logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Kinh nghiệm cấp và sử dụng giấy đi đường trong giai đoạn phong tỏa ở Australia (08/09/2021)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp diễn phức tạp, nhiều nước và khu vực đang tiếp tục phải duy trì thậm chí siết chặt hơn các quy định, biện pháp kiểm soát dịch bệnh như phong tỏa, giãn cách... Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của dịch bệnh - dự báo có thể kéo dài các biện pháp phong tỏa, các nước đang phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế. Australia là một trong những ví dụ như vậy với nhiều kinh nghiệm đáng chú ý đang triển khai tại bang New South Wales - một trong những điểm nóng Covid-19 hàng đầu tại nước này.

Từ việc kiểm soát tốt dịch ở Quận 7 và huyện Củ Chi - TPHCM tính tới việc khởi động giai đoạn bình thường mới (PS 07/9/2021)

Những thông tin khả quan đầu tiên trong cuộc chiến với đại dịch COVID19 đã bắt đầu xuất hiện khi cuối tuần qua, Quận 7 và Huyện Củ Chi của TPHCM công bố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Đây chính là cơ sở để TPHCM tính đến bước tiếp theo đưa 2 địa phương này dần trở lại trạng thái bình thường mới. Vậy những dự tính tiếp theo của TPHCM là gì? Mục tiêu kiểm soát dịch trong toàn thành phố sẽ ra sao? Việc thí điểm mở cửa dần Quận 7 và huyện Củ Chi tại thời điểm này liệu có hợp lý? Nội dung này sẽ được chúng tôi phân tích trong 10 phút SKLB hôm nay cùng phóng viên Đài TNVN thường trú tại TPHCM.

Cuba “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp tư nhân - Bước ngoặt trong cải cách kinh tế (6/9/2021)

Cải cách để hiện đại hóa nền kinh tế là một trong những mục tiêu phát triển đất nước quan trọng của chính phủ Cuba. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là tâm điểm của quá trình cải cách này. Hoạt động tư nhân - đã được cho phép ở Cuba từ năm 2010, nhưng vẫn chỉ được giới hạn trong một danh sách các ngành do nhà nước quy định với khoảng hơn 600.000 đăng ký hợp pháp, bao gồm cả những hình thái doanh nghiệp hoạt động với mô hình tương đối sơ khai. Mới đây, chính phủ Cuba đã quyết định mở cửa phần lớn cho nền kinh tế tư nhân – động thái bước ngoặt trong cải cách kinh tế ở quốc gia vùng Caribe này. Quyết định mới này kéo theo sự thay đổi, vận động ra sao với nền kinh tế Cuba?

Miễn giảm học phí trong bối cảnh dịch Covid 19

Triển khai chủ trương miễn giảm học phí (trong điều kiện dịch COVID 19) như thế nào, để tạo ra sự công bằng đồng bộ trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở những địa phương bị tác động nặng nề như thành phố HCM, Bình Dương và nhiều địa phương phía Nam?

Những vấn đề trong triển khai các gói hỗ trợ cho người khó khăn vùng dịch (31/08/2021)

Nhằm chia sẻ, giúp đỡ người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid 19, sau gói hỗ trợ thứ nhất 62 nghìn tỷ đồng vào năm ngoái, Chính phủ đã triển khai gói hỗ trợ thứ hai với hơn 26 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng đại dịch năm nay. Dù thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhưng nhiều địa phương đã linh động bằng nhiều giải pháp chi trả kịp thời cho người dân.

Trung Quốc siết chặt “an ninh chính trị” không gian mạng (1/9/2021)

Giới chức Trung Quốc dường như đang tìm cách chấn chỉnh hoạt động giải trí vốn chạy theo thị hiếu số đông, đồng thời định hướng lại thẩm mỹ cho giới trẻ nước này. Chỉ trong 1 tuần, hàng loạt ngôi sao và những cái tên đình đám trong làng giải trí Trung Quốc xuất hiện trên mặt báo với những cuộc “phong sát” – một cụm từ có nghĩa là không được tiếp tục tham gia hoạt động nghệ thuật hay xuất hiện trước công chúng. Cùng với đó là một loạt biện pháp mạnh tay của giới chức Trung Quốc nhằm kiểm soát văn hóa hâm mộ người nổi tiếng, thứ mà các nhà quản lý cho rằng đã trở nên “hỗn loạn.” Giới chức nước này gọi đây là các biện pháp siết chặt “an ninh chính trị” không gian mạng. Vì sao Trung Quốc đưa ra những giải pháp kiểm soát này?

Khắc phục khó khăn, Indonesia nỗ lực theo đuổi kế hoạch "dời đô" (30/08/2021)

Trong bối cảnh thủ đô Jakarta đã trở nên quá tải và đối diện nguy cơ chìm dần vào nước biển với tốc độ nhanh hàng đầu thế giới, từ tháng 8/2019, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố kế hoạch di chuyển thủ đô của đất nước đến tỉnh Đông Kalimantan thuộc đảo Borneo. Dù bị trì hoãn do chính quyền phải tập trung vào phòng chống dịch Covid-19, nhưng tình hình đang trở nên cấp bách khi Jakarta phải đối diện với “mối đe dọa kép” nước biển dâng và sụt lún đất ngày càng tăng. Liệu “siêu dự án” di dời thủ đô của Indonesia trị giá tới 32 tỷ USD có được triển khai kịp thời, đúng tiến độ như tuyên bố của chính quyền Indonesia trong bối cảnh khó khăn chồng chất hiện nay?

Những “bức tường lửa” giữ vững “ vùng xanh” trong cuộc chiến chống COVID-19 (26/08/2021)

Cả nước đang trải qua những ngày cam go trong trận chiến với giặc Covid19. Lúc này, mỗi địa phương, mỗi tỉnh, thành phố là một “cứ điểm”, vừa chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất, sinh hoạt phù hợp. “Những bức tường lửa” cũng được thiết lập để có những 'tỉnh xanh, huyện xanh, phường xanh', được bảo vệ an toàn và vững chắc trước đại dịch
Trong số những “ vùng xanh an toàn” hiện nay, Cao Bằng- địa phương duy nhất của cả nước- đến nay không có ca mắc Covid19 và Yên Bái- địa phương đầu tiên phát hiện ca mắc Covid19 trong đợt dịch thứ tư này- nhưng đã có 4 tháng kiểm soát dịch hiệu quả
Kinh nghiệm nào giúp Cao Bằng và Yên Bái giữ vững 'vùng xanh', tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế ?

Phân phối lại của cải: Trung Quốc muốn hướng tới “thịnh vượng chung”? (25/8/2021)

# “Trung Quốc phải theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, nơi mà của cải được chia sẻ một cách công bằng cho tất cả mọi người”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu như vậy trước một cuộc họp lãnh đạo kinh tế chủ chốt mới đây. Điều này được cho sẽ làm gia tăng áp lực với các doanh nghiệp và công dân giàu có của đất nước gần 1.4 tỷ dân. Đây cũng là sự thay đổi đáng kể về chính sách sau một thời gian Trung Quốc “cho phép một số người làm giàu trước”. Cách thức để đạt được mục tiêu là gì? Liệu đó có phải giải pháp cho tình trạng chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc ?

Kinh nghiệm điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà hiệu quả ở Campuchia (20/8/2021)

Đại dịch Covid-19 đang tiếp diễn phức tạp với sự xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm dễ lây lan trên diện rộng, gây sức ép lớn đến các cơ sở y tế, bệnh viện của nhiều quốc gia. Thực tế này khiến các nước phải điều chỉnh chiến lược ứng phó dịch bệnh, trong đó có việc cho phép điều trị bệnh nhân Covid-19 ngay tại nhà, không phải nhập viện hay cách ly tập trung. Campuchia cũng là quốc gia đang triển khai chiến lược này và bước đầu có những kết quả tích cực. Giới chức nước này cũng khẳng định, việc điều trị Covid-19 tại nhà là hướng đi mới có thể triển khai hiệu quả trên diện rộng.

Indonesia xây dựng lộ trình sống chung với Covid-19: thực tế hay mạo hiểm? (18/08/2021)

Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa chỉ đạo Bộ Y tế nước này xây dựng lộ trình để cùng chung sống với Covid-19, hướng tới mục tiêu giữ cho các hoạt động diễn ra bình thường với một nền kinh tế an toàn hơn. Ý tưởng sống chung với dịch bệnh từng được nhiều quốc gia đề cập, nhất là khi nhiều nhận định khoa học cho thấy dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm. Nhưng trong bối cảnh Indonesia vẫn là điểm nóng dịch bệnh của châu Á với trên dưới 20.000 ca mắc mới mỗi ngày, số người tử vong vì Covid-19 đã gần 120.000 người, câu chuyện “sống chung với dịch bệnh” khiến nhiều người băn khoăn liệu đây là cách tiếp cận mang tính thực tế hay là khá mạo hiểm của Indonesia.

Nước Mỹ đa dạng chủng tộc và những tác động chính trị (16/8/2021)

Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Chính vì thế, cứ mỗi 10 năm, chính phủ Mỹ buộc phải đếm tất cả những ai hiện đang sinh sống tại quốc gia này qua một cuộc khảo sát được gọi là “thống kê dân số”. Kết quả có được sẽ được dùng để xác định xem hàng trăm tỷ đô la khoản tài trợ liên bang được phân bổ ra sao cho các cộng đồng trên khắp nước, đồng thời đây cũng là cơ sở để xác định số ghế trong Hạ viện của Quốc hội mà mỗi bang nhận được. Theo số liệu mới công bố,trong một thập niên, từ 2010 đến 2020, số dân da trắng lần đầu tiên giảm xuống dưới 60%, trong khi số dân gốc Latin và châu Á tăng mạnh. Đây là sự thay đổi đáng kể trong bức tranh nhân khẩu học của Mỹ kéo theo những tác động chính trị và xã hội với nước Mỹ.

Biến thể Delta lây lan nguy hiểm, Mỹ tìm cách tăng tỷ lệ tiêm vaccine (13/8/2021)

Sự lây lan nguy hiểm của biến thể Delta đang thách thức cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 tại nhiều quốc gia, và Mỹ cũng không phải ngoại lệ. Sở hữu nguồn cung vaccine Covid-19 dồi dào – vũ khí mạnh nhất để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, nước Mỹ không phải đối mặt với bài toán thiếu vaccine như đa phần còn lại của thế giới. Nhưng vấn đề cũng thách thức không kém với Mỹ đó là nhiều người dân không sẵn sàng tiêm vaccine, và hậu quả dễ thấy nhất là số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ tăng vọt trong những ngày gần đây, làm dấy lên những tranh cãi xung quanh việc đưa tiêm chủng thành một yêu cầu bắt buộc. Vậy nước Mỹ đang xử lý vấn đề này như thế nào?

Trung Quốc nỗ lực kiềm chế “văn hóa fan cuồng” (11/8/2021)

Trang mạng xã hội nổi tiếng nhất Trung Quốc Weibo mới đây đã quyết định xóa danh sách người nổi tiếng của họ, sau khi chính phủ cho biết trẻ em đang trở thành nạn nhân chính của những kẻ lợi dụng ngành giải trí. Những năm gần đây, nhiều câu chuyện cuồng thần tượng gây xôn xao ở Trung Quốc, báo giới gọi đây là một hiện tượng của “văn hóa cuồng thần tượng”. Một trong những cái tên được giới trẻ Trung Quốc hâm mộ là Ngô Diệc Phàm, một ca sĩ, diễn viên. Mới đây, nam ca sĩ này bị bắt giữ vì những cáo buộc cực kỳ nghiêm trọng liên quan đến cưỡng hiếp và quan hệ với trẻ vị thành niên. Đây được xem là một cú “sốc” với người hâm mộ. Liệu điều này có giúp giới trẻ Trung Quốc nhìn nhận lại những “thần tượng” của mình? Bê bối của Ngô Diệc Phàm có mở đường cho “chiến dịch” dẹp bỏ hiện tượng fan cuồng ở Trung Quốc?

Tranh cãi đóng cửa nhà tù khét tiếng Guantanamo của Mỹ (09/08/2021)

Mới đây, hàng chục thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã thúc đẩy Tổng thống Joe Biden ngay lập tức giảm dần số lượng tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù quân sự Mỹ đặt tại vịnh Guantanamo của Cuba, và cuối cùng tiến tới việc đóng cửa nhà tù khét tiếng này. Nhà tù Guantanamo từng được coi là biểu tượng của quyết tâm chống chủ nghĩa khủng bố của nước Mỹ, nhưng đến nay sau gần 2 thập kỷ tồn tại, tranh cãi về việc nên duy trì hay đóng cửa cơ sở giam giữ nổi tiếng này một lần nữa lại dậy sóng!

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: