logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tổng thống Mỹ thăm châu Á - Tạo xung lực mới cho quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật - Hàn (22/5/2022)

Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến thăm đầu tiên tới châu Á của Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi nhậm chức. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh quan trọng nhất của khu vực, vì thế chuyến thăm nhằm khẳng định vai trò của hai quốc gia này trong chính sách của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, xóa bỏ những hoài nghi về việc Mỹ có thể đang quá tập trung vào vấn đề Ukraine và cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc mà lơ là các hoạt động hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nguy cơ đối đầu Nga – NATO sau quyết định của Phần Lan (15/5/2022)

Trong tuần, thế giới đã chứng kiến rất nhiều sự kiện đáng chú ý trong đó phải kể đến quyết định lịch sử của Phần Lan khi từ bỏ chính sách trung lập kéo dài nhiều thập kỷ qua để bắt đầu tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), khối quân sự do Mỹ dẫn đầu. Dự kiến, Thụy Điển – quốc gia vốn theo đuổi chính sách không liên kết quân sự - cũng sẽ có động thái tương tự sau quyết định của Phần Lan. Như vậy, NATO đứng trước cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng đáng kể nhất trong nhiều năm qua với khả năng toàn bộ các quốc gia Bắc Âu đều sẽ là thành viên NATO và tạo thành một vòng cung bao vây phía Bắc nước Nga. Đương nhiên, các rủi ro đối đầu cũng sẽ gia tăng nhiều lần. Nguy cơ cụ thể ra sao? Mức độ phản ứng của Nga như thế nào?

Nhìn lại chính sách Á - Âu của Nhật Bản qua loạt chuyến thăm của Thủ tướng Kishida (08/05/2022)

Trong tuần, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có chuyến công du nước ngoài kéo dài 8 ngày đến các nước Đông Nam Á và châu Âu. Đây là chuyến công du nước ngoài dài ngày đầu tiên của ông Kishida kể từ khi trở thành Thủ tướng vào tháng 10 năm ngoái, với các trọng tâm là thúc đẩy tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời tìm kiếm các quan điểm chung trong các vấn đề nóng như cuộc xung đột tại Ucraina.

Thủ tướng Nhật Bản thăm Đông Nam Á và châu Âu: Định vị vai trò trung tâm? (1/5/2022)

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang có một lịch trình ngoại giao bận rộn với chuyến công du 8 ngày đến 3 quốc gia Đông Nam Á và 2 quốc gia châu Âu trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều diễn biến khó lường. Chuyến công du ông Kishida diễn ra vào dịp “tuần lễ vàng” của Nhật Bản, một kỳ nghỉ dài từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 5, khi người Nhật thường dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Đó là chỉ dấu cho thấy ông rất coi trọng chuyến đi này. Đồng thời, chuyến đi cũng được kỳ vọng sẽ thể hiện đầy đủ hơn chính sách đối ngoại của chính quyền ông Kishida vừa qua mốc 6 tháng cầm quyền, trong đó theo các nhà quan sát, Nhật Bản muốn định vị vai trò trung tâm trong các cuộc thảo luận về các vấn đề “nóng” của quốc tế

IMF và WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 (24/4/2022)

Trong tuần, cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022. Cụ thể, WB hạ dự báo từ 4,1% đưa ra hồi đầu năm xuống 3,1%, trong khi mức hạ tương ứng của IMF là từ 4,4% xuống 3,6%. Mức giảm dự báo tăng trưởng gần 1% về số tuyệt đối, tương đương giảm tới 25% so với mức đưa ra hồi đầu năm cho thấy những bất ổn chính trị, những bất đồng trong trục quan hệ giữa các nước lớn đang ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi của kinh tế toàn cầu thời “hậu Covid-19”.

Nguồn cơn bùng phát căng thẳng Israel - Palestine và tác động! (17/04/2022)

Những ngày qua, căng thẳng Israel - Palestine liên tục tăng nhiệt sau các vụ đụng độ, bạo lực giữa người Palestine và lực lượng Israel chiếm đóng ở Bờ Tây khiến hàng trăm người thương vong. Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang tại đây, trong khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cân nhắc chấm dứt thỏa thuận an ninh với Israel. Thực sự điều gì đang xảy ra tại khu vực vốn đã là “chảo lửa” của Trung Đông? Các diễn biến mới nhất sẽ tác động thế nào đến an ninh toàn khu vực? Góc nhìn của chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ làm rõ những vấn đề này.

Tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine đến mối quan hệ Trung Quốc - EU (3/4/2022)

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đang phủ bóng lên nhiều mối quan hệ quốc tế và các diễn đàn song phương cũng như đa phương. Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên sau 2 năm cũng không phải ngoại lệ. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 01/04 bàn đến nhiều khía cạnh của mối quan hệ Trung Quốc – EU vốn nhiều sóng gió, nay lại có phần phức tạp hơn do lập trường của hai bên liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay. Mặc dù mối quan hệ với Nga hay cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là vấn đề cần phải và có thể giải quyết trong khuôn khổ quan hệ Trung Quốc-EU nhưng đây được coi là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai bên.

Mỹ nỗ lực đoàn kết đồng minh xử lý khủng hoảng Ukraine (27/03/2022)

Trong tuần, dư luận đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden với lịch trình dày đặc gồm tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, gặp gỡ các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và nhóm các nước G7 tại Brussels (Bỉ), cuối cùng là điểm dừng chân Ba Lan. Trong bối cảnh phương Tây vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp ứng phó với các diễn biến xung đột tại Ukraine, chuyến thăm của Tổng thống Biden cũng như các cuộc họp thượng đỉnh tiếp tục thể hiện nỗ lực tăng cường hợp tác, đoàn kết giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu trong việc trừng phạt Nga cũng như cung cấp các nguồn hỗ trợ thiết yếu cho Ukraine.

Xung đột Nga – Ukraine vẽ lại bức tranh năng lượng toàn cầu? (20/3/2022)

Nga là quốc gia xuất khẩu dầu thô và khí đốt hàng đầu thế giới đứng trước các lệnh trừng phạt chưa từng có. Châu Âu tính đến chuyện thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, còn Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Moscow. Tất cả các bên đều buộc phải tìm phương án thay thế cho nhập dầu và bán dầu…Cũng từ đây, bức tranh năng lượng toàn cầu có sự thay đổi, có thể là trong dài hạn.

Châu Âu tìm kiếm mô hình phát triển mới (13/3/2022)

Lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành phiên họp thượng đỉnh đặc biệt trong 2 ngày tại lâu đài Versailles, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp. Với mục tiêu tìm kiếm mô hình phát triển mới, hướng tới sự tự chủ chiến lược trong 3 trụ cột an ninh – quốc phòng, năng lượng và kinh tế, dư luận cho rằng khó khăn lớn nhất của châu Âu là sự phụ thuộc quá lớn vào Nga về năng lượng, nhất là trong bối cảnh quan hệ kinh tế - chính trị với Nga đổ vỡ toàn diện vì xung đột tại Ucraina.

Chiến sự Nga -Ukraine leo thang: Căng thẳng trên mọi mặt trận (27/2/2022)

Câu chuyện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần là tình hình chiến sự leo thang ở Ukraine khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ ngày 24/2. Cùng với những diễn biến khó lường trên thực địa khi giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố lớn của Ukraine, trong đó có các tuyến đường dẫn đến thủ đô Kiev, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây cũng trở nên xấu đi với các lệnh trừng phạt liên tiếp từ Mỹ, Liên minh châu Âu và đồng minh lên các công ty và các cá nhân Nga liên quan đến chiến dịch quân sự hiện nay. Câu chuyện quốc tế tuần này sẽ đề cập toàn cảnh cuộc đối đầu hiện nay giữa Nga và Ucraina cũng như những tác động lên kinh tế và chính trị toàn cầu.

Nga - phương Tây nỗ lực tìm lời giải cho vấn đề Ucraina (13/02/2022)

Trong tuần, các diễn biến căng thẳng trong quan hệ Nga - phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ucraina là tâm điểm của dư luận quốc tế. Các chuyến thăm con thoi của lãnh đạo các nước hay các cuộc đàm phán, điện đàm song phương đều không ghi nhận kết quả nào nổi bật. Trong khi đó, cuộc khẩu chiến lẫn nhau giữa các bên càng lúc càng tăng nhiệt khi Mỹ và các đồng minh cảnh báo nguy cơ Nga tấn công Ucraina, còn Nga bác bỏ và cáo buộc phương Tây làm chệch hướng dư luận.

Thiết lập quan hệ Nga - Trung thời kỳ mới (6/2/2022)

Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Cuộc gặp thượng đỉnh này có ý nghĩa đặc biệt với cả Nga và Trung Quốc khi cả hai nước đều đang có mối quan hệ rất căng thẳng với Mỹ và phương Tây. Tuyên bố chung sau cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo đã cho thấy định hướng quan hệ Nga - Trung trong thời kỳ mới – một mối quan hệ “không có biên giới, không có vùng cấm” và có thể khiến phương Tây phải có những điều chỉnh trong cách xử lý mối quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Đối thoại Nga - phương Tây: Không đột phá! (16/01/2022)

Sự kiện hâm nóng các diễn đàn toàn cầu trong tuần là các cuộc đối thoại trực tiếp giữa các quan chức Nga và Mỹ cũng như các nước NATO với hàng loạt chủ đề nóng bỏng vốn gây căng thẳng giữa các bên thời gian qua, như triển khai binh sĩ gần biên giới Ucraina, các cuộc tập trận, mối đe dọa chiến tranh, xung đột.... Nếu như mở màn các cuộc đối thoại là các tuyên bố cảnh báo, không nhượng bộ lẫn nhau thì các kết quả ít ỏi sau nhiều ngày đàm phán là điều đã được dự báo trước!

Ký thỏa thuận quốc phòng lịch sử: Nhật Bản – Australia chủ động hơn trong hợp tác an ninh khu vực (9/1/2022)

Nhật Bản và Australia vừa ký một hiệp ước quốc phòng mới được coi là lịch sử, lần đầu tiên đặt ra khuôn khổ để lực lượng quốc phòng hai nước phối hợp với nhau. Thỏa thuận này ngoài ý nghĩa chiến lược đối với cả hai còn cho thấy các nước tầm trung đã sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong một khu vực có nhiều chuyển động như Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-07h55 Theo dòng TS
08h50-8h55 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: