logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

DBSCL chủ động thích ứng, sống chung với hạn, mặn 16/03/2022

Khu vực DBSCL đang hứng chịu đợt mặn xâm nhập sâu trong nội đồng. Nếu như trước kia người dân phải chắt chiu từng giọt nước ngọt trong sinh hoạt, và mua với giá cao; thì nay nhiều người ở vùng rốn mặn "sống khỏe" ngay giữa đợt cao điểm của mặn xâm nhập, cây trái tốt tươi đơm hoa kết trái. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi này? Nội dung có trong Chương trình

Thách thức để châu Âu “thoát” năng lượng Nga (15/3/2022)

Một bản kế hoạch mới có tên “Repower EU” mới được liên minh này công bố đề ra lộ trình “thoát” sự phụ thuộc vào năng lượng Nga đến năm 2030. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, lộ trình này sẽ gặp không ít thách thức. Đó là những thách thức gì? Kế hoạch của châu Âu ra sao?

Áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử - bước chuyển quan trọng để cơ quan nhà nước phục vụ người dân tốt hơn (PS 15/03/2022)

Quảng Ninh vừa trở thành địa phương đầu tiên của miền Bắc áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015 vào hơn 220 cơ quan hành chính Nhà nước, từ tuyến tỉnh đến cấp xã. Trước đó, Quảng Ninh cũng triển khai nhiều giải pháp giúp địa phương đứng đầu cả nước về các chỉ số cải cách hành chính như PCI, SIPAS, PAPI, PAR Index. Những lợi ích thiết thực trong việc áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử là gì? Làm thế nào để nhân rộng hệ thống này ở các địa phương? Đây là những nội dung sẽ được đề cập trong 10 phút Sự kiện luận bàn với sự tham gia của PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc cùng đại diện Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thách thức xây dựng “thành phố 10 phút” của Indonesia (14/3/2022)

Indonesia đã quyết định rời thủ đô từ Jarkarta sang đảo Borneo, phí đông tỉnh Kalimantan và thủ đô mới có tên Nusantara. Quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như hoàn tất việc dời đô phải mất đến 20 năm với ngân sách lên đến 32 tỷ đô la Mỹ. Cho đến thời điểm này, những hình dung về thủ đô mới của “đất nước vạn đảo” bắt đầu trở nên rõ nét hơn. Ngoài những điểm nổi bật của một thành phố xanh, thành phố rừng, thì Nusantara cũng được kỳ vọng là một thành phố thông minh, hiện đại….Giới chức Indonesia đặt kỳ vọng thủ đô mới sẽ là một “thành phố 10p” để nhấn mạnh yếu tố hiện đại về mặt cơ sở hạ tầng nơi đây. Vậy “thành phố 10 phút” của Indonesia sẽ như thế nào trong tương lai?

Thái Lan đối mặt khủng hoảng dân số (11/3/2022)

Theo số liệu thống kê vừa mới công bố, tỷ lệ sinh năm 2021 vừa qua ở Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 thập kỷ trở lại đây, đặt ra nguy cơ về một cuộc khủng hoảng dân số. Tỷ lệ sinh sụt giảm là vấn đề mà không ít quốc gia đang phải đối mặt, nhưng với Thái Lan – một thị trường mới nổi với nguồn lao động giá rẻ là lợi thế, những tác động của khủng hoảng dân số sẽ sâu sắc hơn nhiều. Vậy Thái Lan đang xử lý “bài toán khó” này như thế nào?

Chiến sự Nga – Ukraine và nỗi lo thế giới thiếu lương thực (9/3/2022)

Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá dầu lên cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài sự bất ổn của thị trường dầu, điều đáng lo ngại không kém là nguy cơ thiếu lương thực do nguồn cung rất quan trọng ở châu Âu bị tàn phá bởi bom đạn ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm vào Nga. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn cung nguyên liệu lớn từ 2 quốc gia này giảm sẽ làm đảo lộn thêm chuỗi cung ứng thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông và châu Phi – khu vực đang phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung lúa mỳ và một số mặt hàng nông sản khác từ Nga và Ukraine.

Thái Lan từng bước tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu (07/03/2022)

Mới đây, Bộ Y tế Thái Lan cho biết đang có kế hoạch sớm hạ cấp COVID-19 từ đại dịch thành một bệnh đặc hữu trong vòng 4 tháng tới và muộn nhất là trước cuối năm nay. Trong bối cảnh một số nước châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển đã tuyên bố chấm dứt đại dịch, nhiều quốc gia khác cũng đang đặt mục tiêu sớm công nhận COVID-19 là bệnh đặc hữu, chiến lược của Thái Lan - một quốc gia cùng khu vực với Việt Nam có gì đặc biệt?

xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng kỷ lục: góc nhìn từ địa phương (03/03/2022)

Gần 109 tỷ đô la Mỹ là giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay – mức cao nhất từ trước tới nay. Số liệu được Tổng cục thống kê về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm cho thấy những tín hiệu khởi sắc, cho thấy nhiều ngành hàng đang phục hồi sau đại dịch. Những kinh nghiệm nào của các địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu; những rào cản nào cần tiếp tục phải tháo gỡ để hướng tới xuất khẩu bền vững?

Châu Âu “khát” nhân lực: Cơ hội nào cho lao động ngoài khối?

Sau 2 năm bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống, việc làm đều bị bó hẹp, thì nay với sự bao phủ của vaccine và xu hướng miễn dịch cộng đồng gia tăng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên khắp thế giới bắt đầu khôi phục trở lại. Các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu là một trong những khu vực hồi phục nhanh nhất khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại và đạt quy mô như cuối năm 2019. Tuy nhiên, khu vực này lại đang đối mặt với một thực tế đáng lo ngại, đó là thiếu lao động, từ các chuyên gia cho đến những người thợ. Liệu đây có phải là cơ hội cho những người lao động ngoài khối, nhất là ở các quốc gia trẻ, có nguồn lao động dồi dào?

New Delhi - từ tâm dịch trở về cuộc sống bình thường mới (28/2/2022)

Trong hai năm qua, thủ đô New Delhi luôn là một trong những tâm dịch lớn nhất của Ấn Độ với những thời điểm hệ thống y tế của thành phố tưởng như sụp đổ vì quá tải. Hồi đầu tháng 1 năm nay, New Delhi cũng vẫn phải áp đặt lệnh giới nghiêm, yêu cầu các trường học và nhà hàng đóng cửa trong bối cảnh các lây nhiễm biến thể Omicron tăng mạnh. Nhưng từ hôm nay, toàn bộ các biện pháp hạn chế liên quan đến Covid-19 được New Delhi dỡ bỏ. Vậy những yếu tố nào đã giúp New Delhi nhanh chóng chuyển trạng thái từ tâm dịch trở lại cuộc sống bình thường mới?

Campuchia bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 3 - 4 tuổi (25/02/2022)

Trong bối cảnh biến thể Omicron vẫn đang lây lan nhanh, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em, coi việc phủ sóng vaccine tới nhiều đối tượng hơn là biện pháp hữu hiệu đển ngăn chặn dịch bệnh. Dù vậy, việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng trẻ dưới 12 tuổi tại nhiều quốc gia vẫn được đánh giá khá thận trọng. Trong bối cảnh đó, Campuchia thu hút sự quan của cộng đồng quốc tế khi trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ 3-4 tuổi.

Tranh cãi về Đập Đại Phục hưng tại châu Phi lại nóng (23/02/2022)

Mới đây, Sudan và Ai Cập đã chỉ trích và bác bỏ “bước đi đơn phương” của Ethiopia khi khởi động sản xuất điện từ đập thủy điện Đại Phục Hưng, đồng thời cho rằng, quyết định này đã vi phạm Tuyên bố Nguyên tắc (DoP) được ký giữa 3 nước Ai Cập, Sudan và Ethiopia vào năm 2015. Một lần nữa, những tranh cãi xung quanh đập thủy điện trị giá hàng tỷ USD lại được xới lên.

Thái Lan đổi tên thủ đô: Thương hiệu hay ý nghĩa văn hóa, lịch sử? (21/2/2022)

Là quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý gần Việt Nam, Thái Lan không chỉ là điểm đến du lịch yêu thích của người Việt mà còn là quốc gia có mối quan hệ hợp tác kinh tế lâu đời với Việt Nam. Chính vì thế, thông tin Thái Lan đổi tên thủ đô đã khiến nhiều người ngạc nhiên và bối rối. Nhưng liệu Thái Lan có thay đổi hoàn toàn tên thủ đô? Bangkok có còn là tên quen thuộc được gọi khi nhắc đến thủ đô của đất nước Chùa vàng?

Hành trình trở lại cuộc sống bình thường mới của các nước Đông Âu (18/02/2022)

Sau các quốc gia Tây Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển…, một số quốc gia Đông Âu mới đây cũng đã thông báo khả năng nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng Covid-19. Đa số các quốc gia đều lựa chọn việc nới lỏng từng bước, có tính đến sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng ở các quốc gia Đông Âu chưa cao bằng các quốc gia Tây Âu, việc nới lỏng các hạn chế lúc này sẽ gặp những thách thức gì?

Cà rốt xuất ngoại và câu chuyện chuẩn hóa chất lượng nông sản (15/02/2022)

Hôm nay, lần đầu tiên tỉnh Hải Dương tổ chức lễ hội thu hoạch cà rốt nhằm quảng bá chất lượng, thương hiệu và kích cầu tiêu dùng. Nhờ đầu tư bài bản, loại nông sản này trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mang lại thu nhập cho nông dân cao hơn nhiều so với trồng lúa. Đâu là những bài học kinh nghiệm tốt của Hải Dương trong việc đưa cà rốt xuất ngoại? Chuẩn hóa sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cần sự đầu tư ra sao? Những vấn đề này sẽ được PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc cùng chuyên gia bàn luận trong chương trình.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: