logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Căng thẳng Israel-Iran: Khó đoán định! (21/04/2024)

Căng thẳng Israel-Iran trong tuần có hàng loạt diễn biến mới. Sau các thông tin về một vụ tấn công vào thành phố Isfahan thuộc lãnh thổ Iran, lực lượng phòng không Iran đã bắn hạ 3 thiết bị không người lái. Tuy nhiên, đại diện cấp cao Iran cho biết, Tehran không có kế hoạch đáp trả ngay lập tức; trong khi cả 2 bên dường như đều hạ thấp tầm quan trọng của sự viêc. Diễn biến này khiến dư luận không khỏi hoài nghi, liệu đây là bước hạ nhiệt căng thẳng trước sức ép của cộng đồng quốc tế hay còn gửi đi một thông điệp nào khác? Góc nhìn của PV Bá Thi - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.

Châu Âu nâng cao cảnh giác trước các nguy cơ khủng bố (31/03/2024)

Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall ở Nga, nhiều nước châu Âu ngay lập tức đã triển khai các biện pháp nhằm thắt chặt an ninh. Bởi các cơ quan an ninh khu vực cảnh báo, một số nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lên kế hoạch tấn công khủng bố ở nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, vấn đề chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác toàn cầu lại đứng trước nhiều thách thức khi những căng thẳng địa chính trị vẫn không ngừng leo thang.

Thách thức với Nga sau vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow (Ngày 24/3/2024)

Chương trình Câu chuyện Quốc tế trên Kênh Thời sự (VOV1) nhìn sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần, và tất nhiên, đó là vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại thủ đô Moscow, Nga. Với hơn 150 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương, vụ tấn công tại nhà hát Crocus City Hall được xếp vào nhóm những vụ khủng bố đẫm máu nhất tại Nga trong vòng 25 năm qua và nhiều khả năng để lại nhiều hệ lụy khó lường khi xảy ra trong bối cảnh rất nhạy cảm.

Cuộc bầu cử vì tương lai nước Nga (17/03/2024)

Từ ngày 15-17/3, nước Nga chứng kiến sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất khi người dân nước này đi bỏ phiếu chọn ra vị Tổng thống tiếp theo lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ tới. Đây là lần đầu tiên bầu cử Tổng thống Nga diễn ra trong 3 ngày, thay vì 1 ngày như trước đây và với cả hình thức bỏ phiếu trực tiếp và bỏ phiếu trực tuyến. Sự kiện được đánh giá sẽ quyết định tương lai nước Nga cũng như định hình chính sách đối nội, đối ngoại của nước này trong khu vực và trên toàn cầu trong bối cảnh mới. Khách mời của chương trình là Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương sẽ góp thêm góc nhìn về sự kiện này.

Thông điệp Liên bang định hình chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden (Ngày 10/3/2024)

Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần qua là Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp Liên bang lần thứ 3, nghi thức quan trọng hàng đầu trong đời sống chính trị của nước Mỹ và là thông điệp cuối cùng trong nhiệm kỳ này của ông Joe Biden. Giới phân tích nhận định Thông điệp liên bang thực sự là một bài phát biểu tranh cử của ông Joe Biden, trong bối cảnh chặng đua cuối cùng tới chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng đang dần định hình rõ nét với màn tái đấu của hai đối thủ: Joe Biden và Donald Trump.

2 năm xung đột Nga - Ukraine: Chưa có điểm dừng! (25/02/2024)

Ngày 24/2 đánh dấu cột mốc tròn 2 năm diễn ra cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiến sự hạ nhiệt hay các bên sẵn sàng thỏa hiệp tiến tới một giải pháp hoà bình. Ngược lại, cả Kiev và Moscow đều duy trì thái độ cứng rắn khiến tình thế giằng co, xung đột vẫn rơi vào bế tắc. Bình luận của Thiếu tướng - GS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng nhân 2 năm cuộc xung đột được đánh giá nghiêm trọng nhất trên lãnh thổ châu Âu trong nhiều năm qua.

Mỹ đáp trả Iran: Mặt trận mới đáng lo ngại ở Trung Đông (4/2/2024)

Quân đội Mỹ đã thực hiện đợt không kích quy mô lớn nhằm hàng loạt mục tiêu ở Iraq và Syria có liên quan đến Iran và các lực lượng vũ trang được Tehran hậu thuẫn nhằm đáp trả vụ tấn công tại Jordan khiến 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng gần đây. Đây được cho là những động thái khởi đầu trong “phản ứng đa tầng” của Mỹ. Như vậy ngoài điểm nóng Gaza, trên Biển Đỏ, giờ đây các cuộc tập kích của quân đội Mỹ đang mở rộng các mặt trận xung đột ở Trung Đông. Liệu cách đáp trả này của Mỹ sẽ đẩy mối quan hệ Mỹ - Iran đến đâu và có nguy cơ xung đột lan ra toàn khu vực hay không?

Liệu sẽ có bước ngoặt cho Dải Gaza?

Xung đột Israel-Hamas trong tuần có thêm nhiều diễn biến mới quan trọng. Nổi bật là việc Israel đề xuất tạm dừng chiến dịch quân sự của nước này ở Dải Gaza trong 2 tháng để đổi lấy việc Phong trào Hồi giáo Hamas trả tự do cho những con tin hiện vẫn bị giam giữ tại đây. Một số người kỳ vọng, đề xuất này nếu được Hamas chấp nhận sẽ là một bước ngoặt trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 tháng qua tại Trung Đông.

Thách thức với Mỹ và đồng minh trong bảo vệ tuyến đường Biển Đỏ (Ngày 21/01/2024)

Tình hình trên Biển Đỏ tiếp tục diễn biến nguy hiểm khi chiến dịch không kích mà Mỹ và Anh khởi động từ cuối tuần trước không làm cho lực lượng Houthi tại Yemen chùn bước. Trong động thái mới nhất, Houthi hôm 19/1 lại tiếp tục dùng tên lửa tấn công nhằm vào một tàu của Mỹ, trong khi Mỹ quyết định đưa Houthi trở lại danh sách các tổ chức khủng bố. Liên hợp quốc cảnh báo căng thẳng trên Biển Đỏ có thể vượt tầm kiểm soát, gây tác động tiêu cực tới an ninh khu vực và chuỗi cung ứng quốc tế.

Những tính toán chiến lược của Tổng thống Biden trong Năm bầu cử 2024 (07/01/2023)

Ngày 5/1 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử năm 2024, đồng thời đánh dấu 3 năm kể từ các cuộc bạo loạn ngày 6/1 tại Đồi Capitol của những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump. Phóng viên Vũ Hợp – Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích cụ thể những tính toán chiến lược của Tổng thống Biden cũng như cán cân các ứng viên hàng đầu hiện nay.

Nhìn lại những thỏa thuận lịch sử tại COP28 (17/12/2023)

Với chủ đề “Gắn kết - hành động - hiệu quả”, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ ngày 30/11-12/12, đã đạt một số thỏa thuận được đánh giá mang tính bước ngoặt. Đầu tiên là Quỹ tổn thất và thiệt hại chính thức được khởi động, nhằm hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các nước đã thông qua một thỏa thuận lịch sử, trong đó lần đầu tiên kêu gọi thế giới tiến tới chuyển dịch khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng theo cách công bằng, có trật tự và hợp lý.

COP28 và thách thức đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris (Ngày 3/12/2023)

Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần này là Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (gọi tắt là COP28) khai mạc vào ngày 30/11 Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và sẽ kéo dài tới ngày 12/12. Với chủ đề “Gắn kết - hành động - hiệu quả”, COP28 là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất không chỉ trong năm nay 2023, mà còn trong cả lộ trình 8 năm qua. Bởi dịp này, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ lần đầu tiên rà soát, đánh giá lại những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris năm 2015 về Biến đổi Khí hậu để đưa ra những gói hành động thực tế hơn.

Thoả thuận ngừng bắn Israel-Hamas: Chưa thể sớm lạc quan! (26/11/2023)

Tâm điểm quốc tế tuần qua là lệnh ngừng bắn nhân đạo tạm thời 4 ngày tại dải Gaza đạt được giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas. Dù bị trì hoãn và lùi lại 1 ngày, nhưng các bên liên quan đã khá thiện chí khi bắt đầu thực thi lệnh ngừng bắn từ 7h sáng ngày 24/11 (theo giờ địa phương, tức 12h trưa giờ Hà Nội). Đây là lần ngừng bắn đầu tiên sau gần 7 tuần xung đột giữa hai bên, được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Tuy nhiên, với những tuyên bố sẽ tiếp tục nối lại chiến sự sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc, dư luận đang lo lắng về kịch bản những ngày tới, thậm chí không loại trừ khả năng thoả thuận bị sụp đổ khi thời hạn chưa kết thúc.

Mỹ với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Từ cam kết đến thực tế (Ngày 12/11/2023)

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong tuần đã có chuyến thăm tới hàng loạt quốc gia ở Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương. Việc hai quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời xuất hiện và có lịch trình dày đặc cho thấy cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực, gửi đi thông điệp Mỹ sẽ không vì những điểm nóng như xung đột Israel – Hamas, xung đột Ukraine… mà sao nhãng hợp tác với các đối tác và đồng minh trong khu vực.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông nỗ lực giải quyết xung đột Israel-Hamas (05/11/2023)

Trong tuần, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm khu vực Trung Đông, trong đó có điểm dừng chân Israel. Chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm xung đột trên dải Gaza bước vào giai đoạn leo thang căng thẳng mới. Lần thứ 3 quay trở lại khu vực kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát từ đầu tháng 10, Ngoại trưởng Blinken được đánh giá mang theo trọng trách nặng nề - nhất là khi nội bộ nước Mỹ đang tiếp tục mâu thuẫn về gói viện trợ cho các đồng minh Israel và Ukraine.

Dấu hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ - Trung (29/10/2023)

Tuần này, một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý là chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày 26-28/10. Ông Vương Nghị là quan chức cấp cao Trung Quốc duy nhất đến Mỹ trong vòng 5 năm gần đây. Chuyến đi của ông Vương Nghị nằm trong nỗ lực thúc đẩy đối thoại, quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm được giới chức hai nước hướng đến thời gian gần đây. Sự kiện ngoại giao này cũng được cho là nhằm mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Trung -Mỹ tại San Fancisco vào tháng 11 tới. Dư luận chờ đợi gì vào cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng như việc hàn gắn mối quan hệ Mỹ- Trung?

Thượng đỉnh EU-Mỹ: Đoàn kết đan xen bất đồng! (22/10/2023)

Một trong những sự kiện nổi bật trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên gặp nhau trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng, rạn nứt; cũng là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU lần thứ hai dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Liệu nỗ lực này có khiến cho hai bờ Đại Tây Dương xích lại gần nhau, hâm nóng lại mối quan hệ trong bối cảnh mới? Thông tin cập nhật từ PV Phạm Huân - TT tại Mỹ và PV Anh Tuấn - TT tại Pháp.

Chính trường Mỹ hậu phế truất Chủ tịch Hạ viện (Ngày 8/10/2023)

Sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần qua là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCathy đã bị phế truất trong một bỏ phiếu “có một không hai” tại Hạ viện. Đây là bước đi chưa từng có tiền lệ trong suốt lịch sử 234 năm của Quốc hội Mỹ, đưa ông McCarthy trở thành người giữ chức vụ này với thời gian ngắn thứ hai trong lịch sử. Khi cảm giác bất ngờ, khi những tranh cãi về “cuộc nổi dậy” trong nội bộ đảng Cộng hòa lắng xuống, điều mà dư luận quan tâm lúc này là ai sẽ thay thế ông Kevin McCathy, chính trường Mỹ bị ảnh hưởng như thế nào và sự rối loạn nội bộ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của chính đảng Cộng hòa.

Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng trong căng thẳng Nagorno-Karabakh (01/10/2023)

Đã gần 2 tuần kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào vùng ly khai Nagorny-Karabakh và giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Đại diện Azerbaijan và các lực lượng Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Chính quyền vùng Nagorny-Karabakh cũng đã chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan. Dù vậy, những diễn biến mới này được cho vẫn đang tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng, báo hiệu những thay đổi địa chính trị mới tại khu vực?

Đằng sau việc Ba Lan tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine (24/9/2023)

Ba Lan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Ukraine trong Liên minh châu Âu cho biết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Kiev. Quyết định của Ba Lan khá đột ngột nhưng có thể dự đoán trước được bởi những căng thẳng bùng lên do lệnh cấm nhập khẩu của Ba Lan, Slovakia và Hungary với ngũ cốc Ukraine khiến Ukraine nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ tranh cãi nông sản đến ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, động thái của Ba Lan chỉ là phản ứng nhất thời hay sẽ làm đảo lộn mối quan hệ chiến lược của châu Âu với Ukraine trong thời gian tới?

Tổng thống Pháp thăm Bangladesh thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (17/09/2023)

Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm Bangladesh lần đầu tiên của một Tổng thống Pháp trong vòng hơn 3 thập kỷ qua. Chuyến thăm được đánh giá là lịch sử không chỉ nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và ngoại giao giữa hai nước mà còn thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Paris, trong bối cảnh vị thế và ảnh hưởng của Pháp đang suy giảm nghiêm trọng tại châu Phi. Góc nhìn của PV Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp.

Hội nghị thượng đỉnh G20 nỗ lực tìm kiếm đồng thuận (Ngày 10/9/2023)

, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) tại New Delhi, Ấn Độ kết thúc sau hai ngày làm việc. Mặc dù sự vắng mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến nhiều người hoài nghi về khả năng hội nghị đạt được đồng thuận trong những vấn đề lớn của chương trình nghị sự, nhưng bất ngờ là ngay cuối ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Thưởng đỉnh G20 đã ra được Tuyên bố chung.

Thương mại Mỹ - Trung chưa nhiều đột phá! (03/09/2023)

Một trong những sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Chuyến thăm kéo dài 4 ngày của bà Raimondo tiếp nối loạt chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức cấp cao của Mỹ thời gian qua, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Kết thúc chuyến đi, Bộ trưởng Thương mại Mỹ khẳng định hai bên đã có các cuộc thảo luận hiệu quả và “sự khởi đầu tuyệt vời”. Liệu tín hiệu tích cực này có trở thành những bước tiến thực sự để hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hạ nhiệt căng thẳng, mở ra giai đoạn hợp tác mới? Góc nhìn của chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc.

Nhóm BRICS mở rộng: Ảnh hưởng toàn cầu gia tăng (27/8/2023)

Là cơ chế hợp tác của các nền kinh tế lớn ngoài phương Tây, sự phát triển của BRICS với việc mở rộng thêm thành viên là nội dung được quan tâm nhất tại hội nghị lần thứ 15 này. Theo đó BRICS nhất trí kết nạp thêm 6 thành viên vào đầu năm sau. Sự mở rộng này có thể mang lại ảnh hưởng toàn cầu cho BRICS trong bối cảnh môi trường quốc tế ngày càng phân cực do cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

Thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Hàn: những cam kết mạnh mẽ từ Trại David (Ngày 20/8/2023)

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật – Hàn đã diễn ra vào sáng sớm ngày 19/8 (theo giờ Việt Nam) tại Trại David, Mỹ. Đây được đánh giá là sự kiện lịch sử khi lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trại David kể từ khi ông nhậm chức, cũng là lần đầu tiên nguyên thủ 3 nước Mỹ - Nhật – Hàn gặp nhau trực tiếp. Đúng như kỳ vọng của giới phân tích vào một sự kiện mang tính lịch sử, Hội nghị đã kết thúc với những cam kết mạnh mẽ nhằm tăng cường hợp tác giữa 3 quốc gia, hướng tới một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Đông Nam Á thúc đẩy ngoại giao chiến lược (13/08/2023)

Sự kiện được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du loạt 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia và Campuchia của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày 10-13/8. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á của ông Vương Nghị kể từ khi được tái bổ nhiệm vị trí Ngoại trưởng. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam sẽ phân tích tổng quan về chuyến công du chiến lược này cũng như chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á.

Ấn Độ cùng một số nước cấm xuất khẩu gạo và những tác động! (06/08/2023)

Lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng gạo tẻ thường của Ấn Độ mới đây - sau đó đến Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024 đang khiến cho thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn. Động thái này được dự báo có thể làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay.

Thượng đỉnh Nga – châu Phi: tìm tiếng nói chung trong bối cảnh mới (30/7/2023)

Tại Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày, Nga đã đưa ra những cam kết và các sáng kiến mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ với các nước châu Phi giữa áp lực bị cô lập từ phương Tây. Trong khi đó, các nước châu Phi ở Nam bán cầu cũng cần xây dựng mối quan hệ với Nga nhằm cân bằng giữa các mối quan hệ quốc tế khác, đồng thời tìm kiếm thêm nguồn lực về đầu tư và nguồn cung lương thực….Các bên có tìm được “điểm chung” trong bài toán lợi ích thông qua Hội nghị này?

Tính toán của Nga với thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen (Ngày 23/7/2023)

Sau hơn một năm thực hiện với 3 lần gia hạn, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đã đổ vỡ hôm 17/7 khi Nga tuyên bố rút lui khỏi thỏa thuận. Việc Nga không đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc khiến nhiều người lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời gia tăng áp lực lạm phát cho nhiều chính phủ. Nhưng ba ngày sau khi thỏa thuận hết hạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đưa ra điều kiện để quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc.

ASEAN khẳng định tầm vóc trước những thách thức (16/07/2023)

“ASEAN được kỳ vọng trở thành trung tâm của tăng trưởng ở khu vực” - Đây là chủ đề được nước chủ tịch ASEAN năm nay là Indonesia đưa ra cho chương trình nghị sự của ASEAN trong suốt năm 2023 này. Trong đó, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực được nhận định là nền tảng để biến ASEAN thành Tâm điểm tăng trưởng. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan diễn ra trong tuần tiếp tục hướng tới mục tiêu đó bằng việc tái khẳng định các cam kết về đoàn kết, đối thoại, hợp tác cũng như đưa ra các sáng kiến để ASEAN ứng phó trước những thách thức.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: