logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đằng sau thành công của Australia về phát triển năng lượng tái tạo (30/12/2020)

Australia hiện là quốc gia xuất khẩu than đá lớn thứ hai thế giới, và than đá vẫn đang là nguồn năng lượng chính của Australia. Thế nhưng, Australia đang có một sự chuyển mình ngoạn mục để trở thành quốc gia có lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất thế giới, cao gấp 10 lần tốc độ bình quân của toàn cầu. Australia được xem như minh chứng rõ ràng nhất về việc một quốc gia công nghiệp hóa, với hệ thống điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo có hàm lượng carbon thấp như thế nào. Đằng sau thành công của Australia trong sự chuyển đổi này là gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện này trong 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay

Vì sao xuất khẩu gạo Thái Lan giảm kỷ lục trong vòng 2 thập kỷ? (25/12/2020)

Một tin không vui cho ngành gạo Thái Lan khi năm 2020, nước này dự báo chỉ xuất khẩu được khoảng 5,7 triệu tấn gạo - giảm 12% so với năm ngoái và là mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Trong nhiều năm, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng gần đây đã tụt xuống sau Ấn Độ và Việt Nam tùy tình hình mỗi năm.
Nguyên nhân nào đã khiến “quán quân gạo” một thời liên tục tụt hạng? Chính phủ Thái Lan đang có những chiến lược nào để phục hồi lại lĩnh vực vốn là thế mạnh hàng đầu? Đây cũng là chủ đề của chương trình 10 phút sự kiện luận bàn ngày hôm nay: “Vì sao xuất khẩu gạo Thái Lan giảm kỷ lục trong vòng 2 thập kỷ?”

Chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19 trên thế giới đang diễn ra như thế nào? (23/12/2020)

Sau quá trình chạy đua với thời gian, giờ đây, vaccine ngừa Covid-19 đã được nghiên cứu thành công ở nhiều quốc gia. Thế nhưng, các tập đoàn dược phẩm vẫn chưa dám khẳng định đã chiến thắng, bởi ngoài thách thức làm thế nào mở rộng hoạt động sản xuất tại các nhà máy thì việc vận chuyển hàng tỷ liều vaccine từ nơi sản xuất đi khắp thế giới và đến bắp tay người được tiêm chủng cũng là việc không đơn giản. Hơn nữa chiến lược tiêm chủng ở mỗi quốc gia cũng khác nhau, đòi hỏi một kế hoạch hậu cần kỳ công và tốn kém.

Hàng triệu tài khoản mạng XH Facebook của người Việt bị rao bán thông tin và lỗ hổng bảo mật (22/12/2020)

Ít ngày qua, truyền thông liên tục đưa tin về việc dữ liệu của hàng triệu người dùng Facebook Việt đã bị lộ trên một diễn đàn chuyên mua bán dữ liệu của giới hacker. Dữ liệu rò rỉ bao gồm số điện thoại, email thậm chí là cả vị trí của người sử dụng. Vụ việc thêm một lần nữa dấy lên câu hỏi, vì sao thông tin của người dùng mạng xã hội lại bị rao bán? Việc rò rỉ dữ liệu ảnh hưởng như thế nào đến người sử dụng? Lỗ hổng bảo mật trong sử dụng mạng xã hội cần phải được khắc phục ra sao? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay.

Vì sao Thụy Điển tăng mạnh ngân sách quốc phòng? (Ngày 21/12/2020)

Quốc hội Thụy Điển mới đây đã thông qua quyết định tăng ngân sách quốc phòng cho giai đoạn 2021 – 2025 lên 40%. Đây là mức tăng ngân sách quốc phòng cao nhất của Thụy Điển trong 70 năm qua. Quyết định của Quốc hội Thụy Điển khiến nhiều người bất ngờ bởi từ sau Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển vẫn duy trì chính sách an ninh: không liên kết trong hòa bình và trung lập trong chiến tranh, quân đội của Thụy Điển cũng chỉ được duy trì dưới hình thức lực lượng phản ứng nhanh tham gia vào các nhiệm vụ quốc tế. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Thụy Điển bất ngờ tăng mạnh ngân sách quốc phòng như vậy? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay để có câu trả lời.

Mở cửa đón khách du lịch: Bước đi táo bạo của Thái Lan (18/12/2020)

Đại dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ con tàu thương mại và du lịch quốc tế bị trật bánh từ đầu năm nay. Với những quốc gia mà du lịch là “xương sống” của nền kinh tế, việc đóng cửa do Covid-19 là một sự thiệt hại nặng nề. Thái Lan cũng là một trong số ấy. Nhằm khôi phục ngành du lịch, đất nước chùa Vàng đã có bước đi táo bạo, theo đó mở cửa cho tất cả các quốc gia trên thế giới đến du lịch. Giải pháp của Thái Lan là gì trong việc vừa thu hút khách du lịch, vực dậy ngành công nghiệp không khói, vừa đảm bảo dịch bệnh không tiếp tục lây lan trong cộng đồng?

Cuba cải cách tiền tệ: Hành trình nhiều gian nan! (14/12/2020)

Trong một động thái được đánh giá là nỗ lực nhằm cải tổ và phát triển nền kinh tế, hiện thực hóa Kế hoạch Chiến lược Kinh tế - Xã hội đất nước, chính quyền Cuba vừa thông báo kế hoạch cải cách tiền tệ đầy tham vọng. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là việc xóa bỏ hệ thống tiền tệ kép hay xóa bỏ một phần các khoản trợ cấp quá mức và không phù hợp... Theo Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel, đây là một trong những nhiệm vụ phức tạp và khó khăn nhất của quốc đảo vùng Ca-ri-bê trong vòng nhiều thập kỷ qua. Liệu quyết định đột phá này của Cuba có mở ra những thuận lợi và cơ hội phát triển mới hay không, đâu là những khó khăn và thách thức?

Campuchia hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 (Ngày 16/12/2020)

Đại dịch Covid-19 hoành hành suốt hơn 1 năm qua đang khiến nền kinh tế nhiều quốc gia lao đao, với dự báo kinh tế suy giảm sâu trong năm 2020 này. Với Campuchia – quốc gia đến thời điểm này vẫn thuộc nhóm có số ca mắc Covid-19 thấp nhất thế giới, tác động của Covid-19 với nền kinh tế cũng không hề nhỏ, với không ít doanh nghiệp trong các lĩnh vực như hàng không, thương mại, du lịch, may mặc… phải đóng cửa. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, chính phủ Campuchia đang triển khai nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh. Nhưng nếu Campuchia không sớm tiếp cận được vaccine để tiến hành tiêm chúng trên diện rộng, chưa ai dám chắc nền kinh tế Campuchia có thể chống chịu được đến mức nào.

Các nước quản lý các hãng xe công nghệ như thế nào? (11/12/2020)

Trong những ngày qua, câu chuyện Grab tăng giá cước và tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe đối với tài xế, sau khi bị áp 10% thuế giá trị gia tăng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và tiếp tục làm nóng các diễn đàn. Thực tế những tranh cãi xung quanh mô hình “kinh doanh chia sẻ” của các công ty công nghệ như Grab cũng từng xảy ra khá phổ biến tại các quốc gia trên thế giới nơi chúng xuất hiện. Bởi mô hình kinh doanh này được đánh giá là mới lạ và đặt ra những yêu cầu mới trong chính sách quản lý ngay cả ở các quốc gia phát triển. Chính quyền nhiều quốc gia đang phải đối mặt với các thách thức, không chỉ là đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, giải quyết những xung đột giữa công ty cung cấp dịch vụ truyền thống và công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ, mà còn phải tạo ra những quy định điều chỉnh một cách hiệu quả mô hình “kinh tế chia sẻ” và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Câu hỏi được đặt ra là chính quyền các nước trên thế giới đang quản lý các ứng dụng công nghệ này như thế nào?

Sau 1 năm, thế giới vẫn chưa thể kiểm soát Covid-19 (Ngày 02/12/2020)

Đã một năm trôi qua kể từ khi những trường hợp đầu tiên được xác nhận mắc Covid-19 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trải qua gần một năm đầy khó khăn với những xáo trộn chưa từng có trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều người kỳ vọng sự xuất hiện của các loại vaccine có thể giúp các quốc gia nhanh chóng vượt qua đại dịch, nhất là khi Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech vừa đưa ra nhiều thông tin tích cực về khả năng sẽ sớm cung cấp vaccine ra thị trường. Nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo, việc có đủ vaccine phòng dịch vẫn còn là “thì tương lai xa”. Còn ở thời điểm hiện tại, Covid-19 vẫn ở ngoài tầm kiểm soát, và bất cứ sự nơi lỏng nào cũng sẽ phải trả giá với nguy cơ xảy ra làn sóng Covid-19 thứ ba vào đầu năm tới.

Hệ quả nào sau vụ ám sát nhà khoa học Fakhrizadeh của Iran (30/11/2020)

Cuối tuần qua, truyền thông Iran đồng loạt đăng tải thông tin ông Mohsen Fakhrizadeh – một nhà khoa học về hạt nhân và tên lửa có tiếng của nước này đã bị sát hại sau một vụ tấn công mà Iran gọi là “tấn công khủng bố”. Mặc dù bề ngoài, Fakhrizadeh chỉ là một giáo sư bình thường ở các trường đại học, song nhiều nguồn tin đều nhận định ông là một nhân vật cấp cao bí ẩn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình hạt nhân của Iran. Đó chính là lý do Iran phản ứng rất gay gắt sau vụ việc và tuyên bố sẽ tiến hành “đòn đáp trả thảm khốc” đối với những kẻ đứng sau vụ tấn công này – dù kẻ đó là ai. Vậy Mohsen Fakhrizadeh thực sự là nhân vật như thế nào và cái chết của của Fakhrizadeh sẽ mang tới những hệ quả ra sao? Quý vị và các bạn hãy cùng theo dõi 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay để có được câu trả lời.

"Làm căng" với EU, Hungary và Ba Lan đối diện trừng phạt (Ngày 27/11/2020)

Làn sóng Covid-19 thứ hai đang khiến châu Âu chao đảo, hàng loạt quốc gia phải thực hiện các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, kinh tế đối diện nguy cơ tiếp tục suy thoái sâu trong 3 tháng cuối năm với hàng triệu lao động thất nghiệp. Nhưng 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu lại chưa thể tiếp cận gói hỗ trợ 750 triệu USD mà châu Âu đã dày công chuẩn bị cho việc phục hồi kinh tế, chỉ bởi hai lá phiếu phủ quyết Hungary và Ba Lan. Dù xuất phát từ bất cứ lý do nào, Hungary và Ba Lan đang bị các thành viên còn lại của khối chỉ trích gay gắt, là hành động thiếu trách nhiệm, thậm chí một số nước còn kêu gọi kích hoạt các quy trình để trừng phạt Hungary và Ba Lan, trong đó có cả phương án buộc hai nước này rời khỏi khối. Vậy bất đồng sâu sắc này sẽ đi về đâu? Đó là vấn đề sẽ được đề cập trong 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay với chủ đề “Làm căng với EU – Hungary và Ba Lan đối diện trừng phạt”.

Tranh cãi Luật Tạo việc làm tại Indonesia: Nguyên nhân và giải pháp? (25/11/2020)

Hướng tới mục tiêu cải cách, tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư, mới đây, Quốc hội Indonesia đã thông qua Dự luật Tạo việc làm (Omnibus). Thế nhưng ngay lập tức, dự luật đã vấp phải những quan điểm tranh cãi cũng như làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Cho đến nay, các cuộc biểu tình, đình công thậm chí bạo loạn vẫn liên tục diễn ra trên khắp đất nước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì sao một chính sách nhằm tạo công ăn việc làm như vậy lại không “được lòng dân”? Cái lý của chính quyền Indonesia là gì? Và tình thế hiện nay sẽ phải xử lý như thế nào?

APEC: Thương mại mở và tự do đối phó với tác động của Covid-19 (23/11/2020)

Bất chấp khó khăn và thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thư 27 đã kết thúc với nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý là việc các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một bản Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được” để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu trước tác động của đại dịch Covid-19, cũng như cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả. Với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, những cam kết và định hướng đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế của khu vực dự kiến sẽ giảm 2,7% trong năm nay.

Lào phát hành trái phiếu chính phủ và những tác động! (20/11/2020)

Chính phủ Lào vừa thông báo phát hành đợt trái phiếu mới trên thị trường chứng khoán có tổng giá trị 3.200 tỷ kíp Lào và 50 triệu đô-la Mỹ trên sàn giao dịch chứng khoán (LXS), thông qua 3 công ty chứng khoán khác nhau. Đây là lần thứ 3 Chính phủ Lào mà trực tiếp là Bộ Tài chính Lào phát hành trái phiếu Chính phủ và là lần đầu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ trong đó có trái phiếu bằng đồng đô-la Mỹ. Vậy Chính phủ Lào kỳ vọng gì vào biện pháp mới nhất này, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực lớn để ổn định và phục hồi kinh tế?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: