Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đánh dấu 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống vào ngày 30/4. Nhân dịp này, ông Biden tổ chức một số sự kiện quan trọng, nổi bật là bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội. Đâu là những gợi mở chính sách và cả những thách thức đối với chính quyền Biden sau dấu mốc 100 ngày?
Sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là Hội nghị cấp cao của ASEAN diễn ra vào chiều qua tại Jakarta, Indonesia. Đây là hội nghị trực tiếp lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN trong năm 2021 và sau gần 18 tháng các hội nghị của ASEAN phải họp trực tuyến do tình hình dịch bệnh Covid-19. Dù tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận nhiều vấn đề, nhưng được quan tâm nhất là tình hình chính trị tại Myanmar.
Sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong tuần có thể nói là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Đây được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Gần 3 năm kể từ khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Mỹ và Iran bắt đầu có những bước đi trở lại bàn đàm phán qua hai cuộc gặpđược tổ chức trong tuần này tại thủ đô Viên của Áo. Mặc dù đại diện của Mỹ và Iran chưa có cuộc tiếp xúc trực tiếp và các tuyên bố chỉ được truyền tải qua các bên trung gian, nhưng đây có thể xem là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên và cần thiết, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Triển vọng của việc Mỹ quay trở laih thỏa thuận này đến đâu? Những rào cản chính của quá trình đó là gì?
Trong tuần, rất nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại các thành phố lớn của nước Mỹ nhằm bày tỏ sự giận dữ trước các vụ tấn công bạo lực nhằm vào người gốc Á. Vẫn biết tình trạng phân biệt chủng tộc là vấn đề mang tính lịch sử và như một ngọn lửa luôn tồn tại âm ỉ trong lòng nước Mỹ, nhưng dịch bệnh Covid-19 đã thổi bùng ngọn lửa, đẩy sự kỳ thị với người gốc Á tới một giới hạn mới. Cả trên đường phố và trên nghị trường, đã có rất nhiều tiếng nói mạnh mẽ phản đối các hành động kỳ thị và bạo lực nhằm vào người gốc Á, bởi những hành động này “không thuộc về nước Mỹ và phải chấm dứt”.
Sau hơn 2 tháng nhậm chức, trong tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức cuộc họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng. Sự kiện này được xem là buổi "báo cáo sơ bộ" về những gì ông Biden đã làm được để giải quyết các thách thức hiện nay của nước Mỹ, cũng như mang đến bức tranh toàn cảnh về chính sách đối nội - đối ngoại trong 4 năm tới đây.
Sự kiện được đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc gặp của quan chức Ngoại giao và Quốc phòng hai nước Mỹ và Trung Quốc tại Alaska, Mỹ vào hai ngày 18-19/3 (theo giờ địa phương). Dù ngay từ đầu, dư luận quốc tế cũng như chính Mỹ và Trung Quốc đã không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp, coi đây chỉ là bước thăm dò lẫn nhau, nhưng cách mà cuộc gặp diễn ra đầy căng thẳng với những màn khẩu chiến ngay từ khi bắt đầu đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Việc hai bên không đưa ra bất kỳ thông báo nào về kết quả cuộc gặp cho thấy mục tiêu mở cánh cửa đối thoại vẫn còn khá xa vời.
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Joe Biden. Cùng lúc, chính phủ Mỹ cũng công bố Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời nhằm truyền tải tầm nhìn của Tổng thống Joe Biden về cách thức nước Mỹ sẽ can dự với thế giới. Vậy chính quyền mới tại Mỹ đang muốn gửi thông điệp gì về chính sách đối ngoại và an ninh sắp tới?
Lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền, hôm 25/2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh không kích các nhóm dân quân thân Iran trên lãnh thổ Syria, tiêu diệt ít nhất 22 tay súng. Đây được xem là sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần qua, trong đó, ông Joe Biden muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Iran, rằng chính quyền mới ở Mỹ sẽ không vì cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mà nhượng bộ các lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Trong tuần, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại kể từ khi nhậm chức ngày 20/1 vừa qua. Điểm nổi bật nhất trong bài phát biểu là tuyên bố khẳng định cam kết khôi phục vị thế của nước Mỹ trên thế giới. Đâu là những điểm mới khác biệt trong chính sách đối ngoại của ông Biden so với người tiền nhiệm? Liệu những cam kết của nhà lãnh đạo mới của Nhà Trắng sẽ báo hiệu tương lai nào cho quan hệ giữa Mỹ với các nước cũng như các hồ sơ nóng toàn cầu? Khách mời của chương trình là TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể cùng quí vị.
Không nằm ngoài dự đoán, trong tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết dự luật ngân sách quốc phòng Mỹ, còn được biết với tên gọi Đạo luật cấp thẩm quyền quốc phòng quốc gia trị giá hơn 740 tỷ USD. Dự luật này với nhiều điều khoản được sửa đổi đã được lưỡng viện Quốc hội dễ dàng thông qua vào đầu tháng này. Tuy nhiên, dự luật này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump.
Bất chấp sự phủ quyết của Tổng thống Trump, sự ủng hộ áp đảo tại lưỡng viện Quốc hội dự kiến sẽ giúp dự luật vượt qua quyền phủ quyết của ông chủ Nhà Trắng. Nếu dự luật nhận được đủ số phiếu tại lưỡng viện Quốc hội để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống thì đây sẽ là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình Tổng thống Trump thất bại trong việc phủ quyết một dự luật.
Để có cái nhìn rõ hơn về Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng cho năm tài chính 2021 cũng như động thái cứng rắn này của Tổng thống Donald Trump, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Thanh Tuấn, Thông tấn xã Việt Nam.
Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý ở khu vực là chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước láng giềng Đông Bắc Á vốn lâu nay có mối quan hệ “nhiều sóng gió” với Bắc Kinh, song lại có vai trò chiến lược vô cùng to lớn. Các cam kết song phương về việc thúc đẩy hợp tác thực chất, xây dựng mối quan hệ ổn định,được đưa ra trong các cuộc tiếp xúc giữa ông Vương Nghị và giới lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc dường như cho thấy 3 láng giềng Đông Á đang tiến tới quỹ đạo đối thoại, tạo ra môi trường hòa bình trong bối cảnh các quốc gia đều hứng chịu tác động của đại dịch Covid-19. Chương trình Câu chuyện Quốc tế hôm nay sẽ làm rõ hơn những tác động từ sự hợp tác giữa 3 quốc gia Trung-Nhật-Hàn đến các vấn đề ở khu vực cũng như thế giới.
Trong 2 ngày cuối tuần, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự chủ trì của Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Ả-rập đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20, trong đó có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình....
Trong hai ngày họp, các nhà lãnh đạo G20 tập trung thảo luận việc sử dụng mọi nguồn lực, sự hợp tác để có thể ngăn chặn đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước cũng thảo luận về việc hợp tác thương mại, đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững... Tuy nhiên, những mục tiêu này vẫn là những thách thức vô cùng lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Sau một tuần hoạt động sôi nổi, hôm nay Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan chính thức khép lại với lễ bế mạc và chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei. Đợt hội nghị lần này là hoạt động quan trọng cuối cùng trong năm chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, là dịp để ASEAN hoàn tất toàn bộ những chương trình sáng kiến đã triển khai từ đầu năm tới nay, đồng thời đưa ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới.