logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mỹ, Anh tăng cường kết nối với ASEAN: Thuận lợi và thách thức? (19/12/2021)

Trong tuần, khu vực Đông Nam Á chứng kiến các hoạt động ngoại giao tấp nập, cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mời ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng của nhóm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay sau đó có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia nhằm thực hiện mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Các sự kiện ngoại giao này đều hướng tới mục đích chung là tăng cường kết nối với ASEAN, coi ASEAN là một cấu trúc trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của các bên mong muốn trong mối quan hệ này đặt ra những thuận lợi và thách thức cho khu vực.

Đối thoại Nga - Mỹ: Không đột phá nhưng cần thiết (12/12/2021)

Một trong các hoạt động ngoại giao quốc tế nổi bật trong tuần là cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden. Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ đồng hồ được mô tả là “căng thẳng một đối một” đã kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào, đặc biệt là liên quan đến điểm nóng Ukraine. Tuy vậy cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cao nhất của hai cường quốc cũng mang nhiều ý nghĩa và cả những thông điệp mà hai bên muốn chuyển đến đối phương trong bối cảnh những quan điểm khác biệt giữa Washington và Moscow dường như ngày một nhiều hơn.

Nhìn lại chuyến thăm Đông Nam Á của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á (05/12/2021)

Từ ngày 27/11-4/12, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Kritenbrink có chuyến thăm loạt 4 nước Đông Nam Á gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Chuyến công du nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ cùng các nước trong khu vực hợp tác giải quyết những thách thức nghiêm trọng của khu vực và toàn cầu; đồng thời nhấn mạnh quan điểm ủng hộ trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đất nước Afghanistan 100 ngày sau khi Taliban lên nắm quyền (28/11/2021)

Đất nước Afghanistan đã trải qua một dấu mốc quan trọng trong tuần, đó là 100 ngày cầm quyền đầu tiên của lực lượng Taliban. Ngay từ khi Taliban tiếp quản quyền lực từ chính phủ cũ hồi giữa tháng 8, nhiều chuyên gia đã dự báo lực lượng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý và điều hành đất nước, nhất là khi không được cộng đồng quốc tế công nhận. 100 ngày sau, những nhận định đó được minh chứng một cách rõ nét khi cuộc sống của người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn và Liên hợp quốc mới đây đã cảnh báo rằng nền kinh tế Afghanistan đang trên bờ vực sụp đổ và có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tị nạn mới.

Mỹ, Trung Quốc thiết lập “hàng rào an toàn” trong cạnh tranh (21/11/2021)

Một trong những sự kiện được dư luận đặc biệt chú ý trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hội nghị không đạt được kết quả đột phá nào nhưng được cho là bước đi quan trọng giúp xoa dịu căng thẳng đồng thời thiết lập “một số hàng rào an toàn” nhằm ngăn một cuộc cuộc xung đột giữa hai siêu cường.

Căng thẳng biên giới Belarus - Ba Lan và những tác động! (14/11/2021)

Trong tuần, cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới Belarus - Ba Lan đang diễn biến càng lúc càng căng thẳng. Cuộc khủng hoảng không chỉ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương mà còn đang làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU).

"Câu chuyện nước lớn" tại COP26

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra ở Glasgow, Anh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế trong suốt tuần qua. Đây là được coi là cơ hội cuối cùng để các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra các mục tiêu mang tính quyết định đối với tương lai lâu dài của thế giới trước những đe dọa của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong đó, sự hợp tác của các nước lớn có ý nghĩa rất quan trọng.

Đồng thuận và khác biệt tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Italia (31/10/2021)

Một trong những sự kiện quốc tế đa phương đáng chú ý diễn ra tuần này là Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ đô Rome, Italia. Phiên họp kéo dài 2 ngày, hôm qua và hôm nay là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của G20 kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Diễn ra ngay trước thềm hội nghị COP 26 về biến đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh G20 không vì thế mà bị lu mờ khi hàng loạt vấn đề cần sự đồng thuận của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Covid-19, biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, thuế tối thiểu toàn cầu hay xóa nợ cho các quốc gia nghèo… Những nội dung nổi bật nào đạt được sự đồng thuận ở Hội nghị quan trọng này? Những vấn đề gì còn tồn tại của cơ chế G20?

Hội nghị thượng đỉnh EU và bài toán xử lý quan hệ với Ba Lan (24/10/2021)

Một trong những nội dung nổi bật nhất được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong tuần là những căng thẳng giữa giới chức EU và Ba Lan. Cần nhắc lại, xung đột giữa hai bên đã diễn ra từ vài năm nay liên quan vấn đề cải cách tư pháp do đảng Bảo thủ quốc gia (PiS) cầm quyền tại Ba Lan thực hiện. Mối bất hòa giữa hai bên lên đến đỉnh điểm khi Tòa án cao cấp nhất của Ba Lan hồi đầu tháng này ra phán quyết rằng, luật pháp chung của EU có phần không phù hợp với luật pháp quốc gia của Ba Lan. Vì thế, nước này không nhất thiết phải luôn tuân thủ luật pháp chung của khối. Vậy vấn đề gai góc này đã được các bên tiếp cận ra sao tại Hội nghị thượng đỉnh EU vừa diễn ra?

"Ván cờ năng lượng" giữa EU, Ukraine và Nga (17/10/2021)

Một sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) – Ukraine tại Kiev. Đúng như dự đoán của giới phân tích, an ninh năng lượng trở thành nội dung bao trùm trong các cuộc thảo luận của lãnh đạo hai bên. Tại hội nghị, EU cam kết ủng hộ an ninh năng lượng của Ukraine. Nhưng việc thực hiện cam kết này chắc chắn không dễ dàng với EU khi chính bản thân EU còn chưa tìm được cách hóa giải các sức ép từ Nga, thể hiện rõ nhất qua cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm châu Âu.

Quan hệ Mỹ - Trung: Đối thoại nhưng chưa “tan băng” (10/10/2021)

Một trong những sự kiện quốc tế được chú ý theo dõi trong tuần là cuộc đối thoại giữa đại diện Mỹ - Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây có thể coi là bước đi tích cực hiếm hoi nhằm quản lý mối quan hệ phức tạp bậc nhất thế giới hiện nay. Cuộc đối thoại được đánh giá là mang tính xây dựng, trong một bầu không khí hòa dịu hơn nhiều so với cuộc đối thoại tại Alaska hồi tháng 3 năm nay. Điều này liệu có giúp taok ra những bước đột phá mới trong quan hệ Mỹ - Trung? Góc nhìn của mỗi bên về những tính toán của đối phương ra sao, đặc biệt là câu chuyện Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dưới góc nhìn của các nhà chính trị Mỹ như thế nào?

Bình Nhưỡng liên tục bắn tên lửa - bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt! (03/10/2021)

Chỉ trong vòng 1 tuần, CHDCND Triều Tiên đã khiến bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên trở nên sôi động với liên tiếp các vụ phóng tên lửa. Như vậy, Triều Tiên đã thử tới 4 vụ phóng tên lửa trong tháng 9 vừa qua - khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về những động thái dồn dập này. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Mỹ về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn rơi vào bế tắc, Bình Nhưỡng được cho đang tung ra những “phép thử” nhằm gây sức ép cho Mỹ và các nước liên quan như Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, liệu chiến thuật của Bình Nhưỡng có thể “gây chú ý” và tạo ra cú hích nào cho các cuộc đàm phán sắp tới hay không lại là câu chuyện khác!

EU công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và những tác động! (19/09/2021)

Ngay sau khi bộ 3 gồm Mỹ - Anh - Australia bất ngờ công bố sự ra đời liên minh chiến lược mới có tên gọi AUKUS, châu Âu cũng nhanh chóng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách bất ngờ không kém. Giới chức EU lý giải, động lực cho bước đi chiến lược này là do những căng thẳng tại các điểm nóng tại khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thịnh vượng của châu Âu. Thế nhưng có ý kiến cho rằng, bước đi của EU thực tế là nhằm đáp lại động thái lập liên minh riêng mà khối này chỉ trích là “phản bội sau lưng” của đồng minh Mỹ. Vậy chiến lược mới của EU có gì đáng chú ý và sẽ tác động như thế nào đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ giữa các đồng minh phương Tây?

Chính phủ mới của Taliban gây thất vọng (12/9/2021)

Hơn 3 tuần sau khi giành quyền kiểm soát đất nước, Taliban trong tuần qua đã công bố thành phần chính phủ mới. Trái với những kỳ vọng của cộng đồng quốc tế về một chính phủ bao trùm, mang tính đại diện với tất cả các thành phần, chính phủ mới ở Afganistan phần lớn là các nhân vật từng gắn bó với Taliban trong suốt nhiều năm qua, thậm chí có những cái tên vẫn đang thuộc danh sách trừng phạt của Liên hợp quốc do có tham gia vào các hành động khủng bố hoặc đang bị truy nã. Với thành phần mới này, Taliban muốn chuyển đi thông điệp lực lượng này sẽ vẫn theo đuổi quan điểm Hồi giáo hà khắc trong quản lý đất nước bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế.

Bước ngoặt mới trên chính trường Nhật Bản (5/9/2021)

Sau 1 năm trên cương vị người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trong tuần đã bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức trong tháng này, mở ra cuộc chạy đua chức Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho các ứng cử viên khác. Điều đó đồng nghĩa Đảng LDP sẽ có một lãnh đạo mới và cũng gần như chắc chắn người đó sẽ là tân thủ tướng của Nhật Bản thay cho ông Suga. Ông Suga trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 9 năm ngoái, thay thế cựu Thủ tướng Abe Shinzo từ chức vì lý do sức khỏe. Ông được kỳ vọng duy trì sự ổn định chính quyền và thời gian cầm quyền giống như người tiền nhiệm nhưng cuối cùng kỳ vọng đó đã không thành hiện thực. Như vậy, sẽ có một sự thay đổi mới trên chính trường Nhật Bản.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: