logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phân phối lại của cải: Trung Quốc muốn hướng tới “thịnh vượng chung”? (25/8/2021)

# “Trung Quốc phải theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, nơi mà của cải được chia sẻ một cách công bằng cho tất cả mọi người”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu như vậy trước một cuộc họp lãnh đạo kinh tế chủ chốt mới đây. Điều này được cho sẽ làm gia tăng áp lực với các doanh nghiệp và công dân giàu có của đất nước gần 1.4 tỷ dân. Đây cũng là sự thay đổi đáng kể về chính sách sau một thời gian Trung Quốc “cho phép một số người làm giàu trước”. Cách thức để đạt được mục tiêu là gì? Liệu đó có phải giải pháp cho tình trạng chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc ?

Kinh nghiệm điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà hiệu quả ở Campuchia (20/8/2021)

Đại dịch Covid-19 đang tiếp diễn phức tạp với sự xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm dễ lây lan trên diện rộng, gây sức ép lớn đến các cơ sở y tế, bệnh viện của nhiều quốc gia. Thực tế này khiến các nước phải điều chỉnh chiến lược ứng phó dịch bệnh, trong đó có việc cho phép điều trị bệnh nhân Covid-19 ngay tại nhà, không phải nhập viện hay cách ly tập trung. Campuchia cũng là quốc gia đang triển khai chiến lược này và bước đầu có những kết quả tích cực. Giới chức nước này cũng khẳng định, việc điều trị Covid-19 tại nhà là hướng đi mới có thể triển khai hiệu quả trên diện rộng.

Indonesia xây dựng lộ trình sống chung với Covid-19: thực tế hay mạo hiểm? (18/08/2021)

Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa chỉ đạo Bộ Y tế nước này xây dựng lộ trình để cùng chung sống với Covid-19, hướng tới mục tiêu giữ cho các hoạt động diễn ra bình thường với một nền kinh tế an toàn hơn. Ý tưởng sống chung với dịch bệnh từng được nhiều quốc gia đề cập, nhất là khi nhiều nhận định khoa học cho thấy dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm. Nhưng trong bối cảnh Indonesia vẫn là điểm nóng dịch bệnh của châu Á với trên dưới 20.000 ca mắc mới mỗi ngày, số người tử vong vì Covid-19 đã gần 120.000 người, câu chuyện “sống chung với dịch bệnh” khiến nhiều người băn khoăn liệu đây là cách tiếp cận mang tính thực tế hay là khá mạo hiểm của Indonesia.

Nước Mỹ đa dạng chủng tộc và những tác động chính trị (16/8/2021)

Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Chính vì thế, cứ mỗi 10 năm, chính phủ Mỹ buộc phải đếm tất cả những ai hiện đang sinh sống tại quốc gia này qua một cuộc khảo sát được gọi là “thống kê dân số”. Kết quả có được sẽ được dùng để xác định xem hàng trăm tỷ đô la khoản tài trợ liên bang được phân bổ ra sao cho các cộng đồng trên khắp nước, đồng thời đây cũng là cơ sở để xác định số ghế trong Hạ viện của Quốc hội mà mỗi bang nhận được. Theo số liệu mới công bố,trong một thập niên, từ 2010 đến 2020, số dân da trắng lần đầu tiên giảm xuống dưới 60%, trong khi số dân gốc Latin và châu Á tăng mạnh. Đây là sự thay đổi đáng kể trong bức tranh nhân khẩu học của Mỹ kéo theo những tác động chính trị và xã hội với nước Mỹ.

Biến thể Delta lây lan nguy hiểm, Mỹ tìm cách tăng tỷ lệ tiêm vaccine (13/8/2021)

Sự lây lan nguy hiểm của biến thể Delta đang thách thức cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 tại nhiều quốc gia, và Mỹ cũng không phải ngoại lệ. Sở hữu nguồn cung vaccine Covid-19 dồi dào – vũ khí mạnh nhất để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, nước Mỹ không phải đối mặt với bài toán thiếu vaccine như đa phần còn lại của thế giới. Nhưng vấn đề cũng thách thức không kém với Mỹ đó là nhiều người dân không sẵn sàng tiêm vaccine, và hậu quả dễ thấy nhất là số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ tăng vọt trong những ngày gần đây, làm dấy lên những tranh cãi xung quanh việc đưa tiêm chủng thành một yêu cầu bắt buộc. Vậy nước Mỹ đang xử lý vấn đề này như thế nào?

Trung Quốc nỗ lực kiềm chế “văn hóa fan cuồng” (11/8/2021)

Trang mạng xã hội nổi tiếng nhất Trung Quốc Weibo mới đây đã quyết định xóa danh sách người nổi tiếng của họ, sau khi chính phủ cho biết trẻ em đang trở thành nạn nhân chính của những kẻ lợi dụng ngành giải trí. Những năm gần đây, nhiều câu chuyện cuồng thần tượng gây xôn xao ở Trung Quốc, báo giới gọi đây là một hiện tượng của “văn hóa cuồng thần tượng”. Một trong những cái tên được giới trẻ Trung Quốc hâm mộ là Ngô Diệc Phàm, một ca sĩ, diễn viên. Mới đây, nam ca sĩ này bị bắt giữ vì những cáo buộc cực kỳ nghiêm trọng liên quan đến cưỡng hiếp và quan hệ với trẻ vị thành niên. Đây được xem là một cú “sốc” với người hâm mộ. Liệu điều này có giúp giới trẻ Trung Quốc nhìn nhận lại những “thần tượng” của mình? Bê bối của Ngô Diệc Phàm có mở đường cho “chiến dịch” dẹp bỏ hiện tượng fan cuồng ở Trung Quốc?

Tranh cãi đóng cửa nhà tù khét tiếng Guantanamo của Mỹ (09/08/2021)

Mới đây, hàng chục thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã thúc đẩy Tổng thống Joe Biden ngay lập tức giảm dần số lượng tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù quân sự Mỹ đặt tại vịnh Guantanamo của Cuba, và cuối cùng tiến tới việc đóng cửa nhà tù khét tiếng này. Nhà tù Guantanamo từng được coi là biểu tượng của quyết tâm chống chủ nghĩa khủng bố của nước Mỹ, nhưng đến nay sau gần 2 thập kỷ tồn tại, tranh cãi về việc nên duy trì hay đóng cửa cơ sở giam giữ nổi tiếng này một lần nữa lại dậy sóng!

Vaccine tốt nhất là vaccine đang sẵn có! (06/08/2021)

Bất cứ ai cũng nên được tiêm chủng mũi đầu tiên càng nhanh càng tốt và việc tiêm vaccine COVID-19 hướng đến bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Đây là lời khuyên của các chuyên gia y tế trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp do xuất hiện biến chủng Delta. Tuy nhiên, do các loại vaccine trên thế giới đều được phê duyệt khẩn cấp nên đã xuất hiện những lo ngại về mức độ an toàn cũng như hiệu quả của các loại vaccine ngừa Covid-19, nhất là khi virus xuất hiện những biến thể nguy hiểm hơn. Bài toán này được giải quyết ra sao ở các quốc gia sản xuất vaccine cũng như những quốc gia nhập khẩu vaccine?

Kinh nghiệm tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em của các nước (04/08/2021)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các biến thể virus nguy hiểm ngày càng mở rộng phạm vi tấn công sang các đối tượng khác nhau, trong đó có trẻ em. Đây là nhóm đối tượng dù ít va chạm, tiếp xúc các nguồn bệnh nhưng lại dễ tổn thương do khả năng miễn dịch yếu. Trước nguy cơ này, nhiều nước đã đẩy nhanh việc cấp phép các loại vaccine an toàn cũng như bắt đầu triển khai các chiến dịch tiêm chủng cho đối tượng trẻ em. Vậy kinh nghiệm và khuyến cáo của các nước có gì đáng chú ý?

Gian nan Công ước chống tội phạm mạng toàn cầu (30/07/2021)

Trong bối cảnh an ninh mạng đang trở thành vấn đề khiến chính quyền nhiều nước phải đau đầu, các bên liên tục cáo buộc nhau thực hiện các vụ tấn công nguy hiểm, nhu cầu cấp thiết về một Công ước quốc tế toàn diện về chống tội phạm mạng lại được đặt ra. Mới nhất, Nga là quốc gia đầu tiên đệ trình lên Liên hợp quốc một dự thảo Công ước về chống tội phạm mạng toàn cầu. Tuy nhiên theo giới quan sát, đây chỉ là “phát súng mở màn” cho một hành trình gian nan để các nước có thể thống nhất cho ra đời một Công ước áp dụng chung cho tất cả các quốc gia!

Vì sao Australia tụt lại trong cuộc đua tiêm chủng vaccine Covid-19? (28/7/2021)

Nhìn vào bức tranh dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới hiện nay, nhiều người nhận thấy sự tương phản khá rõ nét: Một bên là các nước giàu đã đạt tỷ lệ tiêm chủng rất cao và đang dần mở cửa trở lại, và một bên là các nước nghèo đang phải vật lộn để tìm kiếm nguồn cung vaccine và buộc phải áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh. Nhưng trong bức tranh đó, Australia là trường hợp khá đặc biệt. Là một nền kinh tế được xếp vào nhóm phát triển nhất thế giới và không thể nói là thiếu nguồn lực để tiếp cận các nguồn cung vaccine, nhưng tỷ lệ tiêm chủng tại Australia khá khiêm tốn, khiến cho tốc độ mở cửa của quốc gia này tụt lại khá xa so với nhiều nước phát triển khác. Vậy điều gì đang diễn ra với Australia? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay.

Thế giới “nín thở” chờ “canh bạc” của nước Anh (21/7/2021)

Nước Anh đã bước sang ngày thứ 3 ở trạng thái bình thường, khác với hầu hết phần còn lại của thế giới đang tiếp tục các biện pháp giãn cách để chống Covid-19. Kể từ ngày 19/7, ngày mà truyền thông địa phương gọi là “Ngày tự do”, hầu như tất cả các hạn chế ở Anh đã được dỡ bỏ. Không còn đeo khẩu trang bắt buộc; giới hạn về số lượng người tụ tập trong nhà hoặc ngoài trời cũng chấm dứt; các địa điểm như hộp đêm và sân vận động thể thao được mở hết công suất. Điều đáng nói là số ca lây nhiễm hàng ngày ở Anh hiện đang ở mức cao, lên đến 50.000 ca, chỉ sau Indonesia và Braxin. Chính bởi vậy quyết định của Anh được cho là một “canh bạc” mạo hiểm. Và sự mạo hiểm này có thể phải trả giá bằng sinh mạng người dân Anh và một nguy cơ lớn cho thế giới.

Gỡ khó trong xét nghiệm và quản lý lái xe chở hàng (PS 13/07/2021)

Khi đợt dịch thứ 4 đang diễn biến phức tạp, để vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, các tài xế xe tải hầu như phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2. Trên thực tế, việc này đang gây ra nhiều khó khăn cho quá trình giao thương khi quy định tại các địa phương không đồng nhất về thời hạn của kết quả xét nghiệm và công tác quản lý tài xế đến/đi còn nhiều bất cập. Thế nên mới có chuyện: một tài xế xe tải tuyến Bắc - Nam đã làm test nhanh ở ngoài Bắc, nhưng khi vào đến Đắk Lắk thì kết quả vừa hết hạn. Muốn di chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh, anh này phải tìm dịch vụ làm test nhanh COVID -19 tại đây. Nhưng ngặt nỗi, đi xét nghiệm thì đơn vị chuyên môn lại… hết test hoặc không đến lượt. Rốt cuộc người này lâm vào cảnh trở đi mắc núi mà trở lại thì mắc sông. Gỡ khó trong xét nghiệm và quản lý lái xe chở hàng là chủ đề được chúng tôi đề cập trong 10 phút sự kiện luận bàn cùng các đồng nghiệp tại Đăk Lăk và TP Đà Nẵng.

Tranh cãi kế hoạch chống biến đổi khí hậu tham vọng của châu Âu (19/07/2021)

Mới đây, giới chức Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ kế hoạch được đánh giá là tham vọng nhất từ trước tới nay nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Nếu được thông qua, quy hoạch tổng thể về khí hậu này được kỳ vọng sẽ giúp EU đạt được mục tiêu đến năm 2030 có thể giảm 55% lượng khí phát thải so với mức ghi nhận năm 1990. Tuy nhiên, ngay sau khi công bố, kế hoạch này đã vấp phải những quan điểm trái chiều!

Chính sách kiểm soát dân số ở Ấn Độ, nước đông dân thứ 2 thế giới (16/7/2021)

Trong xu hướng dân số già hóa, tỷ lệ sinh giảm, nhiều quốc gia trên thế giới phải triển khai các chính sách nhằm cải thiện tỷ lệ sinh như thiết lập những chương trình an sinh xã hội quy mô lớn để khuyến khích sinh thêm con. Tuy nhiên, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới là Ấn Độ lại đang hướng đến các biện pháp thắt chặt và kiểm soát dân số bùng nổ. Một số bang của Ấn Độ đang xem xét thực hiện chính sách 2 con và khuyến khích các biện pháp hạn chế sinh sản nhằm kiểm soát dân số. Đây được xem là những thay đổi lớn trong chính sách dân số của quốc gia Nam Á này. Sự thay đổi đó được lý giải ra sao?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: