logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Giải mã tính hiệu quả hệ thống ATM tiếp nhận-trả hồ sơ của người dân tại TPHCM (11/03/2021)

Lần đầu tiên, một chiếc máy tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính tự động tại nước ta đi vào hoạt động và được thí điểm tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Thuận tiện, không bị phiền hà, nhũng nhiễu, tránh tiếp xúc trực tiếp trong điều kiện dịch bệnh, lại hoạt động tất cả các ngày trong tuần là những tác dụng tích cực đầu tiên mà hệ thống này mang lại. Việc đưa hệ thống tiếp nhận và trả hồ sơ thủ tục hành chính vào hoạt động một lần nữa cho thấy sự đi đầu của thành phố Hồ Chí Minh trong nỗ lực cải cách bộ máy cũng như thủ tục hành chính với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.
Câu hỏi đặt ra là, làm sao để hệ thống ATM tiếp nhận và trả hồ sơ này có thể phát huy được mục tiêu đặt ra. Các khâu trung gian cần phải quy chuẩn như thế nào để thời gian nhận – trả thủ tục được đảm bảo đúng thời gian?

Đằng sau hủ tục "giết người vì danh dự" ở Ấn Độ (10/3/2021)

Phụ nữ là nạn nhân của bất bình đẳng giới trầm trọng ở Ấn Độ. Họ không chỉ đối mặt nguy cơ bị tấn công ngoài xã hội mà còn trở thành đối tượng bị miệt thị, phân biệt đối xử ngay trong chính gia đình, từ những người thân của mình. Vụ việc về một người đàn ông chặt đầu cô con gái 17 tuổi của mình hồi tuần trước, sau khi nhìn thấy cô “có hành vi không đúng mực” với một chàng trai, gây phẫn nộ trong công chúng Ấn Độ. Ở đó người ta không chỉ nhìn thấy một hành động tàn bạo, đến mức dã man mà còn cho thấy “những vụ giết người vì danh dự” vốn bị lên án và phản đối nhưng vẫn tiếp tục xảy ra. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Hạn mặn và câu chuyện “thuận thiên” ở ĐBSCL (09/03/2021)

Mùa khô năm nay, tình trạng mặn xâm nhập ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
Hiện tại dù chưa phải cao điểm hạn mặn, nhưng giá nước ngọt sinh hoạt đang tăng cao. Ở Bến Tre, giá 1m3 nước ngọt lên đến hơn 50 nghìn đồng. Trong khi đó, khoảng 40.000 héc-ta cây ăn quả và 5000 héc-ta lúa ở các tỉnh trong khu vực có thể bị ảnh hưởng do mặn xâm nhập.
Từ kinh nghiệm của các năm trước, các địa phương ở ĐBSCL đang chủ động thích ứng với hạn mặn ra sao? Cần tiếp tục đi theo quan điểm phát triển ở khu vực này thực sự thuận thiên như thế nào? Những nội dung này sẽ có trong 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay với sự tham gia của PV Đài TNVN theo dõi lĩnh vực nông nghiệp cùng chuyên gia.

Giải mã thành công của Ả-rập Xê-út về tăng quyền cho phụ nữ (8/3/2021)

Theo bản báo cáo vừa được Liên hợp quốc công bố tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng điều hành Vì phụ nữ, Ả-rập Xê-út đứng đầu trong hơn 190 quốc gia thanh viên của Liên hợp quốc trong việc thực hiện các cải cách nhằm tăng quyền cho phụ nữ, nâng cao vai trò của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự thay đổi nhanh chóng của Ả-rập Xê-út khiến nhiều người bất ngờ, nhất là khi không ít quốc gia Hồi giáo hiện vẫn còn duy trì những quy định hà khắc đối với nữ giới. Vậy điều gì đã giúp cho Ả-rập Xê-út đạt được thành công này? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời trong chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn.

Trung Quốc sử dụng biện pháp mạnh bảo vệ sông Dương Tử (5/3/2021)

Luật bảo tồn sông Dương Tử tại Trung Quốc vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3 vừa qua. Đạo luật tập trung vào các biện pháp bảo vệ môi trường, ngăn chặn khai thác quá mức, ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội của lưu vực sông Dương Tử. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ban hành riêng một đạo luật để bảo vệ một con sông cụ thể, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của sông Dương Tử cũng như những vấn đề mà con sông này phải đối mặt đã tới mức độ nghiêm trọng. Vậy luật bảo vệ sông Dương Tử khi có hiệu lực sẽ có tác động như thế nào, nhất là với cuộc sống của người dân bên lưu vực sông. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong Chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay.

Giải mã những điểm sáng kinh tế trong bối cảnh dịch covid diễn biến phức tạp. (04/03/2021)

Dù phải căng mình chống dịch Covid 19, nhưng 2 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế trong nước vẫn có những điểm sáng, như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định, xuất khẩu tăng trưởng mạnh, và một thông tin đáng chú ý nữa đó là TPHCM thu ngân sách trong 2 tháng đầu năm mỗi ngày lên đến 2900 tỷ đồng, trong khi Trung ương giao chỉ tiêu trung bình ngày là khoảng 1500 tỷ đồng. Vậy tại sao lại có những thành quả kinh tế này, các ngành nghề, các địa phương chưa có kết quả tích cực sẽ rút ra được những bài học gì để làm tốt hơn trong thời gian tới?

Bạo hành trẻ em: Hãy lên tiếng (02/03/2021)

Bị mẹ và người tình của mẹ bạo hành, xâm hại trong thời gian dài, bé gái 12 tuổi ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội vừa được người thân “giải cứu”, và trình báo sự việc với cơ quan công an. Sự việc khiến dư luận xót xa, phẫn nộ.
Gây tổn thương cho con ruột của mình - câu chuyện nghe đã thấy vô lý nhưng đáng buồn thay, nó lại là một thực trạng phổ biến.
Câu hỏi đặt ra là tại sao các vụ trẻ bị người ruột thịt bạo hành có chiều hướng gia tăng? Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gì trước thực tế này?

Thách thức an ninh năng lượng của Mỹ sau sự cố bão tuyết kỷ lục tại Texas (01/03/2021)

Dư luận hẳn chưa quên hình ảnh các trận bão tuyết cùng nhiệt độ thấp kỷ lục đã khiến hàng triệu người dân Texas bị mất điện, mất nước trong nhiều ngày. Hàng chục người đã thiệt mạng trong bóng tối và giá rét. Đã hơn 2 tuần đã trôi qua nhưng những thiệt hại khủng khiếp dường như vẫn còn ám ảnh người dân Texas. Không chỉ khiến cuộc sống người dân đảo lộn, tình trạng thảm họa nghiêm trọng của Texas - bang sản xuất nhiều điện nhất nước Mỹ, đang đặt ra những thách thức lớn về an ninh năng lượng của Mỹ ngay trong những ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden.

Giữ lá phổi xanh Tây Nguyên Nam Trung Bộ trong mùa khô (25/02/2021)

Tây Nguyên và Duyên hải Nam trung bộ là khu vực có diện tích rừng lớn nhất cả nước với khoảng 4,5 triệu ha, được ví như lá phổi xanh của nước ta. Đến hẹn lại lo, cứ vào mùa khô là nguy cơ cháy rừng ở đây lại trực chờ. Hiện cả triệu héc-ta rừng ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam trung bộ đang đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở mức rất cao khi bước vào mùa khô hạn nghiêm trọng. Ngành chức năng các tỉnh trong khu vực đang dồn lực ứng phó, quyết tâm không để mất thêm rừng.
“Giữ lá phổi xanh trong mùa khô” là chủ đề của mục Tiêu điểm ngay sau đây, qua phần trình bày của BTV Thanh Trường và phóng viên Khoa Điềm, phóng viên Công Bắc thường trú khu vực Tây Nguyên:

Cuộc chiến giữa chính phủ Australia - Facebook và những tác động! (24/02/2021)

Dư luận quốc tế những ngày qua đang hướng sự quan tâm đặc biệt đến những động thái đáp trả cứng rắn qua lại giữa chính phủ Australia và “gã khổng lồ” Facebook liên quan đến việc chia sẻ chi phí và lợi nhuận với các hãng truyền thông nội địa. Tuy nhiên, sau một loạt diễn biến căng thẳng, đặc biệt sau khi một “ông lớn” khác là Google đã có các động thái nhượng bộ với chính phủ Australia, mới nhất, Facebook cũng bắt đầu có động thái xuống thang. Liệu cuộc chiến này đã thực sự hạ nhiệt và nó đang mở ra tương lai nào cho quan hệ giữa các nền tảng công nghệ và các hãng truyền thông - không chỉ tại Australia mà trên cả toàn cầu?

Xuất khẩu tăng cao kỷ lục và những vấn đề lưu ý trong XK năm 2021 (23/02/2021)

Mặc dù đại dịch covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới và tác động không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, song hoạt động xuất nhập khẩu ngay trong tháng đầu tiên của năm mới 2021 đã cho những tín hiệu khả quan, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu tháng 1 đã đạt khoảng 28 tỷ 550 triệu đô la Mỹ, tăng 55% so với cùng kỳ - là kim ngạch xuất khẩu trong một tháng cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Xuất khẩu, xuất siêu tháng đầu năm cho thấy điều gì? Và những vấn đề gì cần lưu ý trong xuất nhập khẩu năm 2021 này?

Kinh nghiệm triển khai các chiến dịch tiêm chủng đại trà ngừa Covid-19 ở châu Á (22/2/2020)

Hơn một năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các quốc gia khắp thế giới đang tăng tốc hết sức để đảm bảo nguồn cung và phân phối vaccine cho người dân. Ở châu Á, từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore đến Trung Quốc, Nhật Bản, các chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 đại trà đã và đang được triển khai. Khác với những chương trình tiêm chủng trước đây, như bại liệt và lao, đợt tiêm chủng lần này có quy mô lớn và cấp bách hơn. Các quốc gia đã chuẩn bị và tiến hành như thế nào để chiến dịch tiêm chủng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả? Chương trình 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay đề cập nội dung này với góc nhìn từ các phóng viên thường trú của Đài TNVN tại một số nước châu Á.

Hiệu quả vaccine - mối quan tâm đặc biệt trong cuộc chiến chống Covid-19 (29/2/2021)

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của nhiều chủng mới có tốc độ lây lan nhanh hơn, các quốc gia đang tăng tốc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô lớn nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng. Nhưng bên cạnh việc phải cạnh tranh để mua được vaccine trong điều kiện cung không đủ cầu, một bài toán khác mà các quốc gia phải đối mặt là thuyết phục được người dân về tính hiệu quả và an toàn của các loại vaccine Covid-19. Bởi vì, sự yên tâm và tin tưởng vào các loại vaccine Covid-19 là yếu tố quan trọng nhất để người dân sẵn sàng tham gia vào các chương trình tiêm chủng, góp phần đẩy lùi và khống chế dịch bệnh nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ qua này. Trong chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề hiệu quả vaccine Covid-19 được các quốc gia quan tâm đặc biệt như thế nào.

Đảm bảo an toàn sản xuất trước diễn biến mới của dịch covid-19 (18/02/2021)

Dịch covid-19 cơ bản được kiểm soát. Tuy vậy nguy cơ dịch lây lan vẫn hiện hữu, khi mọi người từ địa phương trở lại các thành phố lớn làm việc sau Tết. Giải pháp nào vừa phòng dịch hiệu quả vừa đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh? Nội dung có trong 10 phút sự kiện luận bàn:

Tích cực tham gia các thỏa thuận thương mại
- câu chuyện gia tăng vị thế của Anh “hậu Brexit” (05/02/2021)

Đúng một năm sau khi chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), Anh vừa chính thức đề xuất gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP, hay còn gọi là TPP-11). Đây được xem là “bước đi dài” của Thủ tướng Boris Johnson để đánh dấu chặng đường “ra biển lớn” của London. Cùng với loạt thỏa thuận thương mại song phương khác, Anh kỳ vọng có thể dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào EU, đồng thời khẳng định vị thế trên toàn cầu thời “hậu Brexit”. Tất nhiên, đây sẽ là chặng đường không hề dễ dàng!

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: