logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tân Tổng thống Joe Biden với nỗ lực khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ về khí hậu (26/1/2020)

Nước Mỹ tiến tới đạt nền kinh tế năng lượng sạch 100% và không có phát thải khí nhà kính sau năm 2050. Tân Tổng thống Joe Biden đã đưa ra những lời hứa đầy tham vọng về bảo vệ khí hậu so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào cho đến nay.Trong vòng vài giờ sau khi trở thành tổng thống, ông Joe Biden đã ký sắc lệnh tái tham gia Hiệp định Paris - hiệp ước ràng buộc quốc tế về chống biến đổi khí hậu, từng bị chính quyền tiền nhiệm đơn phương rút khỏi vào năm 2017. Chính quyền mới cũng đang thúc đẩy một loạt chương trình nghị sự nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.Liệu những nỗ lực và cam kết này có dễ dàng trở thành hiện thực?

“Xuân vận”và nỗi ám ảnh Covid-19 ở Trung Quốc (25/1/2020)

Giống như người Việt, về quê ăn tết là truyền thống của người dân Trung Quốc. Cuộc di chuyển mùa Xuân lớn nhất thế giới với hàng tỷ lượt đi lại, được gọi là “Xuân vận” thường kéo dài khoảng 40 ngày, từ cuối tháng Chạp âm lịch đến tháng Giêng năm mới. Năm nay là cái tết đầu tiên sau đại dịch, rất nhiều người đều mong chờ và chuẩn bị chu đáo cho những chuyến trở về nhà. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước này ghi nhận rải rác ca nhiễm cộng đồng và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khắp thế giới, “Xuân vận” năm nay ở Trung Quốc có gì khác?

Định hướng phát triển kinh tế của Lào nhìn từ Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa 11 (22/1/2020)

Lào là quốc gia láng giềng gần gũi, có mối quan hệ ngoại giao truyền thống tốt đẹp với Việt Nam. Đây cũng là một trong những điểm đến đầu tư nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp nước ta. Hiện nay, đầu tư của Việt Nam đứng thứ 3 tại Lào với hơn 400 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 4 tỉ USD. Chiến lược phát triển kinh tế của nước bạn với các định hướng về thu hút đầu tư là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt sau khi Lào vừa tiến hành Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 11 với nhiều quyết sách quan trọng. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung và hướng đến những lĩnh vực đầu tư nào tại Lào nhìn từ Định hướng phát triển kinh tế của Lào trong 5 năm tới? Chương trình hôm nay sẽ giúp trả lời câu hỏi này.

Mỹ siết chặt an ninh trước lễ nhậm chức của tân Tổng thống Joe Biden (20/1/2021)

Hôm nay – ngày 20/1, nước Mỹ sẽ chính thức chào đón tân Tổng thống Joe Biden. Lễ nhậm chức của ông Joe Biden sẽ là sự kiện chính thức khép lại một mùa bầu cử đầy tranh cãi và kịch tính để khởi đầu một chặng đường mới cho nước Mỹ, chặng đường của hàn gắn và đoàn kết. Lễ nhậm chức của ông Joe Biden được đánh giá là một lễ nhậm chức chưa từng có trong lịch sử, xuất phát từ mối lo ngại về an ninh sau vụ bạo loạn tại Đồi Capitol hôm 6/1. Có lẽ chưa bao giờ người dân Mỹ lại chứng kiến một bầu không khí căng thẳng đến như vậy trước lễ nhậm chức của một tân Tổng thống. Vậy Mỹ đã chuẩn bị phương án như thế nào để đảm bảo an ninh cho sự kiện quan trọng này. Đây sẽ là nội dung của chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay.

Thiếu máu điều trị dịp Tết nguyên đán: “Chủ nhật đỏ” có thể giải quyết được nỗi lo? (19/01/2021)

Với thông điệp “Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi”, chuỗi sự kiện Chủ nhật Đỏ lần thứ 13 đã chính thức khởi động tại nhiều địa phương trong cả nước. Qua 12 năm tổ chức, Chủ nhật Đỏ đã trở thành ngày hội hiến máu tình nguyện thường niên được vào dịp cận Tết Nguyên đán nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu trong cấp cứu và điều trị.
Làm sao để lan tỏa nhiều hơn ý nghĩa của hoạt động xã hội cao đẹp này? Làm sao để hoạt động hiến máu tình nguyện bền vững, hiệu quả, chất lượng, tránh được tình trạng thiếu máu cục bộ xảy ra mỗi năm? Đây là nội dung của Chương trình 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay.

“Thành phố không các-bon”: Trọng tâm chiến lược tham vọng nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Ả-rập Xê-út (18/01/2021)

Ả-rập Xê-út, quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới vừa thông báo về kế hoạch ra mắt một thành phố sinh thái độc đáo không phát thải khí các-bon. Đây được đánh giá là “phát súng mở màn” cho “siêu dự án phát triển kinh tế bom tấn” đầy tham vọng trị giá 500 tỷ USD của chính quyền Ri-át, có tên gọi là NEOM.
Mục tiêu của dự án là nhằm đa dạng hóa nền kinh tế đất nước và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Liệu quốc gia nằm trên “rốn dầu” Ả-rập Xê-út có hiện thực hóa được chiến lược “siêu thành phố không các-bon” cũng như cải tổ nền kinh tế đất nước? Đâu sẽ là những thuận lợi và khó khăn?

Thu phí không dừng: Cần chế tài mạnh buộc lái xe phải lắp thẻ thu phí (14/01/2020)

Phải rất khó khăn Chính phủ mới buộc các chủ đầu tư BOT lắp đặt trạm thu phí không dừng để minh bạch tài chính và tạo thuận lợi lưu thông cho các chủ phương tiện. Vậy nhưng đến nay các trạm BOT đã lắp đặt xong thì lại rất ít chủ phương tiện dán thẻ thu phí không dừng. 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay bàn chủ đề này.

Pháp thông qua kế hoạch cải tạo Đại lộ Champs Elysees (13/1/2021)

Thị trưởng Thủ đô Paris của Pháp vừa phê duyệt dự án cải tạo Đại lộ Champs – Elysees (Sam Ê-li-dê) thành một khu vườn tráng lệ bậc nhất thế giới. Với tổng kinh phí lên tới 300 triệu USD, đây là một dự án đầy tham vọng nhằm mang lại diện mạo hoàn toàn mới cho Đại lộ Champs – Elysees với triết lý chủ đạo trong thiết kế là “sinh thái, hòa nhập và truyền cảm hứng”. Dù vậy, việc thay đổi hoàn toàn một trong những địa danh được coi là biểu tượng của nước Pháp có thể mang lại cho một số người cảm giác tiếc nuối, khi Đại lộ Champs – Elysees sẽ không còn là đại lộ đẹp nhất hành tinh nữa. Trong chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao Pháp lại chuyển đổi con đường biểu tượng Champs - Elysees và người dân Pháp cảm nhận như thế nào trước quyết định này.

Hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường 100 triệu dân: Đưa hàng hóa từ nông thôn ra thành thị (12/01/2021)

-Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động xuất - nhập khẩu gặp khó khăn, đang khiến cả thế giới phải nhìn nhận lại và thay đổi cách giao thương. Với nước ta, ngoài việc tìm đa dạng hóa hơn các đối tác để xuất – nhập khẩu, thì cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất, phục vụ tối đa thị trường trong nước.
- ​Ý tưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kì cuối năm ngoái đã gợi mở điều này. Theo Thủ tướng, thông thường, ở nước ta, khi kích cầu tiêu dùng là đưa hàng hóa từ thành thị về nông thôn. Nhưng giờ đây, cần phải làm thế nào để hàng từ nông thôn phải đi ra thành thị nữa. Có như vậy thì mới giúp thúc đẩy sản lượng, công ăn việc làm và tăng trưởng vùng nông thôn, giúp kích cầu một cách trọn vẹn thị trường 100 triệu dân. ​

"Hộ chiếu vaccine Covid-19" - yêu cầu thời "hậu tiêm chủng" (11/1/2021)

Khi nhiều quốc gia đang “tăng tốc” trong chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19, rất nhiều người nghĩ rằng họ có thể thoải mái đi mua sắm, xem phim với bạn bè mà không cần đeo khẩu trang, thậm chí là đi du lịch nước ngoài sau khi đã được bảo vệ bởi những liều vaccine Covid-19. Nhưng giới chuyên gia cho rằng, trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng ở phạm vi toàn cầu – điều chắc chắn sẽ mất không ít thời gian, một vấn đề đặt ra là quản lý những người đã được tiêm chủng vaccine, và cách hiệu quả nhất là số hóa dựa trên các ứng dụng giống như “hộ chiếu vaccine Covid-19”. Trong chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu “hộ chiếu vaccine-19” đang được phát triển như thế nào.

Thông tuyến BHYT - ngăn chặn nguy cơ lạm dụng chính sách và tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến tỉnh (05/01/2020)

Ngay từ ngày 1/1 năm nay, chính sách thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức được triển khai. Việc thực hiện thông tuyến trong khám chữa bệnh được coi là một trong những đột phá của chính sách Bảo hiểm y tế, nhằm hướng tới mục tiêu mang lại quyền lợi tối đa cho người bệnh. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả chính sách quan trọng này vẫn còn đó những thách thức trong đó có tình trạng trục lợi chính sách và tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến tỉnh. Trong chương trình 10 phút sự kiện luận bàn sáng nay, chúng tôi sẽ trao đổi với phóng viên theo dõi lĩnh vực này và ghi nhận ý kiến của chuyên gia về những vấn đề vừa nêu.

Israel "thần tốc" triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19

Được xem như “chìa khóa” để khống chế dịch bệnh Covid-19, vaccine ngừa Covid-19 đã kích hoạt những cuộc đua rất quyết liệt giữa các quốc gia: đó là cuộc đua sản xuất vaccine với “người về đích” đầu tiên là Nga, là cuộc đua thu gom vaccine vẫn đang tiếp diễn khi hàng loạt quốc gia liên tục công bố những con số đặt hàng “khủng”… Trong các cuộc đua ấy, cái tên Israel rất ít khi xuất hiện, cho đến một ngày số liệu thống kê về các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 cao nhất thế giới được công bố với Israel nằm ở vị trí đầu tiên khi đã tiêm chủng mũi 1 cho gần 12% dân số. Con số này khiến nhiều người vô cùng bất ngờ và lập tức đặt câu hỏi “Làm cách nào mà Israel có thể đạt được kết quả “thần kỳ” như vậy”. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay để có được câu trả lời.

Làn sóng “nghèo đói mới” ở các nước giàu: Hậu quả của các làn sóng Covid-19 (8/1/2020)

Mất việc làm, thất nghiệp, nghèo đói...là tình trạng được nhắc đến thường xuyên ở các xã hội từ Âu đến Á như một hậu quả trực tiếp kể từ khi Covid-19 xuất hiện. Liên Hợp quốc mới đây cho biết, đại dịch Covid-19 đang đẩy số người cần hỗ trợ nhân đạo để tồn tại trên toàn thế giới lên mức cao mới, khiến số người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực tăng vọt chỉ trong vòng một năm. Điều đáng nói là không chỉ ở các nước nghèo mà ngay cả những nền kinh tế phát triển, những nước giàu, làn sóng “nghèo đói mới” cũng đang hình thành. Chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng này ở một số khu vực trên thế giới với các phóng viên thường trú đài TNVN tại nước ngoài:

Phát triển Robusta đặc sản- sự tự tôn của cà phê Việt (7/1/2021)

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm thu hoạch cà phê. Nói về ngành cà phê của nước ta, từ lâu, năng suất, sản lượng đã không phải là vấn đề. Mà vấn đề nằm ở giá trị mà cà phê mang lại.
5 năm tỉnh Tây Nguyên, được xem là thủ phủ cà phê Robusta, đáp ứng được điều kiện độ cao và khí hậu để phát triển cà phê đặc sản. Tuy nhiên, giá trị về thương hiệu cà phê chưa tương xứng, sản phẩm cà phê chế biến mới chỉ chiếm 10% sản lượng. Ngành cà phê đang cần nhiều hướng đi và cách làm mới để gia tăng giá trị sản phẩm cà phê.

Đằng sau thành công của Australia về phát triển năng lượng tái tạo (30/12/2020)

Australia hiện là quốc gia xuất khẩu than đá lớn thứ hai thế giới, và than đá vẫn đang là nguồn năng lượng chính của Australia. Thế nhưng, Australia đang có một sự chuyển mình ngoạn mục để trở thành quốc gia có lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất thế giới, cao gấp 10 lần tốc độ bình quân của toàn cầu. Australia được xem như minh chứng rõ ràng nhất về việc một quốc gia công nghiệp hóa, với hệ thống điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo có hàm lượng carbon thấp như thế nào. Đằng sau thành công của Australia trong sự chuyển đổi này là gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện này trong 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: