logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tăng trưởng nông sản xuất khẩu – kinh nghiệm điều hành trong dịch bệnh của ngành nông nghiệp (8/10/2021)

Dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng mọi mặt đời sống, sản xuất, dịch vụ của cả nước suốt nhiều tháng qua. Tuy nhiên, trong bức tranh ảm đạm đó đã xuất hiện những điểm sáng: xuất siêu đã quay trở lại trong tháng 9 với giá trị 500 triệu đô la Mỹ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp. Điều đáng nói là đóng góp vào thành tích này, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản có mức tăng trưởng ấn tượng với 2 con số là 10,8%.

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc nghiêm trọng mức nào? (06/10/2021)

Thiếu điện – một câu chuyện không mới và là thực trạng mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Tuy nhiên khi tình trạng này xảy ra ở nền kinh tế lớn như Trung Quốc, những thiệt hại và nhiều câu chuyện kéo theo đó rất đáng quan tâm. Khủng hoảng điện ở Trung Quốc không những khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất mà còn làm chậm nền kinh tế của quốc gia tỉ dân và tạo áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân của chuyện thiếu điện tại Trung Quốc cũng có thể là bài học cho phần còn lại của thế giới trong việc cân bằng bài toán năng lượng cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Kết nối 13 tỉnh vùng ĐBSCL với TPHCM - Những điểm nghẽn cần khơi thông

Sự đứt gãy của hàng loạt chuỗi ngành hàng nông sản - trụ cột kinh tế của cả vùng ĐBSCL - trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua tiếp tục đặt ra một yêu cầu bức thiết: liên kết 13 tỉnh khu vực này để phối hợp đồng bộ trong sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa. Để lấy lại nhịp tăng trưởng của toàn vùng khi đã dần kiểm soát được dịch bệnh đâu là những điểm nghẽn cần khơi thông? Sự kết nối với đầu tầu kinh tế TPHCM trong thúc đẩy không gian kinh tế vùng cần đặt ra như thế nào? Nội dung này được chúng tôi bàn luận cùng các phóng viên Đài TNVN thường trú tại khu vực ĐBSCL và TPHCM.

Khủng hoảng năng lượng bủa vây nước Anh (4/10/2021)

Ở châu Âu, ngày 1/10 hàng năm được xem là thời điểm đặc biệt – thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của “Mùa khí đốt” với nhu cầu khí đốt để sưởi ấm trong những tháng lạnh giá cuối năm tăng vọt. Năm nay, nước Anh bước vào “Mùa khí đốt” trong sự bủa vây của một cuộc khủng hoảng năng lượng – cuộc khủng hoảng mà hình ảnh những dãy xe nối dài chờ mua nhiên liệu trên truyền thông chỉ là một trong những biểu hiện rõ nét.

Sẵn sàng cho bình thường mới

Tâm thế mới - sống chung đại dịch Covid 19. Tâm thế sẵn sàng mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế.

Đằng sau sự trở về của "công chúa Huawei" (29/09/2021)

“Cuộc chiến con tin” kéo dài 1.000 ngày giữa Trung Quốc và Canada mới đây đã kết thúc khi Giám đốc Tài chính của Huawei – bà Mạnh Vãn Chu trở về nước, đổi lại hai công dân Canada bị Trung Quốc giam giữ với cáo buộc làm gián điệp cũng được trả tự do. Việc các chính phủ thỏa thuận để trao trả công dân của nhau không phải chuyện quá xa lạ trong ngoại giao giữa các quốc gia, nhưng việc bà Mạnh Vãn Chu trở về nước còn có ý nghĩa đặc biệt với giới công nghệ Trung Quốc bởi việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu cách đây 3 năm có yếu tố liên quan tới cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung.

Bay thẳng tới Mỹ: Cơ hội định vị hàng không Việt trên bản đồ thế giới ( 28/09/2021)

Bay thẳng Việt Nam – Mỹ không còn là “giấc mơ” mà đang trở thành hiện thực. Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đã hoàn thành toàn bộ tài liệu và công tác chuẩn bị để Cục An ninh Vận tải Mỹ xem xét phê chuẩn, trên cơ sở đó Cục Hàng không Liên bang Mỹ sẽ cấp phép cho Hãng khai thác các chuyến bay thẳng thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ. Cùng với đó, sự kiện ngày 21/9/2021 hãng hàng không Bamboo Airways thực hiện thành công chuyến bay thẳng (thuê chuyến từ Việt Nam sang Mỹ) càng cho thấy, cơ hội được bay thẳng bằng những chuyến bay thường lệ tới Mỹ đang rất gần
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh, thế giới cũng như Việt Nam đang nỗ lực đẩy lùi dịch Covid 19, phục hồi sản xuất, kinh doanh và du lịch tạo ra những tác động tích cực.

Hậu bầu cử, chính trường Đức vẫn chưa định hình

Cuộc bầu cử lịch sử tại Đức hôm Chủ nhật vừa qua đã có kết quả sơ bộ chính thức với phần thắng thuộc về đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Tuy nhiên, việc SPD chỉ vượt qua Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU) với khoảng cách sít sao khiến các kịch bản thành lập chính phủ mới đều chưa rõ ràng. Thậm chí giới phân tích đã dự liệu khả năng nước Đức có thể rơi vào tình thế bế tắc chính trị kéo dài trong thời gian tới, giống như việc bà Angela Merkel đã phải mất tới 5 tháng để thành lập chính phủ hồi năm 2017.

Hậu quả nào cho kinh tế Trung Quốc khi “quả bom nợ” Evergrande phát nổ? (27/9/2021)

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, kích hoạt chế độ “cảnh giác cao độ”, khi tập đoàn địa ốc hàng đầu Trung Quốc Evergrande trở thành một “quả bom nợ”. Người ta so sánh bê bối của Evergrande không kém gì vụ Lehman Brothers gây khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008. Đây cũng là chủ đề nóng nhất giới tài chính, kinh doanh những ngày gần đây. Nhiều câu hỏi đang đặt ra nhưng đáng chú ý hơn cả là nếu “quả bom nợ” này phát nổ, sức công phá của nó đối với nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ đến đâu, những hệ lụy xuyên biên giới là gì? Liệu có cách nào tránh một cuộc khủng hoảng tồi tệ hay không?

Giải mã “hợp đồng tàu ngầm thế kỷ” dậy sóng thế giới phương Tây (22/9/2021)

Một cuộc tranh cãi chưa từng có về việc Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp, quay sang mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ vẫn đang làm “nóng” mặt báo và các diễn đàn ngoại giao quốc tế. Trong khi giới quan sát quốc tế tiếp tục giải mã bản chất mối quan hệ đồng minh trong thế giới phương Tây sau vụ việc này, một câu hỏi đặt ra là “hợp đồng thế kỷ” giữa Pháp và Australia thực chất có giá trị như thế nào, những chiếc tàu ngầm trong hợp đồng hàng chục tỷ đô la đóng vai trò ra sao với chiến lược an ninh biển của Australia?

Tăng cường răn đe hành vi bắt nạt trực tuyến - Nhật Bản quyết cải tổ môi trường mạng xã hội (20/09/2021)

Thời gian qua, “bắt nạt trên mạng xã hội” là cụm từ đã không còn xa lạ đối với mọi đối tượng, lứa tuổi sử dụng internet trên toàn cầu. Đáng nói, bắt nạt ảo nhưng lại gây ra những hậu quả thật trong thế giới thực, thậm chí trả giá bằng cả tính mạng. Nhằm ngăn chặn những nguy cơ và tác động xấu có thể xảy ra trên mạng xã hội, Bộ Tư pháp Nhật Bản mới đây thông báo sẽ xem xét tăng cường các biện pháp trừng phạt, răn đe đối với các hành vi bắt nạt và lăng mạ trên mạng xã hội - có thể lên mức phạt tù!

Sóng và máy tính cho em: bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới

Dịch Covid 19 khiến cho hơn 7 triệu học sinh các cấp đang phải học trực tuyến. Trong số này, khoảng 1 triệu rưỡi học sinh thiếu thiết bị máy tính, thiết bị thông minh phục vụ việc học tập. Cùng với đó, việc thiếu nền tảng dạy học trực tuyến cũng gây không ít khó khăn trong công tác giảng dạy. Trước thực tế này, tối 12/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Đây là một chương trình rất lớn, liên quan đến hàng chục triệu học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 trên cả nước giúp các em học tập có hiệu quả. “Sóng và máy tính cho em” cũng nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã hưởng ứng rất tích cực chương trình này. Đây cũng là nội dung chương trình 10 phút Sự kiện – luận bàn hôm nay.

Liên hợp quốc trước áp lực xác định đại diện hợp pháp của Myanmar và Afghanistan (15/09/2021)

Thời gian qua, Myanmar và Afghanistan đều trải qua những biến động chính trị khác nhau dẫn tới sự thay đổi chính quyền. Các diễn biến này đặt ra câu hỏi về vị trí đại diện của mỗi nước tại Liên Hợp Quốc - tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Vậy cơ chế, quy trình cũng như những yếu tố nào để Liên Hợp Quốc lấy làm căn cứ xác định đại diện hợp pháp của một quốc gia? Những vấn đề này sẽ được đề cập ra sao tại kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa bắt đầu từ ngày hôm qua - 14/9?

UAE quyết "hút" nhân tài bằng "thị thực Xanh" (13/9/2021)

Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất vừa thông báo về kế hoạch 50 sáng kiến mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, chính sách thị thực mới có tên gọi “Thị thực xanh” là một trong 2 sáng kiến được công bố đầu tiên. Với “Thị thực xanh”, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất đưa ra những ưu đãi chưa từng có nhằm thu hút lao động nước ngoài tay nghề cao, từ đó cạnh tranh với “người láng giềng” Arab Saudi để trở thành trung tâm kinh tế - thương mại lớn nhất khu vực.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: