logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu: Để không còn “hạ cánh an toàn” (10/3/2020)

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trong đó khẳng định, mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Để cụ thể hóa các quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Bộ Nội vụ đang hoàn chỉnh dự thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; trong đó bổ sung quy định áp dụng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác; bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về Đảng. Liệu quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có thật sự là công cụ có ý nghĩa cảnh báo, tăng tính trách nhiệm, xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ và ngăn ngừa ý định “hạ cánh an toàn” của quan chức vi phạm hay không?

Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 (9/3/2020)

Ngày 6/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị 11 về các giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ "kép" vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao đổi về vấn đề này.

Giải pháp ứng phó với hạn mặn và sạt lở ở ĐBSCL (6/3/2020)

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với hạn mặn, tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng tăng, gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân sống ven các con sông lớn, ven biển. Để ứng phó tình trạng này, thời gian qua đã có nhiều công trình và phi công trình được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Đã đến lúc cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách tổng thể, khoa học về nguyên nhân sạt lở để có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn. GS-TS Lê Mạnh Hùng, nguyên giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng bàn về những giải pháp để hạn chế hiện tượng này.

Triển khai Nghị định số 10 về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô - Những điểm cần lưu ý (5/3/2020)

Nghị định số 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4 tới đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô. Việc triển khai Nghị định 10 được đánh giá là sẽ tạo điều kiện phát triển thị trường vận tải đường bộ hiệu quả hơn, với việc quản lý vận hành thị trường minh bạch và công bằng, nhất là giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Biên tập viên Hà Nho trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam về những điểm cần lưu ý khi thực hiện Nghị định này.

Lùi thời gian thi THPT Quốc gia 2020: Sẽ không gây nhiều xáo trộn (3/3/2020)

Sau gần 1 tháng học sinh – sinh viên cả nước nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, các tỉnh, thành trong cả nước tiếp tục cho học sinh nghỉ đến hết tuần này hoặc sang tuần sau. Do việc nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch trong thời gian qua, nên mới đây Bộ Giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học theo hướng lùi 4 tuần. Việc kỳ thi lùi lại một tháng so với kế hoạch cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý học sinh cuối cấp. Điều mà học sinh và phụ huynh băn khoăn nhất lúc này là lùi thời gian tổ chức thi THPT quốc gia như vậy liệu có gây xáo trộn gì không? Phương án, kế hoạch tổ chức thi sẽ ra sao? PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ làm rõ những băn khoăn này.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy và những tác động (2/3/2020)

Việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ đem lại nhiều mặt tích cực; Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú cũng như các thủ tục hành chính khác, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả hơn. Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bàn luận về vấn đề này:

Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng: Những yêu cầu cụ thể tại Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị (28/2/2020)

Ngày 11-2-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký, ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW “Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị được giới chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng đánh giá cao bởi tính bao quát nhưng cũng rất cụ thể, chi tiết - định hướng phát triển ngành năng lượng bền vững ở Việt Nam. Biên tập viên Nguyên Long và Tiến sĩ Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cùng bàn về nội dung này.

Chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm (25/2/2020)

Nhiều địa phương hiện nay không chỉ phải chống dịch Covid-19, mà còn nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm. Dịch cúm gia cầm cũng rất đáng lo ngại, nhất là gần đây ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Quảng Ninh và một số nơi… đã xuất hiện dịch cúm gia cầm mang chủng virus A/H5N6 có độc lực cao, có thể lây sang người và gây tử vong cao. Cúm gia cầm cũng từng gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi và kinh tế của đất nước nặng nề, khi năm 2004 đã làm chết đến 45 triệu con gia cầm. Ở nước ta, thời gian dài cúm gia cầm đã được khống chế, nhưng mầm bệnh vẫn còn tổn tại, nguy cơ cao tái phát ở bất cứ địa phương nào. Vì vậy, cần sớm ngăn chặn, đẩy lùi cúm gia cầm, tránh bùng phát lan rộng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sức khỏe của người dân. Khách mời là Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bàn luận vấn đề này.

Chủ động đối phó nguy cơ cháy rừng mùa khô (24/2/2020)

Bước vào mùa khô 2020, nắng nóng, khô hạn diễn biến phức tạp. Tại nhiều địa phương trong cả nước, nguy cơ cháy rừng đang ở mức rất cao. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, hầu hết những diện tích rừng ở đây có nguy cơ cháy rất cao, thường xuyên ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Thực tế, cháy rừng cũng đã xảy ra tại một số tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận hay Lâm Đồng. Còn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cùng với tình trạng hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử nhiều năm trở lại đây, hiện các địa phương cũng đang phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở cấp nguy hiểm (cấp 4, 5), do thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, nhiều cánh rừng bị khô kiệt. Thậm chí nếu xảy ra cháy rừng, việc không có nước để chữa cháy cũng đang là bài toán đặt ra. Trước thực trạng này, các ban ngành chức năng đã triển khai những giải pháp gì để chủ động ứng phó, giảm thấp nhất nguy cơ cháy rừng xảy ra, nhất là cao điểm mùa khô sắp tới? Khách mời là ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, bàn luận về vấn đề này.

Tăng tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách, thế nào là phù hợp? (21/2/2020)

Tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách đồng nghĩa với hiện thực hóa mục tiêu Quốc hội chuyên nghiệp. Nhưng nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách lên bao nhiêu là phù hợp? Tỷ lệ đại biểu chuyên trách cao hơn có góp phần cho hoạt động của Quốc hội hiệu quả hơn hay không?. Đại biểu Quốc hội khóa 14 Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập EVFTA: Góc nhìn từ tổ chức công đoàn (20/2/2020)

Với việc xóa bỏ hơn 99% thuế quan, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội cạnh tranh về giá cả hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường khó tính này. Điều đó đồng nghĩa với cơ hội việc làm cao hơn, người lao động có thu nhập tốt hơn, đặc biệt là lao động các ngành thủy sản, dệt may, da giày hay chế biến gỗ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ hội này sẽ thuận lợi đối với những người lao động chất lượng cao-kỹ năng tay nghề tốt. Có nghĩa, những điều khoản khắt khe từ Hiệp định trở thành thách thức không chỉ đối với khối doanh nghiệp, “về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Khách mời là ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ góc độ của tổ chức công đoàn, góp một góc nhìn về nội dung này.

Tác động của dịch Covid 19 tới nền kinh tế và giải pháp ứng phó (18/2/2020)

Dịch do virus corona chủng mới (Covid-19) đã tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định “chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay và cần có kịch bản theo tình hình dịch để chủ động ứng phó”. Vậy các bộ, ngành cần có những giải pháp như thế nào để ứng phó trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, cũng như hồi phục nền kinh tế sau dịch? Trao đổi với 2 vị khách mời là ông Nguyễn Đình Cung- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương về nội dung này.

Những việc cần làm để Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EV-FTA) sớm được thực thi (17/2/2020)

Hiệp định EV-FTA khi có hiệu lực, Việt Nam sẽ có được những ưu đãi lợi ích kinh tế - thương mại - xuất nhập khẩu. Muốn tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định thì Việt Nam phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt và toàn diện - từ thể chế, chính sách đến việc thực thi của các chủ thể trực tiếp cũng như gián tiếp chịu tác động từ hiệp định này. Khách mời bàn luận về vấn đề này là Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Chủ động đối phó với dịch cúm gia cầm A/H5N6 (14/2/2020)

Khách mời: Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Giải pháp ứng phó với hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL (11/2/2020)

Nước mặn đã lấn sâu 100 km vào đất liền ở ĐBSCL. Người dân vùng nhiễm nước mặn càng lo lắng hơn, khi sinh kế ngày càng khó khăn. Bàn về câu chuyện này, khách mời là: TS Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: