logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Anh gia nhập CPTPP và những tác động! (02/04/2023)

Sau gần 2 năm đàm phán, cuối cùng các thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhất trí cho Anh gia nhập khối này. Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng của Nhóm làm việc về gia nhập CPTPP ngày 31/3. Sự kiện này đánh dấu đợt mở rộng đầu tiên của hiệp định và giúp tăng sự đóng góp của khối trong GDP toàn cầu từ 12% lên 15%. Đồng thời, việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên không phải là thành viên sáng lập gia nhập Hiệp định đã cho thấy sức hấp dẫn của một khuôn khổ hợp tác thương mại đa phương quy mô khu vực và toàn cầu.

"Chuyến thăm vì hòa bình" của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nga (Ngày 26/3/2023)

Sự kiện được dư luận quốc tế quan tâm nhiều nhất trong tuần qua là chuyến thăm kéo dài 3 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga. Với Tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hợp tác trong hàng loạt lĩnh vực then chốt đến năm 2030, chuyến thăm đã cho thấy sự tin cậy ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc, làm nền tảng cho mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp.

Hàn - Nhật hàn gắn quan hệ, hướng tới tương lai (19/03/2023)

Trong tuần, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có chuyến thăm quốc gia láng giềng Nhật Bản lần đầu tiên sau 12 năm. Chuyến công du được đánh giá là bước cải thiện đáng kể mối quan hệ song phương vốn căng thẳng kéo dài liên quan các vấn đề lịch sử. Không chỉ tạo bước đà cho một chương mới trong quan hệ song phương, chuyến công du với nhiều kết quả ấn tượng đang gợi mở những thay đổi đáng kể trong các trục quan hệ tại khu vực Đông Bắc Á. Câu chuyện quốc tế hôm nay sẽ giúp quí vị nhìn lại những điểm nhấn nổi bật của chuyến công du này với vị khách mời là TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Đằng sau động thái hòa giải của Iran và Saudi Arabia? (12/3/2023)

Iran và Saudi Arabia bất ngờ khôi phục quan hệ ngoại giao và nhất trí mở lại Đại sứ quán ở mỗi nước, sau 7 năm “cắt đứt quan hệ”. Đáng chú ý, Trung Quốc – một quốc gia bên ngoài khu vực là một trong những bên kết nối và đóng vai trò trung gian cho thỏa thuận“bắt tay hòa giải này”. Những động thái đó đều nhận sự chú ý đặc biệt của giới quan sát quốc tế và cũng là nội dung của “Câu chuyện quốc tế” tuần này.

Ukraine - trọng tâm chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz (Ngày 5/3/2023)

Sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Mỹ - chuyến thăm lần đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng phát. Đúng như dự đoán của giới phân tích, cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài hơn một năm qua là nội dung trọng tâm trong cuộc gặp của Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden với ông Olaf Scholz, trong đó, hai nhà lãnh đạo đạt đồng thuận cao về việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Một năm xung đột Nga-Ukraine: Kịch bản nào cho năm 2023? (26/02/2023)

Tuần qua đánh dấu tròn một năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine - ngày 24/02. Nhìn lại một năm qua, xung đột Nga- Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng không chỉ với các bên trực tiếp đối đầu, mà còn làm xáo trộn trật tự thế giới, dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Khách mời của chương trình là Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao sẽ giúp quí vị phác hoạ lại bức tranh toàn cảnh cuộc xung đột này cũng như đưa ra những dự báo cho các kịch bản trong năm nay 2023.

Hội nghị an ninh Munich: Cơ hội nào cho đối thoại trong khủng hoảng? (19/2/2023)

Hội nghị An ninh Munich 2023 đang là tâm điểm quốc tế, khi các nhà lãnh đạo, giới ngoại giao hàng đầu thế giới tụ họp và bàn về những câu chuyện nóng của an ninh thế giới hiện nay, trong đó chủ đề nổi bật hầu hết các phiên thảo luận chính, là xung đột Nga-Ukraine. Trong một thời kỳ dài, Munich được ca ngợi là nơi để các tiếng nói đối lập, các đối thủ địa chính trị, … có cơ hội đối thoại thẳng thắn với nhau về mọi chủ đề liên quan đến an ninh toàn cầu. Câu hỏi được đặt ra là Hội nghị an ninh Munich năm nay có thể thúc đẩy các cuộc đối thoại nhằm tìm ra các giải pháp cho các cuộc khủng hoảng hiện nay hay không?

FED tăng lãi suất và những tác động (05/02/2023)

Sau năm 2022 cùng những bước tăng mạnh lãi suất, trong lần tăng lãi suất đầu tiên của năm 2023 mới đây, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm, qua đó đưa lãi suất cơ bản lên biên độ 4,5-4,75%. Câu chuyện quốc tế hôm nay sẽ phân tích rõ hơn bước đi của FED và những tác động với sự tham gia của PV Vũ Hợp - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

Nhật Bản tăng cường quan hệ với các đồng minh G7 (Ngày 15/1/2022)

Trong tuần, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã có chuyến công du tới 5 nước thuộc nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Pháp, Italia, Anh, Canada và Mỹ. Đây là chuyến đi mở màn của nhà lãnh đạo Nhật Bản trên cương vị Chủ tịch G7 vào năm nay nhằm chia sẻ nhận thức chung về tình hình thế giới hiện tại, như môi trường an ninh thay đổi và nền kinh tế đối mặt nguy cơ suy thoái. Trong đó, đáng chú ý nhất là chặng dừng chân tại Mỹ bởi đây là lần đầu tiên ông tới quốc gia này kể từ khi nhậm chức.

Chương mới trong quan hệ Trung Quốc - Philippines (08/01/2023)

Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong tuần, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 3-5/1. Hàng chục thỏa thuận được ký kết đã khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Philippines còn gọi Trung Quốc là “người bạn tốt” và khẳng định, hai nước có thể giải quyết các vấn đề còn tồn tại một cách bình đẳng, cùng có lợi. Kết quả chuyến thăm dường như đang mở ra một chương hợp tác mới giữa Trung Quốc và Phillipines. Khách mời của chương trình là TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ phân tích rõ hơn về triển vọng mối quan hệ này cũng như những tác động đến tình hình khu vực.

Nguồn năng lượng mới cho quan hệ Mỹ - Phi (18/12/2022)

Trong tuần, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bước tiến dài trong việc hâm nóng mối quan hệ với “người bạn cũ” châu Phi, qua Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Phi lần đầu tiên kể từ năm 2014. Cái bắt tay nhiệt thành và những thỏa thuận giá trị đạt được trong hàng loạt lĩnh vực tiềm năng đã khẳng định cam kết của Mỹ rằng, “khi châu Phi thành công thì Mỹ cũng thành công”!. Bước đi chiến lược của Mỹ càng có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào khu vực. Chuyên gia các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ phân tích về triển vọng mối quan hệ Mỹ - châu Phi trong bối cảnh mới hiện nay.

Bảo tồn đa dạng sinh học vì tương lai bền vững: Nhìn từ Hội nghị COP 15 tại Canada (11/12/2022)

Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về đa dạng sinh học lần thứ 15 (gọi tắt là COP15) đang diễn ra tại Montreal, Canada được trông đợi sẽ mang lại một bước đột phá ‘‘lịch sử’’ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khi các giống loài động thực vật, và các hệ sinh thái nói chung, đang đứng trước nguy cơ đại hủy diệt, do đà phát triển kinh tế như vũ bão của nhân loại, theo nhận định của Tổng thư ký Liên hợp quốc trước thềm hội nghị. Có thể hy vọng những gì ở hội nghị năm nay? Nội dung này được phân tích trong “Câu chuyện Quốc tế” tuần này với khách mời là ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Biến đổi Khí hậu và Môi trường, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Tổng thống Pháp thăm Mỹ: chuyến thăm hàn gắn đồng minh (Ngày 4/12/2022)

Một sự kiện đáng chú ý trong tuần là chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Quan hệ Mỹ - Pháp từng rơi vào khủng hoảng sâu sắc hồi năm ngoái khi Mỹ thành lập liên minh AUKUS với Anh và Australia, đồng thời tồn tại nhiều bất đồng trong lĩnh vực thương mại và năng lượng. Bởi thế, hàn gắn rạn nứt giữa hai đồng minh lâu năm để cùng ứng phó với hàng loạt thách thức toàn cầu là mục đích quan trọng nhất của ông Emmanuel Macron trong chuyến thăm này

EU vẫn mâu thuẫn về áp trần giá khí đốt và những tác động (27/11/2022)

Do có quá nhiều mâu thuẫn và tranh cãi, cuối cùng, cuộc họp các Bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) trong tuần vẫn “dậm chân tại chỗ”, khi không thể nhất trí được về mức trần giá khí đốt nhằm giảm thiểu cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Bất chấp trước đó, một mức giá trần đã được đề xuất ở mức 275 euro cho mỗi MWh. Nhiều nước dù ủng hộ việc áp giá trần khí đốt nhưng cũng cho rằng, đây là một mức giá trần quá cao, “không thực tế” và đi kèm quá nhiều điều kiện. Câu chuyện quốc tế tuần này sẽ giúp quí vị lý giải rõ hơn “cơn đau đầu dài ngày” của châu Âu cùng góc nhìn của phóng viên Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại Séc.

Bồi thường biến đổi khí hậu - Chủ đề “nóng” tại Hội nghị COP 27 (20/11/2022)

Các cuộc thảo luận về việc các nước giàu có nên bồi thường cho các quốc gia nghèo hơn dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu hay không được xem là chủ đề “nóng” nhất và cũng gây tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự của COP 27 năm nay khiến hội nghị phải kéo dài thời gian hơn dự kiến. Nội dung này có tầm quan trọng như thế nào với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện nay và triển vọng thực hiện ra sao?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: