục lợi chính sách...
Làm sao để khắc phục những bất cập trong việc thực hiện chế độ, chính sách với người có công để đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt là nội dung được bàn luận với các vị khách mời là ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công – Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội và ông Nguyễn Cao Vãng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.
Mới đây tỉnh ủy Quảng Ninh đề nghị Ban Tổ chức Trung ương báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý chủ trương Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 15 được thực hiện thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội. So với cả nước, Quảng Ninh là tỉnh hoàn thành rất sớm Đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở, đảm bảo chất lượng, đặc biệt đã thực hiện hiệu quả chủ trương bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội.
Nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước cũng đã tổ chức thành công đại hội điểm bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại Đại hội. Qua thực tế triển khai, chủ trương này mang lại hiệu quả như thế nào, còn những khó khăn gì cần phải rút kinh nghiệm về bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại Đại hội để song trùng mong muốn của các Đảng viên tham dự Đại hội với đề án nhân sự đã được cấp ủy nhiệm kỳ cũ chuẩn bị, giới thiệu? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của GS-TS khoa học Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.