logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xử lý các công trình xây dựng sai phép: Nhiều quốc gia dùng giải pháp mạnh (31/8/2022)

Thực trạng các công trình xây dựng sai phép diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tình trạng coi thường pháp luật này xuất phát từ sự bùng nổ của ngành kinh doanh bất động sản và đây lại là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Để giải quyết vấn đề này, gần đây nhiều nước có những biện pháp xử lý cứng rắn các công trình xây dựng trái phép. Việc Ấn Độ dùng thuốc nổ phá dỡ 2 tòa nhà cao tầng ở ngoại ô New Delhi mới đây là một trong những giải pháp như thế. Những cách xử lý mang tính răn đe như vậy được đánh giá ra sao?

Kinh nghiệm các nước phát triển đường sắt cao tốc (29/08/2022)

Trải qua gần 6 thập kỷ phát triển, đường sắt cao tốc trên thế giới đã trải qua một chặng đường khá dài. Từ năm 1964 khi các đoàn tàu Nhật Bản chạy băng băng trên tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên Tokaido Shinkansen nối Tokyo và Osaka, cho đến nay đã có khoảng 20 quốc gia sở hữu đường sắt cao tốc chuyên dụng. Chững lại trong giai đoạn đại dịch Covid-19, hiện nhiều nước đang trong lộ trình nối lại đầu tư và phát triển các tuyến đường sắt cao tốc mới. Kinh nghiệm các nước trong lĩnh vực này ra sao, 10 phút Sự kiện luận bàn sẽ thông tin cùng quí vị qua góc nhìn của các PV Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu.

Gói viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ cho Ukraine báo hiệu cuộc chiến sẽ kéo dài? (26/08/2022)

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đánh dấu ngày quốc khánh của Ukraine và tròn 6 tháng Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng này bằng khoản viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay cho Ukraine trị giá gần 3 tỷ USD. Với các hạng mục hỗ trợ cho trung và dài hạn, dường như Mỹ đang có sự thay đổi chính sách đối với cuộc xung đột tại Ukraine, có thể báo hiệu sự sẵn sàng hỗ trợ cho một cuộc chiến kéo dài.

Địa phương đầu tiên cấm xe xăng: Trung Quốc hiện thực hóa giấc mơ xe điện như thế nào? (24/8/2022)

Theo sau các nước như Anh, Pháp, Trung Quốc đang tăng tốc trong tiến trình chuyển đổi sang xe điện. Tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc đã trở thành địa phương đầu tiên ở nước này cấm xe chạy bằng xăng vào năm 2030, theo “Phương án thực hiện đạt đỉnh các-bon” vừa được chính quyền tỉnh này công bố ngày 22/8. Đây có thể xem là mô hình thí điểm trong lộ trình của Trung Quốc loại bỏ xe chạy bằng động cơ đốt trong trong một vài thập kỷ tới, tiến tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm nhập khẩu xăng dầu và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chuyển đổi sâu rộng đối với ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc... Bên cạnh đó, mục tiêu cấm xe xăng trong tương lai gần cũng nhiều chông gai ngay cả ở các thị trường đã phát triển. Trung Quốc đang hiện thực hóa mục tiêu này ra sao?

Kỳ vọng gì ở chương trình "Thị thực vàng" của Thái Lan? (Ngày 22/8/2022)

Thái Lan đang chuẩn bị cho một chương trình thị thực mới có giá trị lên tới 10 năm thu hút thêm nhiều chuyên gia nước ngoài tới Thái Lan làm việc – còn gọi là chương trình “thị thực vàng”. Nhóm đối tượng mà Chính phủ Thái Lan hướng tới là những người nước ngoài giàu có, chủ yếu là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số với kỳ vọng kế hoạch này sẽ mang lại khoảng 26 tỷ euro cho nền kinh tế đất nước trong thập kỷ tới. Dù vậy, thu hút những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số hiện cũng là vấn đề đang được nhiều quốc gia khác quan tâm. Vậy Thái Lan có thể mạnh gì để có thể đặt kỳ vọng lớn như vậy vào chương trình “thị thực Vàng”.

Khủng hoảng lương thực nghiêm trọng tại Afganistan (Ngày 19/8/2022)

43% dân số Afganistan chỉ có một bữa ăn mỗi ngày, hơn 50% dân số phải sống phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo, 90% số người được khảo sát cho biết mối quan tâm hàng đầu hiện nay là lương thực, hơn 70% số hộ gia đình không thể lo đủ các nhu cầu cơ bản - những con số này phản ánh rõ nét tình trạng nghèo đói, suy dinh dưỡng đang ngày càng nghiêm trọng tại quốc gia Nam Á này. Cuộc khủng hoảng lương thực trên phạm vi toàn cầu đang đặt ra thách thức cho nhiều quốc gia trên thế, nhất là các quốc gia thu nhập thấp và kém phát triển. Nhưng tại sao tình hình tại Afganistan lại nghiêm trọng hơn như vậy? Chương trình 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay sẽ lý giải vấn đề này.

Khủng hoảng thiếu giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (PS 18/08/2022)

Năm học 2022 - 2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng đồng loạt ở các khối lớp 3, lớp 7 và lớp 10! Ngày khai giảng cũng không còn bao xa nhưng còn đó ngổn ngang những thách thức cho hầu hết các địa phương, trong đó nổi cộm là tình trạng thiếu giáo viên những môn như tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật. Thậm chí, có địa phương phải tính đến việc 'biệt phái' giáo viên tiếng Anh, tin học bậc Trung học cơ sở tham gia dạy tiểu học! Thực trạng đáng báo động vừa nêu có nguyên nhân từ đâu? Làm sao để các địa phương thể thích ứng trong bối cảnh hiện nay, đảm bảo quyền học tập của học sinh? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay với sự tham gia của PV Khắc Kiên – cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc và Nguyễn Thảo - cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên.

Kinh nghiệm các nước cải tạo giống, chuyển đổi cây trồng đảm bảo an ninh lương thực (17/08/2022)

Trong bối cảnh nguồn cung lương thực toàn cầu đang khủng hoảng do các lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc của các nước, cộng thêm tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các nước đang thúc đẩy các chiến lược chuyển đổi để thích ứng; tích cực tìm tòi, phát triển các giống cây trồng mới cho phù hợp. Kinh nghiệm của các nước có gì đáng chú ý? Góc nhìn của PV Ngọc Thạch - Thường trú tại Ai Cập và PV Phạm Hà - Thường trú tại Indonesia.

Gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động - Quyết tâm giải ngân trong tháng 8/2022 (16/8/2022)

Từ ngày 1/4, gói 6 nghìn 600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân từ ngân sách Nhà nước bắt đầu được triển khai. Dự kiến, sẽ có khoảng 3 triệu 400 nghìn người sẽ được thụ hưởng chính sách này. Thế nhưng, đến thời điểm này số lao động nhận được hỗ trợ là rất ít. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu quyết tâm giải ngân trong tháng 8, không để kéo dài sang tháng 9/2022. Giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ này?

Kinh nghiệm các nước trong việc kiểm soát và quản lý mạng xã hội (15/8/2022)

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, mạng xã hội xuyên quốc gia như Facebook, Twitter, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Nhưng chưa bao giờ môi trường ảo lại nhiều tác động tiêu cực như hiện nay. Tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật, các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, kích động bạo lực trên Internet, mạng xã hội đang diễn biến rất phức tạp. Nhận thức rõ những nguy cơ mà mạng xã hội gây ra đối với an ninh quốc gia, nhiều nước trên thế giới cũng đã triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát tốt hơn những thông tin được phép đăng tải trên mạng xã hội và hạn chế tối đa sự lan tràn, phát tán những thông tin giả mạo và độc hại.

Lào nỗ lực kiểm soát lạm phát (14/8/2022)

Do những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa nâng mức dự báo lạm phát của khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 từ mức 3,7% lên 4,7%. Trong đó, Lào là một trong những quốc gia ghi nhận mức lạm phát ở khu vực với tỷ lệ lạm phát liên tiếp trong 3 tháng gần đây đều ở mức trên 20%. Trước tình hình này, chính phủ Lào mới đây đã cam kết sẽ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để hạn chế sự mất giá của đồng tiền Kíp, ổn định kinh tế vĩ mô và từng bước phục hồi kinh tế.

Lào nỗ lực kiểm soát lạm phát (14/8/2022)

Do những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa nâng mức dự báo lạm phát của khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 từ mức 3,7% lên 4,7%. Trong đó, Lào là một trong những quốc gia ghi nhận mức lạm phát ở khu vực với tỷ lệ lạm phát liên tiếp trong 3 tháng gần đây đều ở mức trên 20%. Trước tình hình này, chính phủ Lào mới đây đã cam kết sẽ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để hạn chế sự mất giá của đồng tiền Kíp, ổn định kinh tế vĩ mô và từng bước phục hồi kinh tế.

Làm gì để giữ chân y bác sĩ trong hệ thống bệnh viện công nhìn từ tỉnh Bình Dương

Một thực trạng rất đáng lo ngại hiện nay, đó là số lượng nhân viên y tế nghỉ việc đang tăng cao. “Làn sóng” này ngày càng gia tăng sau thời gian dài ngành y tế căng mình trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19. Thực trạng này rất đáng lo ngại vì đã tạo nên những “khoảng trống”, “đứt gãy” quá trình vận hành tại các cơ sở y tế công lập. Sớm thay đổi tư duy trong quản lý, vận hành hệ thống y tế; tạo cơ chế để tăng thu nhập cho nhân viên y tế để các y bác sĩ gắn bó với các cơ sở y tế công lập. Nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, tỉnh Bình Dương bắt đầu triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 05/2019 của HĐND tỉnh Bình Dương, trong đó hỗ trợ kinh phí 1 lần cho y bác sĩ tới địa phương gần 1 nửa ty đồng cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác.

Triển vọng trở thành thành viên khu vực Schengen của Rumani (08/08/2022)

Sau hơn một thập kỷ chờ đợi, Thủ tướng Rumani Nicolae Ciuca mới đây bày tỏ hy vọng nước này sẽ sớm gia nhập khu vực Schengen của Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm nay. Đây là niềm kỳ vọng lớn của Rumani và là cơ hội để tăng sức hấp dẫn của nước này đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy Rumani đã phải vượt qua những rào cản gì để được EU chấp nhận? Trong bối cảnh cả EU và khu vực Schengen thực tế không còn quá hấp dẫn như trước với nhiều vấn đề khủng hoảng nội bộ, liệu kỳ vọng của Rumani có trở thành hiện thực? 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay sẽ góp thêm một góc nhìn với PV Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại Séc theo dõi khu vực Đông Âu.

Cái chết của trùm khủng bố Ayman al-Zawahiri báo hiệu tương lai nào cho Al Qaeda?

Sau thời gian dài truy lùng, chính phủ Mỹ mới đây xác nhận đã tiêu diệt tên Ayman al-Zawahiri , một trong những kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 và là thủ lĩnh kế thừa trùm khủng bố Osama bin Laden. Sự kiện được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố mà nước Mỹ đang theo đuổi. Tuy nhiên theo giới quan sát, chắc chắn Al Qaeda sẽ lại sớm có một thủ lĩnh mới và thậm chí sẽ dấy lên một làn sóng khủng bố nhằm trả đũa động thái của Mỹ. Tình thế còn phức tạp hơn khi chính quyền Taliban tại Afghanistan hiện nay bị cáo buộc đang biến nước này trở thành căn cứ của khủng bố. Vậy tương lai nào cho Al Qaeda nói riêng, chủ nghĩa khủng bố nói chung và cuộc chiến chống lại “bóng ma chết chóc” này?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: