logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ai sẽ lấp khoảng trống tại Afganistan sau khi Mỹ rời đi? (11/7/2021)

Tình hình Afganistan trong tuần có rất nhiều diễn biến đáng chú ý, từ việc Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức xác nhận Mỹ sẽ hoàn thành việc rút quân vào ngày 31/8 đến việc các quốc gia như Nga, Iran thể hiện vai trò trong quá trình đàm phán giữa chính phủ Afganistan với lực lượng Taliban. Tương lai bất ổn của Afganistan sau khi Mỹ rút quân là điều dễ thấy. Điều mà dư luận quan tâm là liệu các quốc gia trong khu vực – những quốc gia có lợi ích cốt lõi liên quan đến tình hình an ninh của Afganistan sẽ thể hiện vai trò như thế nào sau khi Mỹ rời đi. Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể trong chương trình Câu chuyện Quốc tế hôm nay.

Định hướng và tầm nhìn phát triển của Trung Quốc trong những thập niên tới (4/7/2021)

Trong tuần, nhiều sự kiện quốc tế lớn diễn ra thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, tiêu biểu như Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7. Đây không chỉ là sự kiện trọng đại đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là dấu mốc quan trọng đối với toàn thể nhân dân Trung Quốc cũng như sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trong buổi lễ tại quảng trường Thiên An môn, bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang nhiều thông điệp về sự phát triển của Trung Quốc trong quá khứ cũng như tầm nhìn trong tương lai.

Giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ - Afganistan (27/6/2021)

Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Afganistan Ashraf Ghani tại Washington, Mỹ. Cuộc gặp này được cho là góp phần định hình mối quan hệ Mỹ - Afganistan trong giai đoạn mới, giai đoạn mà Mỹ không còn là "người bảo trợ an ninh" cho Afganistan sau khi rút toàn bộ quân vào cuối tháng 9 tới.

“Công thức” kiểm soát đối đầu Mỹ - Nga sau cuộc gặp Putin-Biden (20/6/2021)

Một trong những sự kiện ngoại giao được chú ý nhất trong tuần qua là cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong bối cảnh mối quan hệ hai nước đã “chạm đáy” khủng hoảng. Đã có những cái bắt tay thiện chí, những cuộc trò chuyện thẳng thắn mà ở đó dường như hai nhà lãnh đạo đã tìm ra “công thức” nhằm kiểm soát những khác biệt, tránh để mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên xấu hơn. Bàn luận những kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ cũng là nội dung của câu chuyện quốc tế hôm nay.

Thượng đỉnh G7 và cam kết hỗ trợ vaccine toàn cầu (13/06/2021)

Sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra từ ngày 11 - 13/6 tại hạt Cornwall, phía Tây Nam, vùng England của nước Anh. Đây là Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên trong gần 2 năm của nhóm G7 kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Một trong những nội dung trọng tâm của hội nghị là nỗ lực và cam kết của các nhà lãnh đạo G7 nhằm chia sẻ nguồn vaccine toàn cầu, hướng tới chấm dứt đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.

Bước ngoặt quan trọng trên chính trường Israel (6/6/2021)

Những diễn biến trên chính trường Israel trong tuần qua thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế, bởi những diễn biến này có thể dẫn tới một bước ngoặt cực kỳ quan trọng, đó là sự ra đi của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sau 12 năm cầm quyền. Sau khi phe đối lập dưới sự dẫn dắt của ông Yair Lapid, thủ lĩnh đảng Yesh Atid đạt được thỏa thuận thành lập liên minh cầm quyền, Quốc hội Israel sẽ nhóm họp vào tuần tới để bỏ phiếu đối với việc thành lập chính phủ mới, từ đó phá vỡ thế bế tắc đã kéo dài suốt 2 năm qua trên chính trường Israel.

Nga – Trung hướng tới thiết lập một trật tự thế giới mới? (30/5/2021)

Trong tuần, Trung Quốc và Nga đã tổ chức vòng tham vấn an ninh chiến lược mới tại Moskva. Đây là cuộc họp cấp cao tập trung vào hợp tác chiến lược hai nước nhằm đối phó với các mối đe dọa địa chính trị và an ninh khu vực cũng như toàn cầu. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã có những bước chuyển đáng kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt kể từ đầu năm đến nay. Đó cũng chính là lý do Tổng thống Nga Putin không ngần ngại ca ngợi quan hệ hai nước “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Giới quan sát cho rằng, tại vòng tham vấn an ninh chiến lược vừa qua, có thể hai bên đã đề cập việc thiết lập một trật tự thế giới mới thay thế trật tự do Mỹ dẫn dắt.

Tín hiệu nồng ấm cho liên minh Mỹ - Hàn! (23/05/2021)

Từ ngày 19-22/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có chuyến công du Mỹ theo lời mời của người đồng cấp Joe Biden. Điểm nhấn quan trọng của chuyến thăm là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo, trong đó bàn thảo hàng loạt nội dung chiến lược giữa hai nước, như hợp tác kinh tế song phương, vấn đề Triều Tiên hay cách ứng xử với Trung Quốc... Chuyến thăm được đánh giá là mang đến những tín hiệu tích cực cho liên minh 68 tuổi này.

Xung đột Israel - Palestine chưa tìm được lối thoát (16/5/2021)

Cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng trong suốt tuần qua. Trong đó, các đợt tấn công ngày hôm qua đạt mức khốc liệt nhất kể từ cuộc chiến tranh Gaza năm 2014 khi Israel điều tới 160 máy bay chiến đầu đồng loạt tấn công dữ dội các mục tiêu của Hamas, trong khi Hamas cũng sẵn sàng hàng trăm nghìn quả rocket đủ để chiến đấu lâu dài với Israel. Diễn biến khó lường của cuộc xung đột khiến cộng đồng quốc tế phải tăng tốc các nỗ lực ngoại giao nhằm đưa Israel và lực lượng vũ trang của Palestine trở lại bàn đàm phán.

Số phận Hiệp định Đầu tư Trung Quốc-EU và tương lai quan hệ song phương? (9/5/2021)

Sau hơn bảy năm và 35 vòng đàm phán, Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như Nghị viện châu Âu phê chuẩn và số phận của hiệp định này ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh mối quan hệ chính trị giữa EU và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Mặc dù cố gắng cân bằng ngoại giao và kinh tế song những tuyên bố của giới chức châu Âu trong tuần này cho thấy một loạt biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua là trở ngại chính để Hiệp định đầu tư song phương được phê chuẩn.

Thách thức của Tổng thống Mỹ Joe Biden sau dấu mốc 100 ngày (02/05/2021)

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đánh dấu 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống vào ngày 30/4. Nhân dịp này, ông Biden tổ chức một số sự kiện quan trọng, nổi bật là bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội. Đâu là những gợi mở chính sách và cả những thách thức đối với chính quyền Biden sau dấu mốc 100 ngày?

ASEAN thúc đẩy đối thoại tại Myanmar (25/4/2021)

Sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là Hội nghị cấp cao của ASEAN diễn ra vào chiều qua tại Jakarta, Indonesia. Đây là hội nghị trực tiếp lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN trong năm 2021 và sau gần 18 tháng các hội nghị của ASEAN phải họp trực tuyến do tình hình dịch bệnh Covid-19. Dù tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận nhiều vấn đề, nhưng được quan tâm nhất là tình hình chính trị tại Myanmar.

Tín hiệu mở màn giai đoạn nồng ấm trong quan hệ Nhật - Mỹ (18/04/2021)

Sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong tuần có thể nói là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Đây được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran: Bước khởi động cần thiết (11/4/2021)

Gần 3 năm kể từ khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Mỹ và Iran bắt đầu có những bước đi trở lại bàn đàm phán qua hai cuộc gặpđược tổ chức trong tuần này tại thủ đô Viên của Áo. Mặc dù đại diện của Mỹ và Iran chưa có cuộc tiếp xúc trực tiếp và các tuyên bố chỉ được truyền tải qua các bên trung gian, nhưng đây có thể xem là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên và cần thiết, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Triển vọng của việc Mỹ quay trở laih thỏa thuận này đến đâu? Những rào cản chính của quá trình đó là gì?

Mỹ ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á (04/04/2021)

Trong tuần, rất nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại các thành phố lớn của nước Mỹ nhằm bày tỏ sự giận dữ trước các vụ tấn công bạo lực nhằm vào người gốc Á. Vẫn biết tình trạng phân biệt chủng tộc là vấn đề mang tính lịch sử và như một ngọn lửa luôn tồn tại âm ỉ trong lòng nước Mỹ, nhưng dịch bệnh Covid-19 đã thổi bùng ngọn lửa, đẩy sự kỳ thị với người gốc Á tới một giới hạn mới. Cả trên đường phố và trên nghị trường, đã có rất nhiều tiếng nói mạnh mẽ phản đối các hành động kỳ thị và bạo lực nhằm vào người gốc Á, bởi những hành động này “không thuộc về nước Mỹ và phải chấm dứt”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: