logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Kinh nghiệm thu phí tắc nghẽn, phí vào nội đô của các nước (21/10/2022)

Nhiều năm qua, Singapore, Anh hay Hàn Quốc đã triển khai các phương án thu phí tắc nghẽn hay phí vào nội đô, kết hợp đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao thông công cộng nhằm hạn chế lượng xe cộ vào các trung tâm thành phố, giảm ùn tắc và ô nhiễm không khí. Ghi nhận của PV Đài TNVN tại các nước.

Những vấn đề đặt ra trong thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị tại vùng Tây Nguyên.

Ngày 6/10 vừa qua, Bộ Chính trị khoá 8 đã chính thức ban hành Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước. Cuộc trao đổi với phóng viên Đình Tuấn – thường trú khu vực Tây Nguyên trong chương trình10 phút Sự kiện & bàn luận này sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về những thuận lợi, khó khăn của các địa phương nơi đây, khi triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị.

World Cup 2022 – cú huých “hồi sinh” du lịch khu vực Trung Đông? (17/10/2022)

Mặc dù còn khoảng 1 tháng nữa mới diễn ra World Cup 2022 song những người yêu thích thể thao đã đổ dồn sự chú ý tới Qatar- quốc gia chủ nhà tổ chức sự kiện này. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Trung Đông tổ chức World Cup và Qatar cũng là quốc gia chủ nhà có diện tích nhỏ nhất. Vì thế giải đấu bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh này còn là cơ hội cho các quốc gia trong khu vực thu hút lượng du khách khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới cũng như quảng bá hình ảnh du lịch khu vực Trung Đông..... Đây có thực sự là “cú huých” hồi sinh ngành du lịch cho khu vực Trung Đông sau thời gian ảm đảm vì Covid-19?

Trung Quốc trong nỗ lực đạt mục tiêu “phát triển chất lượng cao” (14/10/2022)

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc Đại hội lần thứ 20 vào ngày 16/10 tới. Đại hội sẽ đưa ra những chỉ dấu về hướng đi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thực hiện trong thời gian tới, đặc biệt là đối với các mục tiêu “phát triển chất lượng cao” và “thịnh vượng chung”. “Phát triển chất lượng cao” là quan điểm mới được đưa ra tại Đại hội 19. Trong bối cảnh kể từ cuối quý 2 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhiều lần lên tiếng về nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ giảm sút, Trung Quốc sẽ còn nhiều việc phải làm trong 5 năm tới và những năm tiếp theo để đạt được mục tiêu “phát triển chất lượng cao”. Thuận lợi và thách thức của Trung Quốc là gì?

Lạm phát kỷ lục, các nghiệp đoàn châu Âu kêu gọi hành động khẩn cấp (10/10/2022)

“Nếu không có đối thoại giữa các hiệp hội, tổ chức và các nghiệp đoàn, châu Âu sẽ rơi vào hỗn loạn và thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực hữu” – đây là cảnh báo của Chủ tịch Liên minh công đoàn châu Âu trong bối cảnh các nghiệp đoàn châu Âu đã tổ chức biểu tình, yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) phải có hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng tại châu lục. Cho đến thời điểm này, vẫn còn rất nhiều bất đồng giữa các bên liên quan - chính phủ, người sử dụng lao động và chính người lao động trong việc ứng phó với mức lạm phát kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Vì thế, lời cảnh báo “châu Âu rơi vào hỗn loạn” hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực.

Trung Quốc đẩy mạnh chống tham nhũng (Ngày 05/10/2022)

Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã có tổng cộng gần 30 quan chức cấp cao phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật - một con số cao kỷ lục so với những năm gần đây. Việc gia tăng các hoạt động phòng, chống tham nhũng cho thấy quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc trấn áp tham nhũng và xây dựng một môi trường chính trị trong sạch. Việc mạnh tay loại bỏ các quan chức tham nhũng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng cũng chuyển tài thông điệp của Trung Quốc về sự nghiêm ngặt trong lựa chọn nhân sự, để những người được đề bạt vào các vị trí quan trọng phải là những người thực sự xuất sắc.

Nóng cuộc đua kiềm chế lạm phát toàn cầu (03/10/2022)

Chưa bao giờ, “cơn bão lạm phát” lại càn quét với tốc độ nhanh và mạnh trên phạm vi rộng lớn như hiện nay. Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm, lạm phát tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 vừa qua cũng đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới - tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nước châu Á cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng rộng khắp này. Trước thực trạng hiện nay, các nước đều đang tăng tốc để ứng phó lạm phát, tránh các kịch bản đứt gãy hoặc sụp đổ các nền kinh tế.

Cứu cả thế giới khỏi nạn đói - Ấn Độ "lực bất tòng tâm"? (Ngày 30/9/2022)

Sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc hồi tháng 5 và tiếp tục ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo từ đầu tháng 9, nhiều quốc gia đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc hành động của Ấn Độ có thể đẩy thế giới vào một giai đoạn khủng hoảng lương thực mới. Nhiều người cũng nhắc lại lời cam kết của Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi khi cuộc xung đột Nga – Ukraine mới nổ ra, rằng Ấn Độ với năng lực sản xuất của mình sẽ bù đắp lượng thiếu hụt lương thực trên thị trường thế giới. Vậy vì sao chỉ sau một thời gian ngắn, Ấn Độ đã phải “buông tay” trong thực hiện lời hứa của mình, liệu đó là một tính toán chiến lược hay đơn giản là Ấn Độ rơi vào thế khó không thể xoay xở?

Hội An bảo vệ các di tích, di sản trong mùa mưa bão (PS 29/09/2022)

Ảnh hưởng của cơn bão số 4, mưa lớn đã khiến một số tuyến đường Thành phố Hội an chìm trong biển nước. Đô thị cổ Hội An đang đối mặt với thách thức: Nhiều di sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị phá huỷ khi mưa lũ diễn biến nghiêm trọng. Làm gì để bảo vệ đô thị cổ trước thách thức thảm họa của thời tiết, thiên tai là nội dung của 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay.

Sôi động cuộc đua thu hút lao động lành nghề tại châu Á-Thái Bình Dương (28/09/2022)

Trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với tình cảnh thiếu hụt lao động trầm trọng, tỷ lệ sinh sụt giảm và tốc độ già hóa ngày càng nhanh chóng, cuộc cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài, những lao động có tay nghề cao đang nóng lên hàng ngày, hàng giờ.

Vì sao Nhật Bản chưa thay thế máy fax, đĩa mềm? (23/9/2022)

Nhật Bản là quốc gia phát triển hàng đầu về công nghệ và tự động hóa, từ sản xuất xe hơi cho đến công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đại nhất. Thế nhưng, điều kỳ lạ là những công nghệ cũ hơn như máy fax, đĩa mềm...vẫn tồn tại trong đời sống và nền hành chính công của “đất nước mặt trời mọc”. Thậm chí, năm 2018, Bộ trưởng An ninh mạng Yoshitaka Sakurada từng gây sốc khi thừa nhận ông chưa bao giờ sử dụng máy tính. Năm 2019, nước này cũng mới đóng cửa dịch vụ tin nhắn bằng máy nhắn tin.....Lý do nào khiến người Nhật vẫn “lưu luyến” những công nghệ cũ?

Chuyến bay lịch sử của Nga và Mỹ lên ISS (Ngày 21/9/2022)

Hôm nay, sự chú ý của dư luận quốc tế đang đổ dồn về sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan để chứng kiến chuyến bay đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Kể từ khi trạm ISS được đưa lên không gian hồi năm 1998, việc đưa các phi hành gia lên làm việc, nghiên cứu tại ISS là nhiệm vụ thường xuyên. Nhưng đây là lần đầu tiên các phi hành gia của Nga và Mỹ được đưa lên ISS trong cùng một chuyến bay. Trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Nga và Mỹ đang xấu đi nhanh chóng, chuyến bay này được đánh giá là lịch sử khi chứng minh những giá trị của khoa học, giá trị của tri thức có thể vượt qua những rào cản về chính trị như thế nào.

Giải pháp nào ngăn chặn lao động bỏ trốn khi đi xuất khẩu ( 20/09/2022)

55 lao động tại Quảng Bình đã bị phía Hàn Quốc từ chối cấp thị thực đợt 2 trong chương trình tuyển dụng lao động thời vụ. Nguyên nhân do trước đó hàng chục lao động đợt 1 được phía Hàn Quốc tuyển dụng đầu năm nay đã bỏ trốn, không làm theo thỏa thuận hợp đồng lao động. Tình trạng lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc đang gây khó khăn cho việc duy trì chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc của tỉnh Quảng Bình cũng như các địa phương khác.

Triển vọng trở thành trung tâm hậu cần quan trọng tại khu vực ASEAN của Thái Lan (19/09/2022)

Mới đây, tại cuộc họp Nhóm công tác trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại thủ đô Bangkok, Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksayam tuyên bố, Thái Lan đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm hậu cần quan trọng, bao phủ các lĩnh vực vận tải đường bộ, đường không và đường biển tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể tham vọng này của Thái Lan như thế nào? Góc nhìn từ phóng viên Ngọc Diệp - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan.

Chấm dứt đại dịch COVID-19: Cơ hội trong tầm tay! (16/09/2022)

Trong tuyên bố mới nhất, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus nhận định, thế giới đang ở thời điểm thuận lợi nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19. Sau hơn 2 năm kể từ ngày 11/3/2020 khi WHO chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, nhiều điều đã thay đổi. Dù cho rằng sẽ vẫn còn những làn sóng lây nhiễm trong tương lai nhưng giới chức y tế khẳng định, thế giới đã có trong tay những công cụ hiệu quả như vaccine và thuốc chữa để ngăn biến chứng nặng. Nhiều nước cũng đang đẩy nhanh kế hoạch coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Liệu triển vọng chấm dứt đại dịch COVID-19 có sớm thành hiện thực như tuyên bố của người đứng đầu WHO?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: