Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và đưa đến nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Trong đó, rác thải rắn sinh hoạt và rác thải nhựa đang trở thành vấn đề nan giải mà nhiều quốc gia phải đối mặt, trong đó có Việt Nam.
Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Na Uy tài trợ, được UBND thành phố Huế tiếp nhận triển khai từ năm 2021 đến năm nay đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Được biết, dự án tiếp tục được triển khai trong năm tiếp theo.
Các điều tra viên của châu Âu vừa triệt phá một đường dây tội phạm có liên quan đến gian lận thuế Giá trị gia tăng (VAT) ở châu Âu và tịch thu hàng hóa trị giá tới hơn 520 triệu Euro (gần 550 triệu USD). Đáng chú ý đâylà một đường dây tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến các băng nhóm tội phạm ở Tây Ban Nha, Luxembourg, CH Séc, Slovakia, Croatia, Bulgaria, CH Cyprus, Hà Lan, Thụy Sĩ… Vậy vì sao tại một châu lục có những quy định minh bạch và rất nghiêm ngặt về quản lý tài chính, chống trốn thuế như châu Âu lại xảy ra một vụ gian lận quy mô lớn như vậy?
Bình Dương đang từng bước thực hiện chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới mục tiêu bền vững và hiện đại hóa hạ tầng, thông qua việc đấu thầu các khu đất trọng điểm nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Với quyết định thông qua danh mục các khu đất đấu thầu để chọn lựa nhà đầu tư, không chỉ tạo cơ hội đầu tư công khai, minh bạch mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và dịch vụ cho người dân trong tương lai.
Trong giai đoạn 2024-2025, Bình Dương đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, việc quyết định đấu thầu các khu đất trọng điểm sẽ được triển khai ra sao và cần giải quyết những vướng mắc nào?
Thời gian gần đây, nhiều địa phương của Nhật Bản xảy ra hàng loạt vụ tội phạm nghiêm trọng như đột nhập tư gia, cưỡng đoạt tài sản, cướp của giết người, gây hoang mang cho người dân. Điều đáng chú ý là sự biến tướng nguy hiểm của loại hình tội phạm mới này đang diễn ra ngày càng nguy hiểm, đặt ra yêu cầu chính phủ phải hành động khẩn cấp. Vì sao tình trạng tội phạm lại gia tăng và có xu hướng ngày càng nở rộ ở một quốc gia văn minh và nổi tiếng là thanh bình, an toàn như Nhật Bản? Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú tại Nhật Bản.
Năm 2024 ghi dấu tròn 60 năm tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Nhật Bản Tokaido Shinkansen bắt đầu đi vào hoạt động (1/10/1964), trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho mô hình tàu cao tốc thương mại ở nhiều nước sau đó. Với Nhật Bản, nước này đã trải qua vô vàn khó khăn từ thời điểm bắt đầu cho đến khi dự án hình thành, đi vào hoạt động, trở thành chuyến tàu biểu tượng huyền thoại không chỉ của Nhật Bản mà cả toàn cầu. PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản sẽ cùng nhìn lại chặng đường 6 thập kỷ của những chuyến tàu cao tốc Nhật Bản.
Mới chỉ năm ngoái, Ấn Độ hân hoan chào đón thông tin vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, coi đây là động lực của nền kinh tế với lợi thế nhân khẩu học của một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ. Nhưng chỉ hơn một năm sau, Ấn Độ đã phải đối mặt với “nỗi lo kép” về dân số khi thống kê mới nhất cho thấy số người già của Ấn Độ đang tăng nhanh, trong khi tỷ lệ sinh suy giảm. Giới phân tích cũng cho rằng, Ấn Độ vượt Trung Quốc về quy mô dân số, nhưng cũng đang dần tiến tới điểm chuyển giao giống mô hình của Trung Quốc khi cơ cấu nhân khẩu học chuyển từ trẻ sang già.
Thị trường dịch vụ thẩm mỹ bát nháo thời gian qua chưa được khắc phục triệt để thì nay lại có thêm những biến tướng mới. Trong đó rộ lên quảng cáo "xăm chân mày đổi vận mệnh". Hậu quả là nhiều người chi cả trăm triệu đồng đi làm đẹp, "vỗ béo" cho cơ sở thẩm mỹ, còn mình tiền mất tật mang.
Nhật Bản vừa chính thức triển khai hệ thống thanh toán lương kỹ thuật số sau khi PayPay - nhà điều hành ứng dụng thanh toán phổ biến dựa trên mã QR, trở thành đơn vị đầu tiên đáp ứng yêu cầu của chính phủ trong chiến dịch thanh toán không tiền mặt. Sáng kiến này nhằm nâng cao phúc lợi cho nhân viên bằng cách đa dạng hóa các tùy chọn thanh toán lương, đồng thời kích thị thị trường dịch vụ tài chính trong nước phát triển.
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 quy định về bảng giá đất trên địa bàn. Quyết định mới có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 31/10 này đến hết ngày 31/12 năm sau. Những điểm mới cũng như tác động của bảng giá đất này tới người dân và doanh nghiệp là gì? TP.HCM sẽ tiếp tục lộ trình điều chỉnh ra sao cho phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời tuân thủ quy định của Luật Đất đai 2024? Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận cùng PV Tỷ Huỳnh thường trú tại TP.HCM.
Dành thời gian đi vận động tranh cử, chi tiền bạc mạnh tay cho chiến dịch của cựu Tổng thống Donald Trump….Có thể nói, hơn hai tháng qua, tỷ phú công nghệ Elon Musk “đánh cược” sự nghiệp kinh doanh vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thậm chí ông nói “Nếu ông Trump thua thì tôi tiêu đời”. Việc ông Musk “tất tay” trong nỗ lực ủng hộ ứng cử viên Donald Trump có lẽ không chỉ vì mục tiêu chính trị? Nếu “ván cược” này thành công, nghĩa là ông Donald Trump thắng cử, Elon Musk liệu sẽ nhận được những gì?
Từng là biểu tượng của ngành hàng không Mỹ, của ngành công nghiệp Mỹ, góp mặt trong rất nhiều dự án lớn của chính phủ, nhưng Boeing đang trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài: những sự cố máy bay liên tiếp, những lời cáo buộc về chất lượng từ trong nội bộ, những phán quyết về gian lận hình sự, và mới nhất là cuộc đình công kéo dài của các công nhân thuộc Công đoàn Boeing. Sự bế tắc trong xử lý các vấn đề của Boeing khiến hàng loạt hãng tín nhiệm cảnh báo sẽ hạ mức tín nhiệm của Boeing xuống mức “Rác” – khiến Boeing bị ví von là “thiên thần sa ngã” có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Từng là biểu tượng của ngành hàng không Mỹ, của ngành công nghiệp Mỹ, góp mặt trong rất nhiều dự án lớn của chính phủ, nhưng Boeing đang trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài: những sự cố máy bay liên tiếp, những lời cáo buộc về chất lượng từ trong nội bộ, những phán quyết về gian lận hình sự, và mới nhất là cuộc đình công kéo dài của các công nhân thuộc Công đoàn Boeing. Sự bế tắc trong xử lý các vấn đề của Boeing khiến hàng loạt hãng tín nhiệm cảnh báo sẽ hạ mức tín nhiệm của Boeing xuống mức “Rác” – khiến Boeing bị ví von là “thiên thần sa ngã” có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Ai Cập vừa công bố doanh thu của kênh đào Suez của nước này đã sụt giảm tới 60% tính từ đầu năm đến nay do xung đột tại khu vực Trung Đông, với mức thiệt hại là khoảng 6 tỷ USD. Cơ quan quản lý kênh đào Suez cũng nhận định tình hình hiện tại và những thách thức chưa từng có ở khu vực Biển Đỏ đang khiến ngày càng nhiều tàu thuyền tránh xa kênh đào Suez, và điều này đang gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Ai Cập vốn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng ngoại tệ thời gian qua. Thậm chí giới phân tích còn cho rằng, xung đột đang diễn ra giữa Israel và các trục kháng chiến nhưng lại khiến Ai Cập – một quốc gia có cách tiếp cận rất thận trọng phải trả giá.
Đất nước Hàn Quốc vừa chứng kiến dấu mốc lịch sử khi nữ nhà văn Han Kang của nước này tuần qua đã xuất sắc được xướng tên tại giải Nobel Văn học do Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố. Như vậy, bà Han Kang không chỉ là nhà văn Hàn Quốc đầu tiên mà còn là nữ văn sĩ đầu tiên của châu Á đoạt giải Nobel Văn học danh giá. 10 phút sự kiện luận bàn sẽ giúp quí vị hiểu hơn về cái tên Han Kang cùng sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nữ nhà văn, qua góc nhìn của PV Tuấn Nhật - TT Đài TNVN tại Nhật Bản theo dõi khu vực Đông Bắc Á.
Bước sang quý cuối cùng của năm 2024, một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu khởi sắc. Trong đó phải kể đến Nhật Bản với mức tăng cao hơn dự báo, thu nhập của người dân tăng, xuất khẩu phát triển, thị trường chứng khoán duy trì đà đi lên…..Đây là những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi sau giai đoạn suy thoái trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những “gam màu sáng” đó, bức tranh kinh tế của “đất nước mặt trời mọc” cũng có những “mảng tối” – đặt ra thách thức cho chính phủ của tân Thủ tướng Ishiba Shigeru.
Khác hẳn những đám cưới hoành tráng, xa hoa, cầu kỳ nhiều lễ nghĩa như truyền thống, nhiều cặp đôi trẻ Trung Quốc hiện nay đang ưa chuộng xu hướng đám cưới tối giản, nhẹ nhàng, tiết kiệm chi phí, nhấn mạnh những trải nghiệm về mặt tinh thần. Không còn cảm giác xấu hổ, tự ti khi không “bằng bạn bằng bè”, thay vào đó, giới trẻ Trung Quốc còn tự hào và cảm thấy vô cùng thoải mái với xu hướng không phô trương này. Ở góc độ chính sách, các nhà quản lý cũng đánh giá đây là xu hướng tích cực, có thể giúp đảo ngược xu hướng ngại kết hôn, khiến tỷ lệ sinh của nước này giảm xuống mức kỷ lục thời gian qua. Góc nhìn của PV Bích Thuận - Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc.
Từ năm 2021, chính quyền và người dân xã Bạch Đằng, TP.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương bắt đầu những công việc đầu tiên xây dựng quê hương trở thành làng thông minh đầu tiên trong tỉnh. Đến nay, những đổi thay đã thấy rõ khi đời sống của người dân ngày một tốt hơn, cơ sở hạ tầng - nhất là hạ tầng số - ngày một hiện đại hơn. Cùng nhìn lại những thành quả và bàn luận về kinh nghiệm từ mô hình này, chúng tôi kết nối với phóng viên Thiên Lý - thường trú tại TPHCM.
Dư luận hẳn còn nhớ mùa hè vừa qua, bộ phim “Gia tài của ngoại” của điện ảnh Thái Lan đã “khuấy đảo” phòng vé châu Á, từng lên top 1 phòng vé ở Việt Nam ngay sau khi ra rạp. Trước đó, hầu hết các phim “made in Thailand” từng công chiếu tại Việt Nam đều đạt doanh thu khả quan, thậm chí thắng lớn. Đây được đánh giá là thành quả của nỗ lực đưa Thái Lan trở thành trung tâm điện ảnh thế giới, thúc đẩy chiến lược “quyền lực mềm”. Vậy lối đi và cách thức của Thái Lan như thế nào? Góc nhìn của PV Ngọc Diệp – TT Đài TNVN tại Thái Lan.
Không được đầu tư điện lưới, đường giao thông, trường học, …và rất nhiều cái không khác. Đó là những khó khăn mà hơn 1 nghìn nhân khẩu thuộc quản lý của xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nhưng lại đang sinh sống trên địa bàn xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum phải đối mặt hàng chục năm qua
Địa giới thuộc tỉnh Kon Tum nhưng con người lại do tỉnh Quảng Nam quản lý nên khu vực này nhiều năm qua không được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, người dân không được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất…Rất nhiều cơ hội phát triển đã bị bỏ lỡ
Vì sao có sự việc này? Hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam nên làm gì để thống nhất quản lý địa giới và dân cư? Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn ngày 3/10/2024 đề cập nội dung này.
Sau gần 1 năm đàm phán ròng rã, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã phê duyệt gói vay cứu trợ trị giá 7 tỷ USD cho Pakistan để khôi phục nền kinh tế vốn gần như vỡ nợ vào năm ngoái. Ngay sau khi trở về từ Mỹ với thông tin tích cực này, Bộ trưởng Tài chính Pakistan cho biết nước này sẽ bắt đầu thực hiện giải thể 6 bộ và cắt giảm 150.000 nhân sự trong bộ máy hành chính công. Đây là một phần trong các biện pháp cải cách theo thỏa thuận với IMF để Pakistan có thể nhận đủ 7 tỷ USD trong thời gian 37 tháng.
Gần 17 tấn khí giảm phát thải trên lúa đầu tiên của cả nước vừa được giao dịch thành công với giá 20 đô la Mỹ một tấn. Đây là kết quả đáng chú ý từ mô hình thí điểm “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất được triển khai trong vụ đông xuân 2023 – 2024” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc phối hợp với Công ty cổ phần Net Zero Carbon tổ chức.
Thành công của mô hình này đang mở ra triển vọng phát triển sản phẩm nông nghiệp giảm phát thải ra sao khi mà Đắc Lắc là thủ phủ của nhiều cây trồng như tiêu, cà phê của cả nước? Những bài học kinh nghiệm nào cần phát huy, vướng mắc nào cần tháo gỡ để nhân rộng mô hình vừa nêu tại tỉnh Đắc Lắc. Nội dung sẽ được chúng tôi bàn luận trong Chương trình hôm nay:
# Theo số liệu Trung Quốc công bố mới đây, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở quốc gia này tiếp tục tăng lên 18,8% trong tháng 8 so với mức 17,1% trong tháng 7 – đạt mức cao nhất tính từ tháng 12/2023. Thất nghiệp trong giới trẻ đã trở thành vấn đề lớn với phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây, trong đó mức kỷ lục từng ghi nhận là 21,3% hồi tháng 6 năm ngoái. Bất chấp những gói giải pháp của chính phủ, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Thậm chí, những khó khăn trong tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đã hình thành nên một bộ phận trong giới trẻ Trung Quốc gọi là “thế hệ nằm thẳng” – những người chọn lối sống ít phấn đấu hơn, chấp nhận từ bỏ những ước mơ lớn lao.
Vào ngày 30/9, Anh sẽ chính thức đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng, sự kiện chưa từng có tiền lệ với một nước thành viên trong nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7). Động thái này đánh dấu “kỷ nguyên điện than” kéo dài 140 năm qua tại Anh sẽ kết thúc, mở ra cơ hội mới cho năng lượng xanh phát triển trong tương lai.
Mới đây, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã nhấn mạnh tính cấp thiết cần có một chế tài quản lý việc sử dụng mạng xã hội của trẻ em, nhằm bảo đảm cho trẻ em có một tuổi thơ phong phú, rời xa điện thoại và các mạng xã hội. Theo đó, chính phủ Australia đang xem xét và sẽ sớm thông qua dự luật cấm trẻ em tham gia và sử dụng mạng xã hội ngay trong năm 2024. Góc nhìn của PV Việt Nga - Thường trú Đài TNVN tại Australia.
Lũ dữ hoành hành khu vực miền Bắc đã quét theo hàng trăm sinh mạng, hàng trăm người khác đang còn mất tích, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề. Hàng nghìn người dân vẫn vùng tâm lũ vẫn chưa có nhà để về... Vượt qua những mất mát quá lớn ấy, chính quyền, người dân cùng lực lượng chức năng các địa phương đang tranh thủ từng giờ, từng phút cho công cuộc tái thiết cuộc sống và phục hồi sản xuất.
Tại Lào Cai, song song với công việc tìm kiếm cứu nạn những người đang mất tích, địa phương đang nhanh chóng lên phương án xây dựng khu tái định cư cho người dân có nhà cửa bị vùi lấp trong vụ lũ ống xảy ra ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) và sạt lở đất ở Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà).
Tái thiết cuộc sống cho người dân là vấn đề cấp thiết hiện tại nhưng cũng cần tính yếu tố lâu dài khi mà thiên tai vẫn khôn lường. Đây cũng là nội dung 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay với sự tham gia của phóng viên An Kiên, thường trú khu vực Tây Bắc.
Hàng năm, thế giới phải hứng chịu rất nhiều cơn bão với sức tàn phá khủng khiếp, kéo theo tình trạng lũ lụt trên diện rộng, các vụ sạt lở, lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong đó, mới nhất là tình hình lũ lụt tại Việt Nam, một số nước Đông Nam Á khác cũng như khu vực Trung Âu. Để ứng phó, nhiều nước đã có nhiều biện pháp vừa tình thế vừa dài hạn để phòng, tránh, chống và phản ứng nhanh, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Australia hay Phillipines có gì đặc biệt?
Hồi tháng 2 đầu năm nay, truyền thông Nhật Bản hồ hởi đăng tải thông tin lượng khách quốc tế tới quốc gia này đã phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19, coi đây là thành quả đáng ghi nhận của những chính sách thúc đẩy du lịch của chính phủ. Nhưng chỉ hơn nửa năm sau, Nhật Bản lại đang phải đối mặt với bài toán mới nảy sinh: quá tải du lịch – theo cách mô tả của người Nhật Bản là “bước chân ra đường là thấy người nước ngoài”. Mặc dù tình trạng quá tải du lịch tại một số địa điểm mang lại những tác động tiêu cực, nhưng về cơ bản, Nhật Bản vẫn xác định du lịch là một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Vậy Nhật Bản cân bằng như thế nào giữa khuyến khích phát triển và quản lý tình trạng quá tại du lịch?
Bước qua nhiều định kiến của dư luận và hạn chế của các chính sách quản lý, ngành công nghiệp game tại Thái Lan đang hướng đến mục tiêu doanh thu hàng tỷ USD, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Với quyết tâm này, Thái Lan hiện đã trở thành thị trường game lớn thứ hai ở Đông Nam Á, đang tiếp tục đặt mục tiêu đưa xứ sở chùa Vàng trở thành trung tâm các trò chơi trực tuyến khu vực, làm giàu thêm sức mạnh mềm cho nước này. Dù vậy trong lộ trình đó, những thách thức và khó khăn vẫn là không nhỏ. Góc nhìn của PV Ngọc Diệp - Thường trú tại Thái Lan.
Tại hội nghị sơ kết thực hiện 7 mô hình thí điểm vụ thứ nhất thuộc “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được tổ chức mới đây, nhiều con số "biết nói" được công bố. Bên cạnh đó, kết quả quan trọng nhất được nhấn mạnh đó là tư tưởng của người nông dân trồng lúa đã có chuyển biến tích cực trong thực hiện quy trình canh tác bền vững. Cùng bàn luận về những tín hiệu khả quan này, trong chương trình hôm nay, chúng tôi kết nối với phóng viên Tuấn Kiệt – thường trú ĐBSCL