logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xây dựng thương hiệu sầu riêng vũng mạnh cho Đắk Lắk để xuất khẩu chính ngạch đi các nước trên thế giới 24/03/2022

Trong ách tắc thị trường và bộn bề khó khăn bủa vây, như chi phí đầu tư tăng cao mà giá nhiều nông sản xuống rất thấp, thì nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk vẫn có những bước tiến đáng ghi nhận. Một trong số đó là sầu riêng, loại trái cây có giá trị kinh tế cao tại địa phương vừa được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Krong Pac Durian- Sầu riêng Krông Pac”. Đây được coi là giấy khai sinh hợp pháp cho nông sản thế mạnh ở địa phương, bước đầu quan trọng trong hành trình sản phẩm này này xuất hiện chính danh, được bảo vệ ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Vậy, làm thế nào để phát huy tác dụng của nhãn hiệu hàng hóa và nâng cao giá trị nông sản tại thì trường trong nước và xuất khẩu? Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay.

Ả-rập Xê-út và tham vọng trở thành nhà xuất khẩu hydro lớn nhất thế giới (23/03/2022)

Với tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu, nhà xuất khẩu hydrô lớn nhất thế giới, Ả-rập Xê-út dự kiến bắt đầu xây dựng một nhà máy hydro xanh trị giá 5 tỷ USD ngay vào cuối tháng này. Đây được đánh giá là một trong những nỗ lực nhằm đa dạng hóa nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào dầu khí của Ả-rập Xê-út, tạo công ăn việc làm cũng như gây dựng một hình ảnh mới thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, liệu tham vọng này của Riyadh có cơ sở khi cuộc đua sản xuất hydro đang càng lúc càng nóng bỏng với nhiều ứng cử viên hàng đầu như Trung Quốc hay Nga?

Lạng Sơn triển khai "Cửa khẩu số" để chống tiêu cực (22/03/2022)

Từ chỗ phải khai báo 5 loại giấy tờ cho mỗi loại xe, thời gian làm giấy tờ lâu và phải di chuyển xa, ứng dụng nền tảng Cửa khẩu số, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu qua những lần nhấp chuột. Tỉnh Lạng Sơn kỳ vọng mô hình sẽ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi số của địa phương và cũng là công cụ hữu hiệu để chống tiêu cực. Tuy vậy, sau thời gian thí điểm cũng phát sinh những bất cập cần tháo gỡ.

Chính sách "Zero Covid-19 năng động" của Trung Quốc sẽ như thế nào? (21/3/2022)

Sau một thời gian dài duy trì chính “Zero Covid-19” – một chính sách khá khác biệt so với phần lớn các quốc gia trên thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã nhắc tới một khái niệm, đánh dấu sự thay đổi lớn trong ứng phó với dịch bệnh, đó là “Zero Covid-19 năng động”. Đã có nhiều đồn đoán khác nhau về chính sách mới này của Trung Quốc, rằng sau hai sự kiện thể thao lớn là Olympic và Paralympic Bắc Kinh, đã đến lúc Trung Quốc thay đổi theo xu hướng chung của thế giới, hay nền kinh tế quốc gia này sẽ không thể chống chịu nếu tiếp tục duy trì “Zero Covid-19” trong thời gian dài. Vậy đằng sau việc Trung Quốc đề ra chính sách “Zero Covid-19 năng động” là gì?

Nga "bơm tiền" ứng phó với lệnh trừng phạt của phương Tây (18/3/2022)

Kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ucraina, các nước phương Tây đã dồn dập áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, với mục tiêu là những ngành cốt lõi nhất, những hệ thống vận hành nền tảng cũng như những cá nhân, tổ chức có đóng góp quan trọng của nền kinh tế. Như cách nói của các nước phương Tây, mục tiêu của các biện pháp trừng phạt này là “đánh sập nền kinh tế Nga”. Vậy nước Nga đang làm gì để chống đỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây?

DBSCL chủ động thích ứng, sống chung với hạn, mặn 16/03/2022

Khu vực DBSCL đang hứng chịu đợt mặn xâm nhập sâu trong nội đồng. Nếu như trước kia người dân phải chắt chiu từng giọt nước ngọt trong sinh hoạt, và mua với giá cao; thì nay nhiều người ở vùng rốn mặn "sống khỏe" ngay giữa đợt cao điểm của mặn xâm nhập, cây trái tốt tươi đơm hoa kết trái. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi này? Nội dung có trong Chương trình

Thách thức để châu Âu “thoát” năng lượng Nga (15/3/2022)

Một bản kế hoạch mới có tên “Repower EU” mới được liên minh này công bố đề ra lộ trình “thoát” sự phụ thuộc vào năng lượng Nga đến năm 2030. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, lộ trình này sẽ gặp không ít thách thức. Đó là những thách thức gì? Kế hoạch của châu Âu ra sao?

Áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử - bước chuyển quan trọng để cơ quan nhà nước phục vụ người dân tốt hơn (PS 15/03/2022)

Quảng Ninh vừa trở thành địa phương đầu tiên của miền Bắc áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015 vào hơn 220 cơ quan hành chính Nhà nước, từ tuyến tỉnh đến cấp xã. Trước đó, Quảng Ninh cũng triển khai nhiều giải pháp giúp địa phương đứng đầu cả nước về các chỉ số cải cách hành chính như PCI, SIPAS, PAPI, PAR Index. Những lợi ích thiết thực trong việc áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử là gì? Làm thế nào để nhân rộng hệ thống này ở các địa phương? Đây là những nội dung sẽ được đề cập trong 10 phút Sự kiện luận bàn với sự tham gia của PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc cùng đại diện Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thách thức xây dựng “thành phố 10 phút” của Indonesia (14/3/2022)

Indonesia đã quyết định rời thủ đô từ Jarkarta sang đảo Borneo, phí đông tỉnh Kalimantan và thủ đô mới có tên Nusantara. Quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như hoàn tất việc dời đô phải mất đến 20 năm với ngân sách lên đến 32 tỷ đô la Mỹ. Cho đến thời điểm này, những hình dung về thủ đô mới của “đất nước vạn đảo” bắt đầu trở nên rõ nét hơn. Ngoài những điểm nổi bật của một thành phố xanh, thành phố rừng, thì Nusantara cũng được kỳ vọng là một thành phố thông minh, hiện đại….Giới chức Indonesia đặt kỳ vọng thủ đô mới sẽ là một “thành phố 10p” để nhấn mạnh yếu tố hiện đại về mặt cơ sở hạ tầng nơi đây. Vậy “thành phố 10 phút” của Indonesia sẽ như thế nào trong tương lai?

Thái Lan đối mặt khủng hoảng dân số (11/3/2022)

Theo số liệu thống kê vừa mới công bố, tỷ lệ sinh năm 2021 vừa qua ở Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 thập kỷ trở lại đây, đặt ra nguy cơ về một cuộc khủng hoảng dân số. Tỷ lệ sinh sụt giảm là vấn đề mà không ít quốc gia đang phải đối mặt, nhưng với Thái Lan – một thị trường mới nổi với nguồn lao động giá rẻ là lợi thế, những tác động của khủng hoảng dân số sẽ sâu sắc hơn nhiều. Vậy Thái Lan đang xử lý “bài toán khó” này như thế nào?

Chiến sự Nga – Ukraine và nỗi lo thế giới thiếu lương thực (9/3/2022)

Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá dầu lên cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài sự bất ổn của thị trường dầu, điều đáng lo ngại không kém là nguy cơ thiếu lương thực do nguồn cung rất quan trọng ở châu Âu bị tàn phá bởi bom đạn ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm vào Nga. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn cung nguyên liệu lớn từ 2 quốc gia này giảm sẽ làm đảo lộn thêm chuỗi cung ứng thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông và châu Phi – khu vực đang phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung lúa mỳ và một số mặt hàng nông sản khác từ Nga và Ukraine.

Thái Lan từng bước tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu (07/03/2022)

Mới đây, Bộ Y tế Thái Lan cho biết đang có kế hoạch sớm hạ cấp COVID-19 từ đại dịch thành một bệnh đặc hữu trong vòng 4 tháng tới và muộn nhất là trước cuối năm nay. Trong bối cảnh một số nước châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển đã tuyên bố chấm dứt đại dịch, nhiều quốc gia khác cũng đang đặt mục tiêu sớm công nhận COVID-19 là bệnh đặc hữu, chiến lược của Thái Lan - một quốc gia cùng khu vực với Việt Nam có gì đặc biệt?

xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng kỷ lục: góc nhìn từ địa phương (03/03/2022)

Gần 109 tỷ đô la Mỹ là giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay – mức cao nhất từ trước tới nay. Số liệu được Tổng cục thống kê về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm cho thấy những tín hiệu khởi sắc, cho thấy nhiều ngành hàng đang phục hồi sau đại dịch. Những kinh nghiệm nào của các địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu; những rào cản nào cần tiếp tục phải tháo gỡ để hướng tới xuất khẩu bền vững?

Châu Âu “khát” nhân lực: Cơ hội nào cho lao động ngoài khối?

Sau 2 năm bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống, việc làm đều bị bó hẹp, thì nay với sự bao phủ của vaccine và xu hướng miễn dịch cộng đồng gia tăng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên khắp thế giới bắt đầu khôi phục trở lại. Các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu là một trong những khu vực hồi phục nhanh nhất khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại và đạt quy mô như cuối năm 2019. Tuy nhiên, khu vực này lại đang đối mặt với một thực tế đáng lo ngại, đó là thiếu lao động, từ các chuyên gia cho đến những người thợ. Liệu đây có phải là cơ hội cho những người lao động ngoài khối, nhất là ở các quốc gia trẻ, có nguồn lao động dồi dào?

New Delhi - từ tâm dịch trở về cuộc sống bình thường mới (28/2/2022)

Trong hai năm qua, thủ đô New Delhi luôn là một trong những tâm dịch lớn nhất của Ấn Độ với những thời điểm hệ thống y tế của thành phố tưởng như sụp đổ vì quá tải. Hồi đầu tháng 1 năm nay, New Delhi cũng vẫn phải áp đặt lệnh giới nghiêm, yêu cầu các trường học và nhà hàng đóng cửa trong bối cảnh các lây nhiễm biến thể Omicron tăng mạnh. Nhưng từ hôm nay, toàn bộ các biện pháp hạn chế liên quan đến Covid-19 được New Delhi dỡ bỏ. Vậy những yếu tố nào đã giúp New Delhi nhanh chóng chuyển trạng thái từ tâm dịch trở lại cuộc sống bình thường mới?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: