logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Minh bạch trong sản xuất - yêu cầu sống còn trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm sầu riêng và nông sản chính ngạch ( 15/9/2022)

Sau nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng, con đường chính ngạch cho xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đã được khai thông. Dự kiến ngày 17/9 tới, lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu theo diện chính ngạch sẽ rời thị trường Đắc Lắc- vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước để thâm nhập thị trường Trung Quốc. Đây là tin mừng vì khoảng cách giữa sản xuất và thị trường được rút ngắn, nhưng cũng là thử thách bởi những đòi hỏi về tính minh bạch từ canh tác, thu hái, vệ sinh kiểm dịch đến dán nhãn sản phẩm. Nghĩa là Việt Nam phải sẵn sàng một quy trình quản lý chất lượng sầu riêng, để đảm bảo rằng chất lượng đồng đều trong tất cả các lô hàng xuất khẩu. Phóng viên VOV1 bàn luận cùng phóng viên Dương Đình Tuấn - VOV Tây Nguyên về vấn đề "Minh bạch trong sản xuất - yêu cầu sống còn trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm sầu riêng và nông sản chính ngạch"

Du lịch y tế châu Á bùng nổ – cú huých cho đà phục hồi sau đại dịch (14/9/2022)

Sức khỏe và du lịch là hai trong số các tiêu chuẩn đánh giá mức sống của người dân một quốc gia. Đây cũng là hai khía cạnh ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Vì thế, những năm gần đây, mô hình “du lịch y tế” đã ra đời và trở thành một ngành dịch vụ đầy tiềm năng. Các yếu tố giúp du lịch y tế trở nên phát triển mạnh mẽ là đi lại quốc tế trở nên dễ dàng và tốn ít chi phí hơn cũng như sự cải thiện trong công nghệ lẫn tiêu chuẩn chăm sóc y tế ở nhiều nước đang phát triển. Tại Châu Á, du lịch y tế đang mở rộng nhanh chóng và ngày càng được chú trọng sau khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát. Một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia… đang là điểm đến du lịch y tế của lượng lớn du khách Mỹ và các nước Châu Âu. Chúng ta cùng tìm hiểu xem một số quốc gia châu Á thúc đẩy các chiến lược phát triển ngành dịch vụ du lịch y tế như thế nào với các phóng viên Đài Tiếng nói VN tại một số địa bàn.

Nước Anh bước vào triều đại Charles III (Ngày 12/9/2022)

Thời khắc Nữ hoàng Elizabeth 2 qua đời cũng là lúc Thái tử Charles trở thành nhà vua mới của nước Anh. Trên cương vị người đứng đầu chế độ quân chủ Anh, ông đã chọn lấy tên là Vua Charles 3. Sau lễ tấn phong do Hội đồng Đăng cơ tổ chức vào cuối tuần qua tại điện St. James, London, nước Anh đã chính thức bước sang triều đại mới với rất nhiều thay đổi rõ rệt. Giờ đây, các thành viên Hoàng gia sẽ quy tụ quanh tân vương Charles 3, mang theo những trọng trách và nghĩa vụ mới, đi kèm những thách thức mà họ chưa từng đối mặt.

Thành tích đáng tự hào của nền kinh tế Ấn Độ (Ngày 9/9/2022)

Theo số liệu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố mới đây, Ấn Độ đã vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, xếp sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Các chuyên gia trước đây từng dự báo rằng nền kinh tế Ấn Độ sớm muộn sẽ vượt qua quy mô của nền kinh tế Anh, nhưng việc Ấn Độ đạt được thành tích này trong năm nay được đánh giá là “thành tích kỳ diệu”. Với sức mạnh nội tại của nền kinh tế, Ấn Độ còn đang rất lạc quan với mục tiêu vượt qua cả Đức và Nhật Bản để sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Australia nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng (7/9/2022)

Tình trạng thiếu lao động đang phổ biến ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực phục hồi kinh tế - xã hội trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19. Với Australia, cuộc khủng hoảng nhân lực nghiêm trọng đang diễn ra khiến chính quyền nước này phải gấp rút triển khai các giải pháp để giải quyết tình trạng này. Góc nhìn từ phóng viên Việt Nga - Thường trú Đài TNVN tại Australia.

Phạt nguội người vi phạm hút thuốc lá tại điểm cấm (06/09/2022)

Hơn 3 năm cơ quan chức năng mới chỉ xử phạt được gần 380 trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá. Để đẩy mạnh thực thi luật phòng chống tác hại của thuốc lá, cơ quan quản lý tính tới việc xử phạt nguội người vi phạm. Vậy liệu hình thức xử phạt mới này có tăng tính răn đe người vi phạm và cách thức nào để triển khai hiệu quả? Nội dung có trong Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn:

Triển vọng hệ thống thanh toán chung ASEAN (5/9/2022)

Với quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, những hoạt động như mua bán hay thanh toán xuyên biên giới giờ đã diễn ra dễ dàng hơn. Tương lai khu vực ASEAN có một hệ thống thanh toán chung cũng không phải điều gì quá xa vời. Indonesia đang cùng 4 quốc gia khác trong khu vực là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines phát triển dịch vụ liên kết thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR dựa trên hệ thống mã QR tiêu chuẩn (QRIS) của Indonesia và một số khuôn khổ thanh toán khác. Quá trình này đang diễn ra như thế nào, liệu triển vọng hệ thống thanh toán chung ASEAN có sớm thành hiện thực?

Vấn đề khơi sức dân để lo cho dân nhìn từ cuộc vận động hiến đất mở hẻm ở TPHCM (PS 01/09/2022)

77 năm đã trôi qua nhưng mỗi dịp Quốc khánh 2/9, trong mỗi chúng ta lại dâng trào cảm xúc về cuộc cách mạng tháng Tám lịch sử, một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Tự hào về quá khứ, lại thấy bài học về lòng dân, sức dân từ cuộc cách mạng ấy vẫn nóng hổi và chưa bao giờ cũ trong thời cuộc hôm nay. Có rất nhiều ví dụ điển hình để minh chứng cho nhận định này. Đó là cuộc vận động nhân dân cả nước tham gia vào Tuần lễ Vàng và xây dựng Quỹ Độc lập không chỉ giúp chính phủ cách mạng non trẻ vượt qua những thiếu thốn về tài chính mà còn là minh chứng rõ nét cho sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân, Sức mạnh đó đã được phát huy trong suốt 77 năm qua, làm nên những kỳ tích trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Và trong những năm gần đây, những câu chuyện người dân sẵn sàng hiến đất làm đường, xây trường học ngày càng được lan tỏa và tạo thành sức mạnh, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Trong 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Hà Khánh – thường trú Đài TNVN tại TPHCM về cuộc vận động hiến đất mở hẻm được triển khai 20 năm qua!

Artemis - Sứ mệnh cho tương lai (Ngày 2/9/2022)

Sau khi hoãn việc phóng tàu thăm dò Mặt Trăng hôm thứ Hai đầu tuần, NASA mới đây thông báo thời điểm phóng thử lại tàu thăm dò Mặt Trăng vào ngày mai (theo giờ Mỹ). Vụ phóng thử này được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm, là một bước tiến quan trọng của Dự án Artemis của NASA nhằm đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm 2025. Hơn 50 năm sau chương trình Apollo từng đưa nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong lên Mặt Trăng hồi năm 1969, Artemis là sứ mệnh không gian thế hệ mới so với Apollo, mở ra kỷ nguyên mới về khoa học liên hành tinh, mang lại lợi ích cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực, kể cả tính toán cho sự sống lâu dài trên Mặt Trăng.

Giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững trong bối cảnh nhiều thách thức nhìn từ tỉnh Đắc Nông (30/08/2022)

Với nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương cùng các tổ chức chính trị - xã hội, số hộ nghèo cả nước liên tục giảm trong những năm qua. Cả nước hiện có khoảng hơn 16% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu. Mục tiêu mà Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đặt ra là mỗi năm sẽ giảm thêm từ 1-15% hộ nghèo
Tuy nhiên, Đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hóa, già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với người nghèo trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, đào tạo kỹ năng nghề, tìm kiếm việc làm, sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập
Giải pháp nào đạt mục tiêu đề ra, chương trình 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay nêu bài học từ Đắc Nông – địa phương đứng đầu khu vực Tây Nguyên và là một trong 10 tỉnh giảm nghèo nhanh nhất cả nước.

Xử lý các công trình xây dựng sai phép: Nhiều quốc gia dùng giải pháp mạnh (31/8/2022)

Thực trạng các công trình xây dựng sai phép diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tình trạng coi thường pháp luật này xuất phát từ sự bùng nổ của ngành kinh doanh bất động sản và đây lại là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Để giải quyết vấn đề này, gần đây nhiều nước có những biện pháp xử lý cứng rắn các công trình xây dựng trái phép. Việc Ấn Độ dùng thuốc nổ phá dỡ 2 tòa nhà cao tầng ở ngoại ô New Delhi mới đây là một trong những giải pháp như thế. Những cách xử lý mang tính răn đe như vậy được đánh giá ra sao?

Kinh nghiệm các nước phát triển đường sắt cao tốc (29/08/2022)

Trải qua gần 6 thập kỷ phát triển, đường sắt cao tốc trên thế giới đã trải qua một chặng đường khá dài. Từ năm 1964 khi các đoàn tàu Nhật Bản chạy băng băng trên tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên Tokaido Shinkansen nối Tokyo và Osaka, cho đến nay đã có khoảng 20 quốc gia sở hữu đường sắt cao tốc chuyên dụng. Chững lại trong giai đoạn đại dịch Covid-19, hiện nhiều nước đang trong lộ trình nối lại đầu tư và phát triển các tuyến đường sắt cao tốc mới. Kinh nghiệm các nước trong lĩnh vực này ra sao, 10 phút Sự kiện luận bàn sẽ thông tin cùng quí vị qua góc nhìn của các PV Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu.

Gói viện trợ quân sự lớn nhất của Mỹ cho Ukraine báo hiệu cuộc chiến sẽ kéo dài? (26/08/2022)

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đánh dấu ngày quốc khánh của Ukraine và tròn 6 tháng Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng này bằng khoản viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay cho Ukraine trị giá gần 3 tỷ USD. Với các hạng mục hỗ trợ cho trung và dài hạn, dường như Mỹ đang có sự thay đổi chính sách đối với cuộc xung đột tại Ukraine, có thể báo hiệu sự sẵn sàng hỗ trợ cho một cuộc chiến kéo dài.

Địa phương đầu tiên cấm xe xăng: Trung Quốc hiện thực hóa giấc mơ xe điện như thế nào? (24/8/2022)

Theo sau các nước như Anh, Pháp, Trung Quốc đang tăng tốc trong tiến trình chuyển đổi sang xe điện. Tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc đã trở thành địa phương đầu tiên ở nước này cấm xe chạy bằng xăng vào năm 2030, theo “Phương án thực hiện đạt đỉnh các-bon” vừa được chính quyền tỉnh này công bố ngày 22/8. Đây có thể xem là mô hình thí điểm trong lộ trình của Trung Quốc loại bỏ xe chạy bằng động cơ đốt trong trong một vài thập kỷ tới, tiến tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm nhập khẩu xăng dầu và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chuyển đổi sâu rộng đối với ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc... Bên cạnh đó, mục tiêu cấm xe xăng trong tương lai gần cũng nhiều chông gai ngay cả ở các thị trường đã phát triển. Trung Quốc đang hiện thực hóa mục tiêu này ra sao?

Kỳ vọng gì ở chương trình "Thị thực vàng" của Thái Lan? (Ngày 22/8/2022)

Thái Lan đang chuẩn bị cho một chương trình thị thực mới có giá trị lên tới 10 năm thu hút thêm nhiều chuyên gia nước ngoài tới Thái Lan làm việc – còn gọi là chương trình “thị thực vàng”. Nhóm đối tượng mà Chính phủ Thái Lan hướng tới là những người nước ngoài giàu có, chủ yếu là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số với kỳ vọng kế hoạch này sẽ mang lại khoảng 26 tỷ euro cho nền kinh tế đất nước trong thập kỷ tới. Dù vậy, thu hút những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số hiện cũng là vấn đề đang được nhiều quốc gia khác quan tâm. Vậy Thái Lan có thể mạnh gì để có thể đặt kỳ vọng lớn như vậy vào chương trình “thị thực Vàng”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: