“Trung hòa khí thải carbon để bảo vệ môi trường” là mục tiêu của nhiều quốc gia, trong đó nhiều nước hướng tới phát thải ròng bằng 0 trong vài thập kỷ tới. Là quốc gia phát thải khí nhà kính đứng thứ 8 trên thế giới, Indonesia gần đây đã đưa ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn. Để thực hiện mục tiêu này chính quyền của T ổng thống Joko Widodo đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó tiến tới một nền công nghiệp dựa vào năng lượng sạch.
Sụt lún đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện đang nhanh hơn gấp nhiều lần so với nước biển dâng. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, phần lớn diện tích của đồng bằng có thể sẽ nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ 21. Thông tin đáng chú ý này vừa được đưa ra tại một hội thảo về quản trị nước ngầm và sụt lún ở đồng bằng này được tổ chức mới đây. Mối quan hệ giữa khai thác nước ngầm và sụt lún là gì? Đâu là giải pháp để giảm tốc độ sụt lún hiện nay? Nội dung này được BTV Hoàng Ân bàn luận cùng Phóng viên Phạm Hải - thường trú khu vực ĐBSCL và chuyên gia.
Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 lại vừa có thêm một lực cản mới được đánh giá sẽ kéo lùi các nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường của các quốc gia. Lực cản với tên gọi “biến thể B.1.1.529” xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi được các nhà khoa học đánh giá là có số lượng đột biến rất cao, có khả năng né tránh các hệ miễn dịch được tạo ra bởi vaccine. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cuối tuần qua đã phải tổ chức cuộc họp khẩn cấp, đặt lại tên cho siêu biến thể là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại. Vậy mức độ nguy hiểm của siêu biến thể này ra sao, các nước và khu vực đã ghi nhận chủng mới này đang chuẩn bị những gì để ứng phó. Thông tin cụ thể từ các phóng viên TT tại Ai Cập theo dõi Trung Đông-Châu Phi, TT tại Pháp theo dõi Tây Âu và TT Trung Quốc!
Theo một báo cáo mới đây của Liên hợp quốc, sản lượng thuốc phiện của Afghanistan đã vượt mốc 6.000 tấn trong năm thứ 5 liên tiếp, bất chấp chính quyền Taliban sau khi nắm quyền đã tuyên bố chấm dứt việc trồng loại cây này. Thực tế này đang báo động nguy cơ trỗi dậy của ngành công nghiệp ma túy, khiến Afghanistan tiếp tục là trung tâm buôn bán ma túy, thuốc phiện toàn cầu, cũng là nguồn lực cho các tổ chức khủng bố và thánh chiến trong khu vực.
Ngành thủy sản đang tăng tốc sản xuất, xuất khẩu những tháng cuối năm để kéo lại những tháng bị đình đốn sản xuất vì dịch covid 19. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu cả năm nay đạt 8,5 tỷ USD, phấn đấu đạt 8,8 tỷ đô la.
Những nỗ lực sản xuất, tìm kiếm đơn hàng ngay trong thời điểm dịch bệnh của các doanh nghiệp; sự hỗ trợ của chính quyền các cấp thời gian qua cùng những giải pháp để tăng tốc xuất khẩu tháng cuối năm sẽ được chúng tôi bàn luận trong Chương trình hôm nay.
Là một quốc gia có diện tích nhỏ ở Đông Nam Á và là một nền kinh tế đang phát triển, Lào đang tận dụng các lợi thế để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, trong đó có năng lượng. Điện được coi là nguồn thu lớn của Lào, đặc biệt là thông qua xuất khẩu sang các nước láng giềng và các nước ASEAN như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Myanmar. Vì vậy, trong nhiều năm qua, nước này đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng sản xuất năng lượng, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo với mục tiêu trở thành “viên pin xanh” của khu vực Đông Nam Á.
Các tỉnh Tây Nguyên đang trong cao điểm thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến người trồng cà phê lo lắng vì đang cần thêm hàng trăm ngàn nhân công để thu hái. Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo sức ép để ngành cà phê của khu vực thay đổi phương án sản xuất kinh doanh theo hướng thích ứng với các biến động. Thực tế cũng cho thấy, cà phê Tây Nguyên đã vượt qua được nhiều chặng đường khó khăn, chứng tỏ được giá trị của mình, tiếp tục là một trụ cột kinh tế-xã hội của khu vực.
Kể từ khi Taliban tiếp quản Thủ đô Kabul của Afganistan hồi tháng 8, hàng chục nghìn người Afganistan đã rời quê hương tới Mỹ để tìm kiếm một cuộc sống an toàn hơn, tốt đẹp hơn. Trong thông báo mới nhất, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết dừng hoạt động của một trong những điểm sơ tán tạm thời dành cho người Afganistan để đưa những người này tới nơi tái định cư, đánh dấu sự khởi đầu của hành trình bắt đầu hòa nhập vào cuộc sống mới trên đất Mỹ của người di tản Afganistan.
Nhằm từng bước hiện thực hóa các cam kết về chống biến đổi khí hậu, mới đây, Thủ tướng Australia Scott Morison đã công bố kế hoạch hành động đầy tham vọng nhằm hướng tới mục tiêu đưa mức phát thải ròng của nước này về 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, hiện mô hình này lại đang vấp phải những quan điểm trái chiều trong dư luận Australia.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã kéo dài gần một tuần và đến hôm nay vẫn ở mức nghiêm trọng. Thậm chí, việc ứng phó với tình trạng này không chỉ thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý thông thường, mà còn sang tới Tòa án Tối cao của Ấn Độ khi ban hành yêu cầu các biện pháp mà New Delhi cần phải thực hiện. Điều đáng nói là tình trạng ô nhiễm không khí tại New Delhi vào mùa đông đã diễn ra từ năm này sang năm khác, khiến thành phố được xếp vào nhóm ô nhiễm nhất thế giới. Vậy điều gì khiến ô nhiễm không khí tại New Delhi tồn tại như chuyện “đến hẹn lại lên” như vậy?
- Các nước ASEAN tăng tốc tái mở cửa một cách an toàn trong lộ trình sống chung với COVID-19
- Kinh nghiệm và kết quả chương trình Làn Đi lại Vaccine (VTL) của Singapore
Dự kiến trong hai ngày (17 và 18 tháng 11) tỉnh Quảng Nam đón hơn 400 khách quốc tế đến tham quan, mở đầu cho lộ trình khôi phục ngành du lịch, đón khách an toàn trong bối cảnh "bình thường mới". Tiếp đó ngày 20, huyện đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang cũng đón đoàn du khách quốc tế.
Đây là 2 trung tâm du lịch lớn và đầu tiên của cả nước đón thí điểm du khách quốc tế sau gần 2 năm đóng cửa vì dịch covid 19.
Hai địa phương đã chuẩn bị ra sao cho sự trở lại của du khách quốc tế? Và đâu là giải pháp để ngành du lịch sôi động trở lại trong trạng thái bình thường mới?
Cùng bàn luận nội dung này với phóng viên Long Phi thường trú khu vực miền Trung và phóng viên Lam Hiếu thường trú khu vực DBSCL:
Những tưởng sau khi vaccine ngừa Covid-19 được bao phủ, thế giới có thể đứng ngoài những quy định “Phong tỏa” – một cụm từ không ai muốn nhắc tới kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, tuy nhiên, biện pháp “cực chẳng đã” này đã buộc phải áp dụng trở lại. Một số nước châu Âu đã bắt đầu tái áp đặt các biện pháp phong tỏa hoặc hạn chế nghiêm ngặt hơn nhằm đối phó với sự tăng mạnh số ca mắc Covid-19 mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng vượt trội. Làn sóng dịch thứ 4, rồi thứ 5 kéo đến. Phong tỏa – mở cửa và lại phong tỏa. Covid-19 đang tạo ra một vòng luẩn quẩn chưa biết bao giờ mới kết thúc. Thực tế ở châu Âu cũng là lời cảnh báo với phần còn lại của thế giới. Lý do nào khiến dịch bùng phát trở lại? Tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa mở cửa và phong tỏa được các nước châu Âu giải quyết ra sao?
Do dịch Covid 19, Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Cho đến thời điểm này, Bảo hiểm xã hội đã giải quyết cho hưởng hỗ trợ từ quỹ này đối với 7,79 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 550 nghìn người đã dừng tham gia. Đây là chính sách thiết thực hỗ trợ nlđ nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid 19... dù vậy trong quá trình triển khai vẫn còn một số ý kiến khác nhau.