logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Croatia sắp gia nhập Eurozone: Cơ hội và thách thức! (03/06/2022)

Theo thông báo mới nhất từ Ủy ban châu Âu (EC) và Croatia, nước này đã đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết để gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) từ ngày 1/1/2023. Như vậy, Croatia sẽ trở thành thành viên thứ 20 của Eurozone sau gần 10 năm gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực Eurozone đang gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển như kỳ vọng , quyết tâm của Croatia gửi đi thông điệp gì? Góc nhìn của phóng viên Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại CH Séc theo dõi khu vực Trung và Đông Âu!

Thuốc lá - mối đe dọa môi trường sống của chúng ta (PS 31/05/2022)

Mỗi năm, 8 triệu người tử vong vì thuốc lá. Con số đó tại Việt Nam khoảng 40 nghìn người. Theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70 nghìn người một năm. Theo Bộ Y tế, Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Có tới một phần ba dân số phải chịu ảnh hưởng do hút thuốc lá thụ động. Nguy hiểm hơn, giới trẻ hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh chóng. Điều đáng nói, chúng ta đã có Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, chúng ta cũng thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, nhưng số người hút thuốc vẫn không giảm và con số tử vong do thuốc lá vẫn tăng cao. Điểm mấu chốt ở đây là gì và giải pháp nào cho vấn đề này?. Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi này.

“Nóng” cuộc cạnh tranh Trung Quốc – Australia ở Thái Bình Dương (27/5/2022)

Các quốc đảo Nam Thái Bình Dương đang trở thành tâm điểm trong các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc và Australia. Chuyến công du của Ngoại trưởng Trung Quốc tới một loạt đảo quốc Thái Bình Dương và lịch trình dày đặc các chuyến thăm sắp tới của chính quyền mới Australia tới các nước trong khu vực cho thấy khu vực này trở thành mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của Bắc Kinh và Canberra. Trước đó, các nước đều bắt đầu gia tăng sự hiện diện và ảnh hưởng của mình ở khu vực Nam TBD thông qua việc sử dụng các công cụ quyền lực mềm như ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân, hỗ trợ nước ngoài, thương mại và đầu tư toàn cầu.... Liệu những thỏa thuận mới có hình thành? Các nước Nam Thái Bình Dương có bị cuốn vào cuộc tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Australia?

Gỡ khó tiêu thụ trái cây mùa thu hoạch rộ (26/05/2022)

Trái cây đang vào chính vụ thu hoạch, nguồn cung ra thị trường đang tăng. Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có khoảng 1,2 triệu tấn trái cây cần tiêu thụ trong quý 2 này, trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Bộ. Trái cây nghịch vụ cũng chiếm tới hơn một nửa sản lượng, tuy nhiên hầu hết đều đang có dấu hiệu lặp lại điệp khúc "được mùa, mất giá". Năm nay khó khăn hơn khi Trung Quốc – thị trường tiêu thụ trọng điểm đang thực hiện chiến lược zero covid nên việc thông quan hàng hóa nói chung, trái cây nông sản nói riêng qua các cửa khẩu chưa thể bình thường. Vậy các địa phương làm gì để gỡ khó tiêu thụ trái cây mùa cao điểm?

Vấn đề an ninh lương thực hâm nóng Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Ngày 25/5/2022)

Sau hai năm gián đoạn, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã tổ chức trở lại tại thị trấn Davos, Thụy Sĩ. Ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thừa nhận, trong lịch sử 50 năm, chưa bao giờ Diễn đàn Kinh tế Thế giới phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu gai góc như hiện nay. Đó là khi thế giới phải nỗ lực để phục hồi sau đại dịch, vật lộn để kiềm chế tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu, ứng phó với những hậu quả của các biến động địa chính trị, nổi bật nhất là nguy cơ khủng hoảng lương thực trên toàn cầu với lời cảnh báo hoàn toàn có nguy cơ trở thành hiện thực: thế giới có thể hết lúa mì trong 10 tuần nữa. Vậy Diễn đàn Kinh tế thế giới đang tìm lời giải cho bài toán này như thế nào?

“Ngày thứ Năm không hẹn, không viết”, mô hình mới trong giải quyết thủ tục hành chính ở Bình Định (PS 24/05/2022)

Cải cách thủ tục để hướng tới nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả là nhiệm vụ được Chính phủ yêu cầu các bộ ngành và địa phương triển khai liên tục trong thời gian qua. Nhiều sáng kiến ở cấp cơ sở đã được triển khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Đáng chú ý, hơn 2 tháng qua, chính quyền xã miền núi An Tân, huyện An Lão, tỉnh Bình Định triển khai mô hình “Ngày thứ Năm không hẹn, không viết”. Đây là cách làm mới, giúp người dân giải quyết nhanh một số thủ tục hành chính. Trong 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay, chúng tôi trao đổi cùng phóng viên Đài TNVN thường trú tại miền Trung và chuyên gia Đỗ Thanh Huyền về cải cách hành chính để giúp quý vị hiểu rõ hơn hiệu quả và triển vọng của mô hình này.

Khủng hoảng thiếu sữa công thức gây sức ép với Tổng thống Mỹ Joe Biden (23/05/2022)

Nước Mỹ đang rơi vào một cơn khủng hoảng mà có lẽ khó có thể hình dung - khủng hoảng khan hiếm sữa bột công thức cho trẻ em. Để xoa dịu tình hình, Tổng thống Joe Biden mới đây đã phải công bố hàng loạt biện pháp khẩn cấp. Câu chuyện của những lon sữa bột không chỉ khiến các gia đình có con nhỏ tại Mỹ lao đao mà còn đang khiến cho chặng đường đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của ông Biden thêm phần trắc trở. Góc nhìn của phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

Kế hoạch tham vọng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga của EU (20/05/2022)

Nhằm tiến tới chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã công bố kế hoạch đầy tham vọng trị giá 210 tỷ euro, tạo đà cho quá trình chuyển đổi nhanh hơn sang sử dụng năng lượng xanh và sạch. Chiến lược này có gì đặc biệt, liệu có thể giúp Liên minh châu Âu đạt được mục tiêu khi phần lớn lượng khí đốt và dầu mỏ của khu vực này là nhập từ Nga?

Tp HCM thí điểm đánh giá tác động giao thông với công trình xây dựng: Siết cao ốc để cứu giao thông (19/05/2022)

Để chấm dứt tình trạng hạ tầng không theo kịp tốc độ xây dựng cao ốc, từ đầu tháng 5 này, UBND thành phố quy định các dự án xây dựng phải có phương án kết nối giao thông, tính toán nhu cầu đi lại phát sinh. Những công trình lớn phải bổ sung đánh giá tác động giao thông từ khi quy hoạch, lập dự án, để xác định quy mô đầu tư và đưa ra các biện pháp giảm tiêu cực... Đây không phải là lần đầu tp HCM thực hiện chủ trương này nhằm siết “xây cao ốc” để cứu hạ tầng giao thông. Vậy lần thực hiện này có gì mới và liệu có thực hiện được hay không? Phóng viên Đài TNVN thường trú tại TPHCM sẽ cùng bàn luận nội dung này:

Ấn Độ: từ mục tiêu “cứu đói thế giới” đến cấm xuất khẩu lúa mì (18/5/2022)

Nguồn cung lương thực toàn cầu đang không ngừng chao đảo và ngày càng trở nên thiếu ổn định. Sau khi Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ, mới đây nhất, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ đình chỉ việc xuất khẩu lúa mì ra nước ngoài. Các chuyên gia lo ngại lệnh cấm của quốc gia sản xuất lúa mì thứ hai thế giới sẽ sớm đẩy giá lương thực toàn cầu lên mức đỉnh mới. Đáng chú ý, quyết định bất ngờ của chính phủ Ấn Độ được đưa ra sau khi Thủ tướng N.Modi tuyên bố “Ấn Độ có thể cứu đói thế giới” sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine khiến nguồn cung lương thực bị gián đoạn.

Rút khỏi bảng xếp hạng quốc tế - xu hướng mới của giáo dục đại học Trung Quốc? (16/5/2022)

Đứng thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế vẫn được xem là một tiêu chí đáng tin cậy để đánh giá về uy tín và chất lượng đào tạo của các trường đại học trên thế giới. Những Havard, Cambridge, Oxford… là một số “thương hiệu” điển hình khi luôn đứng trong top các trường đại học tốt nhất thế giới, trở thành giấc mơ của rất nhiều sinh viên. Trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới, chúng ta cũng thấy xuất hiện những tên tuổi đình đám của Trung Quốc như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nam Kinh… Nhưng gần đây, một số trường ở Trung Quốc đã tuyên bố rút khỏi các bảng xếp hạng quốc tế, thậm chí đây còn được dự đoán sẽ trở thành xu hướng của giáo dục đại học Trung Quốc thời gian tới.

Dòng người từ Ukraine làm trầm trọng cuộc khủng hoảng nhà ở tại Thổ Nhĩ Kỳ (13/5/2022)

Mua được một căn hộ thực sự rất khó khăn, thậm chí được ví như “nhiệm vụ bất khả thi” – đó là tình cảnh của rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ khi giá nhà ở liên tục tăng phi mã trong vài năm trở lại đây. Tính trung bình cứ sau một năm, giá nhà ở lại tăng gấp đôi khiến cho mọi tính toán về tài chính để mua một căn hộ của người dân gần như không thể theo kịp. Trong khi đó, lượng khách nước ngoài mua nhà tăng vọt, nhất là những người Ucraina lánh nạn do tình hình chiến sự kéo dài càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhà ở tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Châu Âu định hình cải cách vì tương lai: Liệu có quá tham vọng? (11/5/2022)

Hội nghị tương lai châu Âu vừa kết thúc được xem như một “cuộc diễn tập” chưa từng có về sự cải cách tại Lục địa già. Tại hội nghị này, hàng loạt đề xuất gồm các mục tiêu cụ thể và hơn 320 biện pháp cho các tổ chức EU, vạch ra một tương lai cho EU trong một giai đoạn phát triển mới, trong đó không loại trừ cả việc sửa đổi các hiệp ước của EU. Vậy cụ thể, tương lai châu Âu sẽ được định hình như thế nào, mục tiêu ra sao và những đề xuất cải cách liệu có quá tham vọng?

Bệnh viện Trung ương Huế xác lập 2 kỷ lục mới với ca ghép tim xuyên Việt - thành tựu và vấn đề đặt ra về nguồn tạng hiến (PS 10/05/2022)

Ngành ghép tạng ở nước ta vừa ghi nhận một thành tựu quan trọng. Bệnh viện Trung ương Huế mới thực hiện thành công ca ghép tim từ người hiến tạng chết não với 2 kỷ lục: thời gian từ khi lấy tim đến khi tim đập lại ngắn nhất và thời gian mổ ngắn nhất. Những kỉ lục này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh số người chờ được hiến tạng ở nước ta ngày một nhiều? Làm sao để có thêm bệnh nhân được hưởng thành quả từ những tiến bộ vượt bậc này? Nội dung này sẽ được chúng tôi trao đổi trong chương trình 10 phút Sự kiện luận bàn với phóng viên Lê Hiếu - thường trú tại miền Trung và phóng viên Văn Hải - chuyên theo dõi mảng y tế của Ban Thời sự.

Đối mặt trừng phạt, tác động gì với giới tỷ phú Nga? (9/5/2022)

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) và các chính phủ Anh, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào giới tỷ phú Nga nhằm đóng băng những mạch máu của nền kinh tế nước này như các ngành công nghệ, quốc phòng, năng lượng và các tổ chức tài chính. Theo kế hoạch mang tên “tịch thu và đóng băng” EU sẽ hoạt động cùng với các nước G7 là Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh, Mỹ nhằm cắt Nga khỏi các mạch tài chính của thế giới. Sau hơn 2 tháng, những biện pháp này đang tác động ra sao đến giới tỷ phú Nga? Đâu là “điểm đến” cho giới nhà giàu Nga muốn tìm cách tránh ảnh hưởng của hàng loạt lệnh trừng phạt phương Tây?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: