Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vừa công bố kế hoạch sẽ tăng gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 3.000 tỷ dirham (khoảng 820 tỷ USD) vào năm 2031. Đáng chú ý, cùng xu hướng với các quốc gia khác trong khu vực, chiến lược đầy tham vọng này sẽ tập trung vào các sản phẩm phi dầu mỏ và thúc đẩy ngành du lịch, trong lộ trình từng bước tránh phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Góc nhìn của PV Ngọc Thạch - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông - Bắc Phi.
Sau một thời gian dài “siết chặt” việc cho vay của ngân hàng với các công ty bất động sản, mới đây Trung Quốc đã có động thái đảo ngược chính sách khi công bố một loạt biện pháp nhằm giải cứu thị trường bất động sản của nước này hiện đang rơi vào tình trạng suy giảm kỷ lục và cạn kiệt thanh khoản. Không giống như các bước đi nhỏ giọt trước đó, gói biện pháp mới bao gồm 16 điểm từ giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản mà các công ty phát triển bất động sản phải đối mặt, đến nới lỏng các yêu cầu thanh toán đối với người mua nhà trả góp. Liệu đây có phải “liều thuốc” giúp vực dậy lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc?
Thị trường xăng dầu đã trải qua hơn 2 tháng căng thẳng nguồn cung, chủ yếu đối với mặt hàng xăng phục vụ đi lại của người dân và các hoạt động vận tải, kinh doanh dịch vụ. Trong khi người dân khó mua xăng, phải xếp hàng dài để mua xăng chưa biết khi nào thị trường mới trở lại bình thường thì trên diễn đàn Quốc hội, việc quản lý xăng dầu đã lộ rõ nhiều bất cập, trong đó nổi lên câu chuyện trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu gửi các Bộ, ngành, địa phương, trong đó chỉ rõ: “Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ về công tác điều hành thị trường xăng dầu”.
“Nguồn cung xăng dầu: Liệu có còn căng thẳng?” là câu hỏi chung của người tiêu dùng, cũng là chủ đề của “Sự kiện bàn luận” hôm nay, với sự tham gia của phóng viên Nguyên Long - theo dõi chuyên sâu lĩnh vực Công Thương.
Dân số thế giới đã chính thức “cán mốc” 8 tỷ người vào ngày 15/11, với các quốc gia châu Á và châu Phi đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng này. Đáng chú ý, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong vòng vài tháng tới khi vẫn đang duy trì tỷ lệ sinh ở mức cao. Quy mô dân số lớn nhất thế giới được cho sẽ là cơ hội thúc đẩy kinh tế của Ấn Độ, hướng tới những mục tiêu cao hơn sau khi vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Dù vậy, dân số lớn cũng đặt ra cho Ấn Độ không ít thách thức về phát triển kinh tế - xã hội như cơ sở hạ tầng, giáo dục, bình đẳng giới…
Tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc lần thứ 14 đang diễn ra tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Công ty sản xuất máy bay COMAC đã “trình làng” dòng máy bay chở khách cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển C919. Với C919, Trung Quốc chính thức ghi tên mình vào danh sách ít ỏi những quốc gia có thể tự thiết kế và sản xuất máy bay trên thế giới, bởi thế, nhiều người gọi dòng máy bay này là “hiện thân của giấc mơ Trung Quốc”, hay như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói, C919 mang theo ý chí, giấc mơ của dân tộc, mang theo kỳ vọng của người dân Trung Quốc. Là “người đến sau” trong thị trường máy bay thương mại với những “người khổng lồ” như Airbus, Boeing, C919 có cơ hội thành công như thế nào?
Lần đầu tiên, các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã nhất trí đưa vào chương trình thảo luận chính thức về việc các nước giàu với mức phát thải cao có nên bồi thường cho các quốc gia nghèo hơn dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu hay không. Đây hiện là vấn đề gây tranh cãi nhất, hâm nóng các cuộc thảo luận trong kỳ họp năm nay. Cụ thể ý tưởng này là gì, liệu có thể đưa ra những giải pháp ngay trong đợt hội nghị lần này? Góc nhìn của PV Ngọc Thạch - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập.
“Tấn công mạng” có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất với sự lo ngại lớn tại Australia trong những tuần gần đây khi nhiều công ty lớn ở nước này trở thành nạn nhân của các vụ tấn công mạng. Một báo cáo thường niên mới nhất của Chính phủ Australia về mối đe dọa an ninh mạng cho thấy, cứ mỗi 7 phút thì có 1 báo cáo về tội phạm mạng. Australia sẽ đối phó ra sao với các cuộc tấn công mạng?
Chính phủ Australia cho biết đã quyết định tham gia Cam kết Mê-tan toàn cầu (GMP) - thỏa thuận nhằm cắt giảm ít nhất 30% lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2020. Là nước thải ra khí mê-tan nhiều thứ 11 trên thế giới, Australia đang nỗ lực các giải pháp để cùng chung tay với cộng đồng quốc tế nhằm làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu này của chính quyền Australia có dễ dàng triển khai?
Theo các chuyên gia kinh tế, đang có hiện tượng dịch chuyển toàn cầu trong đó một khối lượng lớn vàng miếng, vàng thỏi “chảy ồ ạt” ra khỏi các trung tâm tài chính phương Tây - khi các nhà đầu tư “đua nhau đi bán vàng”. Trong khi đó, khu vực châu Á lại đang tận dụng giá rẻ để mua vào các sản phẩm từ kim loại quý này. Ngoài yếu tố văn hóa khi người châu Á vẫn luôn coi vàng là hình thức tiết kiệm cơ bản và tích trữ bền vững, đâu là những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chuyển dịch quy mô lớn này?
Nhiều năm qua, Singapore, Anh hay Hàn Quốc đã triển khai các phương án thu phí tắc nghẽn hay phí vào nội đô, kết hợp đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao thông công cộng nhằm hạn chế lượng xe cộ vào các trung tâm thành phố, giảm ùn tắc và ô nhiễm không khí. Ghi nhận của PV Đài TNVN tại các nước.
Ngày 6/10 vừa qua, Bộ Chính trị khoá 8 đã chính thức ban hành Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước.
Cuộc trao đổi với phóng viên Đình Tuấn – thường trú khu vực Tây Nguyên trong chương trình10 phút Sự kiện & bàn luận này sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về những thuận lợi, khó khăn của các địa phương nơi đây, khi triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị.
Mặc dù còn khoảng 1 tháng nữa mới diễn ra World Cup 2022 song những người yêu thích thể thao đã đổ dồn sự chú ý tới Qatar- quốc gia chủ nhà tổ chức sự kiện này. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Trung Đông tổ chức World Cup và Qatar cũng là quốc gia chủ nhà có diện tích nhỏ nhất. Vì thế giải đấu bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh này còn là cơ hội cho các quốc gia trong khu vực thu hút lượng du khách khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới cũng như quảng bá hình ảnh du lịch khu vực Trung Đông..... Đây có thực sự là “cú huých” hồi sinh ngành du lịch cho khu vực Trung Đông sau thời gian ảm đảm vì Covid-19?
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc Đại hội lần thứ 20 vào ngày 16/10 tới. Đại hội sẽ đưa ra những chỉ dấu về hướng đi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thực hiện trong thời gian tới, đặc biệt là đối với các mục tiêu “phát triển chất lượng cao” và “thịnh vượng chung”. “Phát triển chất lượng cao” là quan điểm mới được đưa ra tại Đại hội 19. Trong bối cảnh kể từ cuối quý 2 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhiều lần lên tiếng về nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ giảm sút, Trung Quốc sẽ còn nhiều việc phải làm trong 5 năm tới và những năm tiếp theo để đạt được mục tiêu “phát triển chất lượng cao”. Thuận lợi và thách thức của Trung Quốc là gì?
“Nếu không có đối thoại giữa các hiệp hội, tổ chức và các nghiệp đoàn, châu Âu sẽ rơi vào hỗn loạn và thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực hữu” – đây là cảnh báo của Chủ tịch Liên minh công đoàn châu Âu trong bối cảnh các nghiệp đoàn châu Âu đã tổ chức biểu tình, yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) phải có hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng tại châu lục. Cho đến thời điểm này, vẫn còn rất nhiều bất đồng giữa các bên liên quan - chính phủ, người sử dụng lao động và chính người lao động trong việc ứng phó với mức lạm phát kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Vì thế, lời cảnh báo “châu Âu rơi vào hỗn loạn” hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực.