logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Indonesia cảnh báo nguy cơ khủng bố núp bóng từ thiện và những giải pháp (15/07/2022)

# Nhiều năm qua, lợi dụng bản tính hào phóng của người dân Indonesia, các nhóm khủng bố bằng nhiều hình thức khác nhau đang thu hút và kêu gọi quyên góp, tài trợ núp bóng từ thiện. Vô tình những khoản tiền ủng hộ vốn định dành cho người nghèo, các đối tượng khó khăn đã “chảy vào” những trại huấn luyện thánh chiến hay những cuộc tấn công khủng bố. Đáng nói thực tế này chưa thể ngăn chặn mà còn đang ngày càng lan rộng tại quốc đảo này. Vì sao lại như vậy, đâu là những hệ lụy và liệu chính quyền Indonesia có giải pháp nào cho vấn đề này khi mà “bóng ma” khủng bố vẫn luôn rình rập chỉ chờ cơ hội để trỗi dậy. Góc nhìn của phóng viên Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia!

Châu Âu ứng phó thế nào với đợt bùng phát Covid-19 mới? (Ngày 8/7/2022)

“Châu Âu báo động Covid-19 ở mức độ cao trong mùa hè này” – đó là cảnh báo của các chuyên gia y tế khi chủng BA.5 của biến thể Omicron đang lan rộng khắp châu Âu, đưa số ca mắc bệnh mỗi ngày tại châu lục từ 150.000 ca hồi cuối tháng 5 lên mức 500.000 ca, trong đó một số quốc gia như Pháp, Italia ghi nhận số ca mắc tăng đột biến. Đợt bùng phát Covid-19 mới ở châu Âu có mức độ nguy hiểm ra sao, các nước châu Âu sẽ ứng phó như thế nào, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh sẽ được áp dụng ở mức độ như thế nào so với các đợt dịch trước đây và dự kiến sẽ tác động tới đời sống kinh tế - xã hội như thế nào khi các nước đã và đang đẩy mạnh mở cửa trở lại?

Khơi thông giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động nhìn từ kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau (PS 07/07/2022)

Quyết định 08 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động ban hành hồi cuối tháng 3 và có hiệu lực thi hành cùng thời điểm được người lao động cả nước mong đợi sau những tháng ngày khó khăn do đại dịch COVID19. Thế nhưng, việc triển khai chính sách thiết thực này đến nay vẫn rất chậm trễ. Sau hơn 3 tháng, mới chỉ giải ngân được 1% so với mục tiêu đề ra là 6.600 tỉ đồng. Trong khi nhiều tỉnh thành còn đang rà soát để làm hồ sơ thì tại tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn người lao động được thụ hưởng. Đâu là những giải pháp giúp địa phương này thực hiện nhanh chóng chính sách? Cần làm gì để khơi thông gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động ở những địa phương chậm trễ, tiến tới hoàn thành giải ngân trước hạn chót 15/8 năm nay? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận cùng phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL cùng một chuyên gia về công nhân và công đoàn

Tranh cãi việc chính phủ Thái Lan hợp pháp hóa cần sa (06/07/2022)

Như vậy đã được gần 1 tháng kể từ khi chính phủ Thái Lan chính thức quyết định loại bỏ cây cần sa và cây cầu gai khỏi danh sách các chất ma túy bị cấm vào ngày 9/6. Đáng nói chỉ sau 1 tuần có hiệu lực, nước này đã buộc phải điều chỉnh một số điều khoản để có thể quản lý và kiểm soát thị trường cần sa. Không chỉ trong nước, giới chức nhiều quốc gia cũng đã đồng loạt đưa ra cảnh báo về việc Thái Lan hợp pháp hóa cần sa. Góc nhìn từ PV Ngọc Diệp - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan về câu chuyện này.

Thiếu điện ở nhiều quốc gia châu Á: tác động trước mắt và lâu dài? (4/7/2022)

Thiếu điện trong cái nắng nóng kỷ lục của mùa hè là thực trạng nhiều nước châu Á phải đối mặt. Hàng loạt yếu tố thách thức đổ dồn cùng một lúc khiến tình trạng thiếu điện vốn xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây, bỗng dưng trở nên trầm trọng hơn. Cuộc khủng hoảng điện ở châu Á sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển kinh tế vốn chưa thể mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, mà còn có thể gây tác động xa hơn, đặc biệt là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bàn câu chuyện này với các PV thường trú Đài TNVN tại một số khu vực là nội dung của “10p Sự kiện luận bàn”.

Phương Tây áp giá trần với dầu mỏ của Nga: Dễ hay khó? (01/07/2022)

Tại Hội nghị G7 vừa qua, các nước chính thức đưa ra thảo luận phương án áp giá trần với dầu mỏ của Nga. Hiểu nôm na, các nước có thể tiếp tục mua dầu Nga nhưng với giá rẻ, gần bằng giá thành sản xuất. Với cách làm này, phương Tây hy vọng có thể “một mũi tên bắn trúng hai đích”, vừa duy trì được nguồn cung dầu toàn cầu vừa hạn chế được nguồn thu của Moscow. Tuy nhiên giải pháp này có thực hiện được hay không và làm sao để thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Giải pháp nào cho vấn đề thiếu nhân lực khi ngành du lịch đang vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ?

Sau 2 năm vướng và đã vượt qua đại dịch Covid 19, giờ đây ngành du lịch nước ta đang quay trở lại, với những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Những con số biết nói đã được thống kê như: khách du lịch nội địa đạt khoảng 48,6 triệu lượt qua 5 tháng đầu năm, với tổng thu tổng ước đạt 211.000 tỉ đồng; khách quốc tế đến Việt Nam gấp 4,5 lần so cùng kỳ năm 2021. Sang đến tháng 6, tháng bắt đầu mùa du lịch, hình ảnh đông nghẹt du khách ở hầu khắp các địa phương có danh lam thắng cảnh đang khiến cả ngành kinh tế phấn khởi. Nhưng, ngay trong niềm hân hoan ấy, những người làm quản lý du lịch đang thường trực một lo lắng lớn, khi ngành đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực, và điều này có thể kéo lùi đà phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam.

Sáng kiến của G7 cạnh tranh thế nào với “Vành đai, con đường”? (Ngày 29/6/2022)

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển (gọi tắt là G7) diễn ra mới đây, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố sáng kiến “Đối tác về cơ sở hạ tầng toàn cầu” trị giá 600 tỉ USD trong 5 năm tới, nhằm giúp các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng chống lại biến đổi khí hậu. Dù không nhắc trực tiếp tới Trung Quốc, nhưng dư luận đều nhận định rằng sáng kiến mới của G7 nhằm tạo đối trọng với sáng kiến “Vành đai, con đường” của quốc gia này. Cần nhắc lại rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh năm ngoái, G7 cũng từng đưa ra sáng kiến “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (B3W). Vậy sáng kiến “Đối tác về cơ sở hạ tầng toàn cầu” có gì mới hơn và liệu có thể đối trọng với “Vành đai, Con đường”?

Nhiều cán bộ phường ở tp HCM nghỉ việc vì áp lực: phải chăng do chỉ tiêu biên chế cào bằng? (28/06/2022)

Một trong những thông tin đáng chú ý trong cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Nội vụ với lãnh đạo tp HCM vừa qua, là thành phố đang dôi dư tới hơn 5.700 công chức viên chức so với Trung ương giao. Thế nhưng một sự thật khác là nhiều đơn vị ở cơ sở, đặc biệt là các phường thuộc thành phố Thủ Đức lại đang kêu thiếu nhân lực; một số cán bộ công chức viên chức phải xin nghỉ việc vì quá tải và áp lực công việc quá lớn. Vì sao lại có nghịch lý đó? Chương trình 10 phút sklb hôm nay bàn luận nội dung này.

Siết chặt hoạt động kinh doanh người thân quan chức - Trung Quốc mạnh tay chống tham nhũng (27/06/2022)

Thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng tại Trung Quốc đã phơi bày những phương thức “lách luật” của các quan chức khi đăng ký tên tài sản hay đăng ký kinh doanh dưới tên người thân trong gia đình. Để đưa vào vòng kiểm soát những “vùng ngách” này, mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành quy chế mới nhằm siết chặt quản lý các hoạt động kinh doanh của vợ chồng, con cái các quan chức lãnh đạo. Phóng viên Bích Thuận - Thường trú Đài TNVN tại Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ làm rõ hơn quy định mới này!

Thái Lan kiểm soát đà tăng giá cả (22/6/2022)

Lạm phát tăng vọt, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng – đó là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Thái Lan cũng không phải ngoại lệ khi giá nhiên liệu, giá nhiều loại thực phẩm đã tăng từ 10 đến 50%, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân. Để kiểm soát đà tăng giá cả, Thái Lan vừa thông báo sẽ giữ nguyên giá 46 mặt hàng, bao gồm mì gói, dầu thực vật, đồ hộp và 5 loại dịch vụ thiết yếu cho đến cuối tháng 6 năm sau. Biện pháp này của Thái Lan nhằm bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội trước “cơn bão giá cả”, với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Điều gì khiến Châu Á chống chọi với lạm phát tốt hơn? (20/6/2022)

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gián đoạn chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu nhân công, và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá năng lượng và hàng hoá cơ bản tăng cao, khiến lạm phát không ngừng leo thang trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, các nước châu Á dường như đang chống chọi tốt hơn với lạm phát. Bằng chứng là tỉ lệ lạm phát ở 2 nền kinh tế lớn của khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn ở mức thấp so với Mỹ hay châu Âu. Các nền kinh tế này vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp, thậm chí có thể thấp hơn nữa. Lý giải về sự đối lập này cũng là nội dung của 10p Sự kiện luận bàn hôm nay với các phóng viên Đài TNVN tại Trung Quốc và Nhật Bản.

Định hình Hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam (17/6/2022)

Iran vừa vận chuyển chuyến hàng hóa đầu tiên từ Nga sang Ấn Độ qua Hành lang vận tải quốc tế Bắc – Nam. Đây là tuyến đường dài 7.200 km, gồm mạng lưới vận tải đa phương thức từ đường sắt, đường bộ, đường biển, kết nối từ Moscow, Nga tới Mumbai, Ấn Độ qua biển Caspi. Trong đó, cảng Chabahar của Iran trở thành điểm kết nối có vai trò trọng yếu. Cả Iran, Nga – hai quốc gia đầu tư chính đang kỳ vọng rất lớn vào tuyến vận tải mới này, thậm chí còn gọi đây là tuyến đường có thể thay thế kênh đào Suez trong vận tải hàng hóa quốc tế.

Đâu là dư địa để giá xăng dầu trong nước không tăng sốc? (16/06/2022)

Kính chào quý vị và các bạn! Từ đầu năm đến nay đã có 14 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó riêng mặt hàng xăng đã có 12 lần điều chỉnh tăng. Đâu là dư địa để giá xăng dầu trong nước không tăng sốc?, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát gắn với ổn định thị trường hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân? là chủ đề Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay.

Triển vọng chiến lược kiểm soát xe công vụ của chính phủ Lào (10/06/2022)

Dư luận Lào thời gian qua đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng ngân sách nhà nước cho việc mua sắm phương tiện công, trong bối cảnh nhiều xe công vụ xuất hiện ở những địa điểm không phù hợp, gây lãng phí ngân sách. Xuất phát từ thực tế này, chính phủ Lào mới đây đã triển khai việc dán nhãn lên các phương tiện công để tăng cường kiểm soát và nhận biết, thể hiện trách nhiệm giải trình cao hơn trước người dân. Góc nhìn của phóng viên Trần Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Lào về chiến lược này!

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: