logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

New Delhi - từ tâm dịch trở về cuộc sống bình thường mới (28/2/2022)

Trong hai năm qua, thủ đô New Delhi luôn là một trong những tâm dịch lớn nhất của Ấn Độ với những thời điểm hệ thống y tế của thành phố tưởng như sụp đổ vì quá tải. Hồi đầu tháng 1 năm nay, New Delhi cũng vẫn phải áp đặt lệnh giới nghiêm, yêu cầu các trường học và nhà hàng đóng cửa trong bối cảnh các lây nhiễm biến thể Omicron tăng mạnh. Nhưng từ hôm nay, toàn bộ các biện pháp hạn chế liên quan đến Covid-19 được New Delhi dỡ bỏ. Vậy những yếu tố nào đã giúp New Delhi nhanh chóng chuyển trạng thái từ tâm dịch trở lại cuộc sống bình thường mới?

Campuchia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 3 - 4 tuổi (25/02/2022)

Trong bối cảnh biến thể Omicron vẫn đang lây lan nhanh, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em, coi việc phủ sóng vaccine tới nhiều đối tượng hơn là biện pháp hữu hiệu đển ngăn chặn dịch bệnh. Dù vậy, việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng trẻ dưới 12 tuổi tại nhiều quốc gia vẫn được đánh giá khá thận trọng. Trong bối cảnh đó, Campuchia thu hút sự quan của cộng đồng quốc tế khi trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ 3-4 tuổi.

Tranh cãi về Đập Đại Phục hưng tại châu Phi lại nóng (23/02/2022)

Mới đây, Sudan và Ai Cập đã chỉ trích và bác bỏ “bước đi đơn phương” của Ethiopia khi khởi động sản xuất điện từ đập thủy điện Đại Phục Hưng, đồng thời cho rằng, quyết định này đã vi phạm Tuyên bố Nguyên tắc (DoP) được ký giữa 3 nước Ai Cập, Sudan và Ethiopia vào năm 2015. Một lần nữa, những tranh cãi xung quanh đập thủy điện trị giá hàng tỷ USD lại được xới lên.

Thái Lan đổi tên thủ đô: Thương hiệu hay ý nghĩa văn hóa, lịch sử? (21/2/2022)

Là quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý gần Việt Nam, Thái Lan không chỉ là điểm đến du lịch yêu thích của người Việt mà còn là quốc gia có mối quan hệ hợp tác kinh tế lâu đời với Việt Nam. Chính vì thế, thông tin Thái Lan đổi tên thủ đô đã khiến nhiều người ngạc nhiên và bối rối. Nhưng liệu Thái Lan có thay đổi hoàn toàn tên thủ đô? Bangkok có còn là tên quen thuộc được gọi khi nhắc đến thủ đô của đất nước Chùa vàng?

Hành trình trở lại cuộc sống bình thường mới của các nước Đông Âu (18/02/2022)

Sau các quốc gia Tây Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển…, một số quốc gia Đông Âu mới đây cũng đã thông báo khả năng nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng Covid-19. Đa số các quốc gia đều lựa chọn việc nới lỏng từng bước, có tính đến sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng ở các quốc gia Đông Âu chưa cao bằng các quốc gia Tây Âu, việc nới lỏng các hạn chế lúc này sẽ gặp những thách thức gì?

Cà rốt xuất ngoại và câu chuyện chuẩn hóa chất lượng nông sản (15/02/2022)

Hôm nay, lần đầu tiên tỉnh Hải Dương tổ chức lễ hội thu hoạch cà rốt nhằm quảng bá chất lượng, thương hiệu và kích cầu tiêu dùng. Nhờ đầu tư bài bản, loại nông sản này trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mang lại thu nhập cho nông dân cao hơn nhiều so với trồng lúa. Đâu là những bài học kinh nghiệm tốt của Hải Dương trong việc đưa cà rốt xuất ngoại? Chuẩn hóa sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cần sự đầu tư ra sao? Những vấn đề này sẽ được PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc cùng chuyên gia bàn luận trong chương trình.

Tranh cãi vấn đề vận động viên nhập tịch của Trung Quốc tại Olympic 2022 (14/02/2022)

Trong khi kỳ Olympic Mùa đông 2022 đang diễn ra sôi nổi tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), dư luận lại đặc biệt quan tâm đến một vấn đề đang dậy sóng dư luận nước này. Đó là những tranh cãi liên quan đến các vận động viên nhập tịch của Trung Quốc thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Điều này xuất phát từ những thành tích trái ngược của các vận động viên nhập tịch, đặt ra những câu hỏi về chính sách thu hút nhân tài thể thao của Bắc Kinh.

Hành trình đưa thảo dược vào điều trị COVID-19 tại Lào (11/02/2022)

Trong một nỗ lực ứng phó với COVID-19, mới đây, Lào đã thành công trong việc sử dụng tinh chất của một số loại thảo dược truyền thống để góp phần điều trị và đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này. Các loại thảo dược được sử dụng gồm có xuyên tâm liên, diếp cá và củ ngải bún, nhằm hỗ trợ và cắt giảm chi phí điều trị cho người mắc COVID-19. Hành trình đưa thảo dược vào điều trị COVID tại Lào có gì đặc biệt, bước tiến này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc chiến chống đại dịch tại Lào nói riêng, khu vực nói chung?

Tranh cãi vì mỏ vàng 400 năm tuổi: Nhật Bản, Hàn Quốc khó thoát “bóng” quá khứ! (9/2/2022)

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai láng giềng Đông Bắc Á, đều là đồng minh chiến lược của Mỹ ở châu Á, song bản thân hai nước còn nhiều mâu thuẫn và bất đồng liên quan đến những vấn đề lịch sử. Gần đây mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn, bắt nguồn từ một mỏ vàng 400 năm tuổi trên đảo Sado, thuộc Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản mới đây đã chính thức trình hồ sơ đề cử mỏ Sado lên Trung tâm di sản thế giới của UNESCO. Điều này làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ phía Hàn Quốc vì những vấn đề từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Diễn biến của những động thái này như thế nào? Cái “bóng” quá khứ liệu sẽ ảnh hưởng đến lợi ích tương lai của hai nước ra sao?

Mở cửa biên giới - bước ngoặt trong chính sách chống dịch của New Zealand (7/2/2022)

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern vừa mới công bố kế hoạch mở cửa biên giới từ cuối tháng 2 này. Với một quốc gia từng duy trì chính sách kiểm soát biên giới thuộc hàng nghiêm ngặt nhất trên thế giới, kế hoạch mới của New Zealand cho thấy bước chuyển quan trọng trong ứng phó với Covid-19, từ theo đuổi “Zero Covid” tới chấp nhận sống chung với dịch bệnh, tiến tới cuộc sống bình thường mới như xu thế chung của thế giới.

Châu Âu công bố Quỹ tài trợ khởi nghiệp trong lĩnh vực vũ trụ tăng tốc cuộc đua không gian (28/01/2022)

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố Quỹ tài trợ khởi nghiệp trong lĩnh vực vũ trụ Cassini - đặt theo tên nhà thiên văn học người Italia Thế kỷ XVII. Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị không gian càng lúc càng tăng nhiệt, với động thái này, liệu châu Âu có thể sớm bắt kịp cuộc đua vốn đang bị đánh giá là “yếu thế” hơn so với các đối thủ khác hay không?

Liệu có sự cạnh tranh không lành mạnh trong cung cấp dịch vụ thu phí không dừng? (27/01/2022)

Phải khó khăn lắm, mục tiêu tất cả các trạm thu phí sử dụng đường bộ phải lắp đặt trạm thu phí không dừng mới thực hiện được. Tuy vậy chỉ sau thời gian ngắn, các trạm thu phí không dừng đang bộc lộ những bất cập: Chấp nhận thẻ của nhà cung cấp dịch vụ này, nhưng không chấp nhận thẻ của nhà cung cấp dịch vụ kia. Vì sao lại có câu chuyện này? Liệu có hay không thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đầu cuối và đâu là giải pháp chấm dứt những vụ việc tương tự để không ảnh hưởng tới quyền lợi của các khách hàng? Nội dung có trong Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay:

“Online Influencers” trong thúc đẩy hợp tác kinh tế số giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng (24/1/2022)

“Bán hàng trực tuyến” hay “livestream bán hàng” là những cụm từ đã trở nên quen thuộc ở thời điểm hiện tại. Những người bán hàng hay giới thiệu sản phẩm trên không gian số hóa ngày nay hầu như không phải là những người làm ra sản phẩm, phân phối sản phẩm mà có thể là những người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội… Trong tiếng Anh họ được gọi là những “online influencers”. Trung Quốc là quốc gia đang phát triển mạnh mô hình này với nhiều người được biết đến như “nữ hoàng livestream” hay “ông vua bán hàng”… Theo dự báo, tiềm năng của thị trường này còn rất lớn. Trung Quốc còn đưa ra ý tưởng sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế số với các quốc gia láng giềng nhờ những influencers. Cụ thể cách làm này ra sao?

13 cổng chào tại Kon Tum đã thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay?

Trong lúc dịch bệnh COVID-19, đời sống người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đầu tư xây dựng 13 cổng chào với số tiền hơn 21 tỉ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong số này, có 5 cổng chào nằm trên đường Hồ Chí Minh được triển khai lắp đặt khi chưa được chấp thuận hồ sơ thiết kế. Chưa bàn về những sai phạm, dư luận cho rằng, việc xây dựng này có nhiều dấu hiệu lãng phí, tốn kém tiền của nhà nước. Hơn nữa, trong khi ngân sách bị thâm hụt do dịch bệnh kéo dài, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn cho nên việc xây dựng các cổng chào như thế có thực sự cần thiết. Chúng tôi kết nối với phóng viên Đình Tuấn, thường trú khu vực Tây Nguyên tìm hiểu câu chuyện này.

Những điểm sáng trong xu hướng đô thị thông minh ở VN

Thành phố Sơn La tỉnh Sơn La vừa trở thành đơn vị mới nhất có tên trong danh sách các đô thị ứng dụng công nghệ điều hành thông minh ở nước ta. Một trung tâm điều hành đã được thiết lập và đây được xem là nền tảng để toàn thành phố thực hiện chuyển đổi số. Đâu sẽ là những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi này của Sơn La? Những bài học từ các đô thị thông minh thành công như Đà Nẵng sẽ hỗ trợ ra sao cho những địa phương mới triển khai? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận cùng PV Đài TNVN cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc và miền Trung.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: