logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

ASEAN khẳng định tầm vóc trước những thách thức (16/07/2023)

“ASEAN được kỳ vọng trở thành trung tâm của tăng trưởng ở khu vực” - Đây là chủ đề được nước chủ tịch ASEAN năm nay là Indonesia đưa ra cho chương trình nghị sự của ASEAN trong suốt năm 2023 này. Trong đó, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực được nhận định là nền tảng để biến ASEAN thành Tâm điểm tăng trưởng. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan diễn ra trong tuần tiếp tục hướng tới mục tiêu đó bằng việc tái khẳng định các cam kết về đoàn kết, đối thoại, hợp tác cũng như đưa ra các sáng kiến để ASEAN ứng phó trước những thách thức.

“Cái bắt tay” giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trước thời cuộc Trung Đông (9/7/2023)

Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đã nâng cấp quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ sau một thập kỷ quan hệ ngoại giao căng thẳng. Động thái này sẽ khởi động một lộ trình đối thoại sâu rộng về quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai nước cùng quan tâm. “Cái bắt tay” của Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ được cho tác động đến môi trường ngoại giao và an ninh ở Trung Đông vốn đang được thúc đẩy bởi xu hướng đối thoại và hòa giải.

Mỹ tái gia nhập UNESCO và những tác động (02/07/2023)

Sau 5 năm vắng bóng, Mỹ đã chính thức tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau một cuộc bỏ phiếu tại phiên họp bất thường của tổ chức này. Sự trở lại của Mỹ đã ngay lập tức nhận được sự đón nhận của các thành viên UNESCO. Bước đi này của Mỹ sẽ đem lại lợi ích chiến lược nào cho Washington và UNESCO? Góc nhìn của PV Vũ Hợp - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

“Bình minh mới” trong quan hệ Mỹ - Ấn giữa thế cuộc khu vực (25/6/2023)

Một trong những sự kiện ngoại giao quốc tế đáng chú ý trong tuần phải kể đến chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đây là chuyến thăm Mỹ lần thứ 6 kể từ khi ông Modi nhậm chức năm 2014, nhưng chuyến đi này được đánh giá là “lịch sử”, xét cả về nghi thức ngoại giao lẫn tầm quan trọng trong quan hệ song phương Ấn – Mỹ. Thủ tướng Ấn Độ đã dùng hình ảnh “mặt trời trong bình minh mới” để mô tả về mối quan hệ với Mỹ hiện nay sau những thỏa thuận và cam kết nhằm nâng cấp hơn nữa sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai gia này. Vậy quan hệ Mỹ - Ấn đang ở đâu trong bức tranh chính trị toàn cầu và tác động của nó ra sao?

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Không kỳ vọng đột phá (Ngày 18/6/2023)

Ngày 18/06, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc. Ông Antony Blinken là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên sau 5 năm, và cũng là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden thăm Trung Quốc. Vì vậy, đây được xem là một sự kiện rất có ý nghĩa trong nỗ lực duy trì đối thoại, quản lý cạnh tranh giữa hai cường quốc. Nhưng trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc còn quá nhiều bất đồng trong nhiều lĩnh vực, giới phân tích cho rằng khó có thể kỳ vọng vào những kết quả đột phá của chuyến thăm này.

Thỏa thuận chiến lược Mỹ-Anh: Đã xứng tầm quan hệ đồng minh? (11/06/2023)

Sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Rishi Sunak trên cương vị Thủ tướng Anh. Sau những sóng gió trong quan hệ song phương liên quan đến lĩnh vực kinh tế - thương mại “hậu Brexit”, chuyến công du lần này là cơ hội để hai bên hâm nóng quan hệ và thể hiện tình đoàn kết trước các thách thức mới. “Tuyên bố Đại Tây Dương” mà hai nhà lãnh đạo đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm phần nào đã cho thấy quyết tâm của Mỹ và Anh. Tuy nhiên, liệu thỏa thuận này đã đủ xứng tầm với mối quan hệ đồng minh lâu năm truyền thống?

Đối thoại Shangri-La 2023: Hướng tới một khu vực an toàn và ổn định! (04/06/2023)

Sự kiện nổi bật trong tuần là Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 - Diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á diễn ra từ 2-4/6 tại Singapore. Sự kiện thu hút các nhà lãnh đạo, quan chức quân đội cấp cao, nhà ngoại giao, nhà sản xuất vũ khí và nhà phân tích an ninh từ khắp nơi trên thế giới. Việc không có một cuộc gặp song phương Mỹ-Trung như kỳ vọng đã khiến dư luận vô cùng lo lắng về mối quan hệ đang ngày càng căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, các tác động của cuộc xung đột ở Ucraina đối với châu Á và những thách thức an ninh cấp bách khác của khu vực cũng đã được tập trung thảo luận.

Cuộc chiến con chip Mỹ - Trung: Không bên nào thắng? (28/5/2023)

Sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp cấm xuất khẩu con chip sang Trung Quốc, Trung Quốc mới đây cũng đã cấm mua sản phẩm của Micron – nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ. Đây là sự đáp trả mạnh mẽ và trực diện từ phía Trung Quốc – khác hẳn so với những phản ứng trước đây và được nhận định là bước leo thang lớn trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới về khả năng tiếp cận các công nghệ quan trọng. Điều gì tác động đến sự thay đổi trong cách phản ứng của Trung Quốc? Cuộc chiến “con chip” Mỹ - Trung sẽ đi tới đâu?

Thượng đỉnh G7 - Tìm kiếm đồng thuận trước các thách thức toàn cầu (Ngày 21/5/2023)

Sự kiện được dư luận quốc tế quan tâm nhất trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (gọi tắt là G7) tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản từ ngày 19/5 đến hôm nay. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong năm Chủ tịch G7 của Nhật Bản – nhiệm kỳ đầy thách thức với những biến động địa chính trị khó lường. Trong đó, Nhật Bản mong muốn khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng trong khu vực thông qua việc thúc đẩy đồng thuận giữa các thành viên trong xử lý các hồ sơ “nóng” nhất của khu vực và trên toàn cầu.

Cấp cao ASEAN 42: Một ASEAN tầm vóc, hết mình vì lợi ích người dân! (14/05/2023)

Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 diễn ra thành công tốt đẹp tại thị trấn Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia. Sau 3 ngày làm việc khẩn trương từ 9-11/5 với 8 phiên họp thượng đỉnh và nhiều cuộc gặp song phương, Hội nghị với chủ đề “Một ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng” đã thông qua nhiều văn kiện trải rộng trên cả 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội của Cộng đồng ASEAN, cũng như các cuộc thảo luận về những vấn đề đang nổi lên trong và ngoài khu vực. PV Phạm Hà - Thường trú tại Indonesia phân tích về những kết quả của hội nghị.

Nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ: “nút thắt” chính trị và những tác động (7/5/2023)

Khủng hoảng trần nợ công không phải chuyện mới ở Mỹ. Tuy nhiên, câu chuyện này cùng khả năng nước Mỹ vỡ nợ là chủ đề được giới đầu tư, tài chính và nhiều chuyên gia bàn luận suốt tuần qua. Với người Mỹ, niềm tin vào thị trường tài chính của họ đang đứng trước thử thách của hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: ngân hàng sụp đổ và chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Còn với thế giới, tác động của việc Mỹ vỡ nợ sẽ đến đâu là câu hỏi được quan tâm lúc này.

Mỹ-Hàn: 70 năm liên minh hành động, hướng tới tương lai (30/4/2023)

Sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Với chuyến thăm này, Tổng thống Yoon Suk-yeol là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai thăm chính thức Mỹ kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức đầu năm 2021 và là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc tới Mỹ sau 12 năm. Với chủ đề: “Liên minh hành động, hướng tới tương lai”, chuyến công du nhằm tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ song phương đồng thời đánh dấu 70 năm thiết lập quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn. Vị khách mời của chương trình là chuyên gia các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ phác họa cùng quí vị bức tranh tổng thể chuyến công du đặc biệt nhân kỷ niệm 70 năm gắn bó đồng minh Mỹ - Hàn.

Lối thoát nào cho khủng hoảng Sudan? (Ngày 23/4/2023)

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Sudan đang diễn biến phức tạp khi giao tranh vẫn nổ ra giữa Quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), bất chấp việc hai bên trước đó đã nhất trí với thỏa thuận ngừng bắn kéo dài từ ngày 21 đến 23/4 – tức là hôm nay. Xung đột không có dấu hiệu hạ nhiệt khiến nhiều quốc gia đang phải triển khai lực lượng đến khu vực quanh Sudan để chuẩn bị sơ tán công dân và các nhân viên ngoại giao trong trường hợp xảy ra kịch bản xấu.

Hội nghị mùa Xuân IMF-WB: Triển vọng nào cho một thế giới phục hồi? (16/04/2023)

Từ ngày 10-16/4, Hội nghị mùa Xuân của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) diễn ở Washington (Mỹ) với chương trình nghị sự là cải cách và gây quỹ đầy tham vọng. Tuy nhiên, các mục tiêu này vấp phải không ít khó khăn khi hội nghị bị phủ bóng bởi tình trạng lạm phát và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Trong bối cảnh như vậy, đâu sẽ là những triển vọng cho 1 thế giới có thể phục hồi hoàn toàn, sớm đi vào quỹ đạo phát triển ổn định?

Động lực mới cho quan hệ Trung Quốc – châu Âu (09/04/2023)

Chuyến thăm Trung Quốc đồng thời của Tổng thống Pháp và Chủ tịch Ủy Ban châu Âu được ch là cơ hội “thiết lập lại” mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng chuyến công du này diễn ra thành công với nhiều kết quả tích cực trong mối quan hệ giữa các bên.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: