logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chưa xong Covid-19, châu Âu lại "siết" biên giới vì lo khủng bố (Ngày 16/11/2020)

Ở thời điểm này, châu Âu là một trong những khu vực có dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất, vì vậy mà châu Âu vẫn đang duy trì tình trạng “bế quan tỏa cảng”, kiểm soát chặt chẽ biên giới với các quốc gia ngoài khối. Nhưng ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, có lẽ cánh cửa tới châu Âu sẽ không thể rộng mở trở lại như trước đây, khi lãnh đạo một loạt các nước như Pháp, Đức, Áo… đang kêu gọi phải tăng cường kiểm soát biên giới một cách có hệ thống sau khi châu Âu liên tiếp chứng kiến 3 vụ khủng bố trong một thời gian ngắn. Các nhà lãnh đạo châu Âu nhận định rằng, siết chặt kiểm soát biên giới là biện pháp buộc phải thực hiện nếu muốn bảo vệ khu vực đi lại tự do Schengen – biểu tượng của quá trình hội nhập châu Âu. Đây cũng là chủ đề của 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay: “Chưa xong Covid-19, châu Âu lại “siết” biên giới vì lo khủng bố”.

Đằng sau xu hướng người dân Nhật Bản “bỏ phố về quê” (11/11/2020)

Rời xa sự chen chúc, chật chội và ồn ào, nhiều người trẻ Nhật Bản bắt đầu tìm về các vùng nông thôn sinh sống và làm việc. Xu hướng này đã bắt đầu trong những năm gần đây, đặc biệt gia tăng trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19. Điều gì thôi thúc làn sóng “bỏ phố về quê” ở Nhật Bản, câu chuyện “hồi sinh” những vùng nông thôn đang già đi liệu có khả quan, chính phủ Nhật Bản khuyến khích xu hướng này bằng những chính sách như thế nào? Đây là những nội dung trong chương trình 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay với chủ đề “Đằng sau xu hướng người dân Nhật Bản “bỏ phố về quê”.

Nguy cơ “buông xuôi” Covid-19 ở các nước châu Âu (2/11/2020)

Sau một mùa hè mở cửa trở lại, làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 đangtấn công châu Âu một lần nữa. Trong mấy tuần gần đây, hàng loạt quốc gia tại “lục địa già” đã ghi nhận số lượng các ca nhiễm mới tăng cao kỷ lục. Để chống chọi lại với làn sóng thứ hai, châu Âu lại một lần, bắt buộc phải thu mình lại với những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, trong số đó có phong tỏa toàn bộ đất nước tại một số quốc gia. Thế nhưng, làn sóng phản đối đang trỗi dậy ở khắp nơi, từ các vụ kiện ở Đức tới những cuộc bạo loạn, biểu tình chống các quy tắc phòng dịch mới ở Italia.

Hậu cần – Thách thức lớn trong phân phối vaccine Covid-19 (Ngày 30/10/2020)

Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai đang tràn qua nhiều quốc gia với mức độ còn nghiêm trọng hơn làn sóng thứ nhất, sự xuất hiện của vaccine phòng Covid-19 càng được chờ đợi hơn bao giờ hết. Nhưng ngay cả khi có vaccine, việc thiết lập hệ thống hậu cần để phân phối vaccine tới tất cả các quốc gia là một thách thức cực kỳ lớn, trong đó có đảm bảo được “dây chuyền lạnh” từ khâu sản xuất, lưu kho tới vận chuyển trong một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Bỏ qua mối lo ngại về “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, Tổ chức Y tế Thế giới mới đây còn cảnh báo, những yếu tố về hậu cần có thể khiến 3 tỷ người không thể tiếp cận vaccine Covid-19, tạo ra thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu.

Vì sao ngày càng nhiều vụ án mạng do người nghiện ma túy gây ra? (29/10/2020)

Những vụ án giết người liên quan đến đối tượng sử dụng ma túy liên tục xảy ra trong thời gian gần đây. Mới đây là vụ án nữ sinh học viện ngân hàng bị hai đối tượng nghiện ma túy giết hại để cướp tài sản khiến dư luận xã hội xót xa, bàng hoàng và vô cùng phẫn nộ. Và ngay hôm qua (28/10), trên địa bàn xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La xảy ra một vụ án mạng thương tâm, con trai nghiện ma túy sát hại bố đẻ rồi trốn vào rừng ăn lá ngón tự sát.
Câu hỏi đặt ra là vì sao ngày càng xảy ra nhiều vụ án mạng do người nghiện ma túy gây ra? Công tác quản lý người nghiện tại cộng đồng cần phải điều chỉnh như thế nào? Đây cũng là chủ đề của chương trình “ 10 phút sự kiện luận bàn”.

Kinh nghiệm chống thiên tai dựa trên khoa học kỹ thuật của Nhật Bản (28/10/2020)

Liên tục những ngày tháng 10, miền Trung nước ta gánh chịu các đợt lũ chồng lũ, bão chồng bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các chuyên gia cảnh báo, mưa bão khốc liệt và dị thường sẽ xảy ra nhiều hơn trong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì thế, việc học cách sống chung với thiên tai sẽ là yêu cầu cần thiết. Cùng với đó là việc chống thiên tai dựa trên khoa học kỹ thuật cũng là giải pháp cần được tính toán bài bản. Nhìn ra các nước trong khu vực, Nhật Bản là quốc gia có kinh nghiệm trong việc chống thiên tai dựa trên khoa học kỹ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này trong 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay.

Khủng hoảng bãi rác Nam Sơn và bài toán xử lý rác tại các đô thị (27/10/2020)

Kể từ khi bãi rác Nam Sơn đi vào hoạt động, tới nay đã có 15 lần xảy ra tình trạng người dân rào đường chặn xe rác rồi. Và năm nay đây là lần thứ 2. Cũng đã có nhiều cuộc họp của thành phố nhưng rồi đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm được. Hiện vướng mắc lớn nhất nằm ở đâu, thưa anh? Trong chương trình hôm nay là phóng viên Quang Huy, theo dõi lĩnh vực môi trường sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Vì sao cử tri lớn tuổi đóng vai trò quan trọng trong bầu cử Tổng thống Mỹ? (26/10/2020)

Trong cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ gay cấn hồi năm 2016, những cử tri da trắng lớn tuổi đã đóng vai trò lớn trong chiến thắng ấn tượng cuối cùng của ông Donald Trump trước ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ. Điều này đặc biệt đúng với các bang chiến trường quan trọng như Florida hay Pennsylvania. Thế nhưng tình hình năm nay đang có nhiều bất lợi với ông Trump khi ứng cử viên Joe Biden lại đang chiếm được cảm tình nhiều hơn từ nhóm cử tri này. Điều này lý giải vì sao ngay sau cuộc tranh luận cuối cùng cuối tuần qua, Tổng thống Trump đã có chuyến đi vận động cử tri tại The Villages, một cộng đồng hưu trí gồm hơn 100.000 người tại bang chiến địa Florida.
Vậy vì sao các cử tri lớn tuổi lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chặng nước rút bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay và các ứng cử viên đã và đang làm gì để “lấy lòng” nhóm cử tri tiềm năng này?

Bầu cử Mỹ: “tiền” có thể giúp các ứng cử viên giành phiếu? (23/10/2020)

Một góc khác của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, đó là tài chính tranh cử. Chi phí đắt đỏ của mỗi mùa bầu cử ở Mỹ luôn là vấn đề được thảo luận rộng rãi. Chắc hẳn nhiều người trong quý vị sẽ đặt câu hỏi “Nhiều tiền liệu có thể giúp các ứng cử viên giành chiến thắng?”.

Châu Âu điều tra Instagram vì cáo buộc làm lộ dữ liệu liên quan hàng triệu trẻ em (21/10/2020)

Theo tờ Telegraph của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành các cuộc điều tra liên quan đến các cáo buộc và chỉ trích cách xử lý của mạng chia sẻ ảnh và video Instagram làm lộ thông tin và dữ liệu liên quan đến khoảng 5 triệu người dùng dưới 18 tuổi. Động thái này diễn ra sau khiếu nại của nhà nghiên cứu dữ liệu Mỹ David Stier cho rằng, Instagram đã công khai địa chỉ email và số điện thoại của trẻ chưa thành niên. Theo luật bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt của châu Âu, công ty mẹ của Instagram là Facebook có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt tối đa lên tới 4% doanh thu hàng năm - tương đương khoảng 2,8 tỷ USD.
Trong 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay, mời quí vị cùng tìm hiểu những lỗ hổng an ninh thông tin của các nền tảng mạng xã hội hàng đầu thế giới như Instagram và những tác động, cũng như đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý của châu Âu về vấn đề này!

Châu Âu - Từ ứng phó Covid-19 đến tái cấu trúc không gian đô thị

Dịch bệnh Covid-19 đến thời điểm này vẫn đang là bài toán khiến nhiều quốc gia trên thế giới đau đầu, trong đó châu Âu là một trong những điểm nóng đáng chú ý nhất khi nhiều quốc gia thừa nhận làn sóng Covid-19 thứ hai đã xuất hiện. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các chuyên gia khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, đi bộ hoặc đạp xe bất cứ khi nào có thể thay vì sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nhưng việc lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, lấy lại làn đường ô tô cho người đi xe đạp không chỉ là giải pháp phòng chống dịch Covid-19, mà nhiều thành phố ở châu Âu còn xem đây là cơ hội để tái cấu trúc không gian đô thị theo hướng xanh hơn, thân thiện với môi trường. Trong 10’ Sự kiện Luận bàn hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu “Châu Âu – từ ứng phó dịch bệnh tới tái cấu trúc không gian đô thị” như thế nào.

Síp ngừng chương trình “hộ chiếu vàng” và câu chuyện an ninh của châu Âu (16/10/2020)

Thưa quý vị, chính quyền Cộng hòa Síp mới đây thông báo sẽ dừng triển khai chương trình cấp “hộ chiếu vàng” gây tranh cãi từ ngày 1/11 tới. Quyết định này được đưa ra sau cuộc điều tra chấn động của kênh Al Jazeera tiết lộ, các quan chức nước này sẵn sàng đảm bảo cho những tội phạm bị kết án vẫn được cấp hộ chiếu Síp.
Còn gọi là chương trình “đổi tiền lấy quốc tịch”, việc được cấp hộ chiếu một cách dễ dàng không chỉ tại Síp mà còn ở một số quốc gia châu Âu khác đã tạo ra những mắt xích lỏng lẻo để các đối tượng xấu có thể xâm nhập, di chuyển tự do theo hiệp ước Schengen trong khối EU với những mục tiêu khác nhau, như tìm kiếm các mức thuế thấp, giáo dục ưu việt thậm chí chạy trốn các án phạt... Từ câu chuyện của Síp, dư luận đặt câu hỏi về những khe hở an ninh ở châu Âu liên quan những tấm “hộ chiếu vàng”!

Tình quân dân trong mưa lũ (15/10/2020)

Người dân cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt, sẻ chia với những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản nơi đây, cầu mong mưa lũ nhanh qua. Và như mọi lần, giữa lúc mưa lũ, thiên tai không ngớt, hình ảnh cán bộ chiến sĩ đội mưa đội gió vượt lũ giúp dân, cứu hộ cứu nạn là những câu chuyện ấm tình người. Những hình ảnh lực lượng cứu hộ đu dây từ trực thăng cứu hộ các thuyền viên trên tàu Vietship 01 giữa sóng dữ ở Quảng Trị, hay ngâm mình trong nước lũ đưa đồng bào ở nơi rốn lũ tới nơi an toàn, hay thời sự nhất là đoàn công tác quân khu 4 và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế bị mất tích khi đang trên đường đi cứu hộ công nhân mắc kẹt ở Rào Trăng 3 gây xúc động mạnh trong cộng đồng.

Miễn dịch cộng đồng - "Nhiệm vụ bất khả thi" với Covid-19 (14/10/2020)

Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới vừa chính thức vượt mốc 38 triệu ca. Điều đáng chú ý là tâm dịch giờ đây không chỉ tập trung tại Mỹ, Ấn Độ, Brazil mà đã lan sang diện rộng với số ca mắc mới tăng nhanh tại các khu vực khác. Trong bối cảnh chính phủ nhiều quốc gia dường như bất lực trong việc tìm ra một giải pháp hiệu quả để khống chế dịch bệnh, trong khi người dân chán nản và mệt mỏi với các biện pháp giãn cách xã hội, những ý kiến về chiến lược miễn dịch cộng đồng đã xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesusvừa khẳng định không thể lựa chọn miễn dịch cộng đồng để đối phó với Covid-19, và đây cũng là chủ đề của 10’ Sự kiện Luận bàn hôm nay: “Miễn dịch cộng đồng – “nhiệm vụ bất khả thi” với Covid-19”.

Covid-19 “đánh cắp” giấc mơ làm giàu của thế hệ trẻ: Các nước ứng phó ra sao? (12/10/2020)

Ước mơ có việc làm ổn định, mức thu nhập tốt của nhiều người trẻ đang tan vỡ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.Chỉ tính riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trong vài chục năm qua là thực trạng chung ở hầu khắp các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Thái Lan….Theo Ngân hàng Thế giới, khủng hoảng Covid-19 đang tạo ra một “lớp người nghèo mới” trên khắp Đông Á và Thái Bình Dương với dự đoán 38 triệu người sẽ sống trong cảnh nghèo đói. “Tạo ra cơ hội việc làm cho người trẻcó thể giúp đảo ngược những hậu quả do dịch bệnh gây ra”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: